Giải bài 154, 155, 156 trang 99 SBT Toán 8 tập 1

0
84
Rate this post

Giải bài tập trang 99 bài 12 hình vuông Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 154: Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK + CE = BE….

Câu 154 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD, điểm E thuộc cạnh CD. Tia phân giác của góc ABE cắt AD ở K. Chứng minh rằng AK + CE = BE.

Giải:                                                                    

Bạn đang xem: Giải bài 154, 155, 156 trang 99 SBT Toán 8 tập 1

Trên tia đối tia CD lấy điểm M sao cho CM = AK

Ta có: AK + CE = CM + CE = EM (*)

Xét ∆ ABK và ∆ CBM:

AB = CB (gt)

(widehat A = widehat C = {90^0})

AK = CM (theo cách vẽ)

Do đó: ∆ ABK = ∆ CBM (c.g.c)

( Rightarrow {widehat B_1} = {widehat B_4}) (1)

(widehat {KBC} = {90^0} – {widehat B_1}) (2)

Trong tam giác CBM vuông tại C.

(widehat M = {90^0} – {widehat B_4}) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: (widehat {KBC} = widehat M) (4)

(widehat {KBC} = {widehat B_2} + {widehat B_3})  mà  ({widehat B_1} = {widehat B_2}) (gt)

({widehat B_1} = {widehat B_4}) (chứng minh trên)

Suy ra: ({widehat B_2} = {widehat B_4} Rightarrow {widehat B_2} + {widehat B_3} = {widehat B_3} + {widehat B_4}) hay (widehat {KBC} = widehat {EBM}) (5)

Từ (4) và (5) suy ra: (widehat {EBM} = widehat M)

⇒ ∆ EBM cân tại E ⇒ EM = BE (**)

Từ (*) và (**) suy ra: AK + CE = BE.

 


Câu 155 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, BC.

a. Chứng minh rằng CE vuông góc với DF

b. Gọi M là giao điểm của CE và DF. Chứng minh rằng AM = AD

HD . Gọi K là trung điểm của CD. Chứng minh rằng KA // CE.

Giải:                                                                         

a. Xét ∆ BEC và ∆ CFD:

BE = CF (gt)

(widehat B = widehat C = {90^0})

BC = CD (gt)

Do đó: ∆ BEC = ∆ CFD (c.g.c)

(eqalign{  &  Rightarrow {widehat C_1} = {widehat D_1}  cr  & {widehat C_1} + {widehat C_2} = {90^0} cr} )

Suy ra: ({widehat D_1} + {widehat C_2} = {90^0})

Trong ∆ DCM có ({widehat D_1} + {widehat C_2} = {90^0})

Suy ra: (widehat {DMC} = {90^0}). Vậy CE ⊥ DF

b. Gọi K là trung điểm của DC, AK cắt DF tại N.

Xét tứ giác AKCE ta có:

AB // CD hay AE // CK

AE = ({1 over 2})AB (gt)

CK = ({1 over 2})CD (theo cách vẽ)

Suy ra: AE // CK nên tứ giác AKCE là hình bình hành (vì có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau)

 AK // CE

DF ⊥ CE (chứng minh trên)⇒  AK ⊥ DF hay AN ⊥ DM

Trong ∆ DMC ta có: DK = KC

                                 KN // CM

nên DN = MN (tính chất đường trung bình của tam giác)

Suy ra: ∆ ADM cân tại A (vì có đường cao vừa là đường trung tuyến)

⇒ AD = AM

 


Câu 156 trang 99 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình vuông ABCD. Vẽ điểm E trong hình vuông sao cho(widehat {FAD} = widehat {FDA} = {15^0}).

a. Vẽ điểm F trong hình vuông sao cho(widehat {FAD} = widehat {FDA} = {15^0}). Chứng minh rằng tam giác DEF là tam giác đều.

b. Chứng minh rằng tam giác ABE là tam giác đều.

Giải:                                                                           

a. Xét ∆ EDC và ∆ FDA :

(widehat {EDC} = widehat {FAD} = {15^0})

DC = AD (gt)

(widehat {ECD} = widehat {FDA} = {15^0})

Do đó: ∆ EDC = ∆ FDA (g.c.g)

 ⇒ DE = DF

⇒ ∆ DEF cân tại D

Ta lại có:

(eqalign{  & widehat {ADC} = widehat {FDA} + widehat {FDE} + widehat {EDC}  cr &  Rightarrow widehat {FDE} = widehat {ADC} – left( {widehat {FDA} + widehat {EDC}} right) cr & = {90^0} – left( {{{15}^0} + {{15}^0}} right) = {60^0} cr} )

Vậy ∆ DEF đều.

b. Xét ∆ ADE và ∆ BCE:

ED = EC (vì ∆ EDC cân tại E)

(widehat {ADE} = widehat {BCE} = {75^0})

AD = BC (gt)

Do đó: ∆ ADE = ∆ BCE (c.g.c)

⇒ AE = BE (1)

Trong ∆ AFD ta có:

(eqalign{  & widehat {AFD} = {180^0} – left( {widehat {FAD} + widehat {FDA}} right) cr & = {180^0} – left( {{{15}^0} + {{15}^0}} right) = {150^0}  cr  & widehat {AFD} + widehat {DFE} + widehat {AFE} = {360^0}  cr  &  Rightarrow widehat {AFE} = {360^0} – left( {widehat {AFD} + widehat {DFE}} right) cr & = {360^0} – left( {{{150}^0} + {{60}^0}} right) = {150^0} cr} )

Xét ∆ AFD và ∆ AEF:

AF cạnh chung

(widehat {AFD} = widehat {AFE} = {150^0})

DF = EF (vì ∆ DFE đều)

Do đó: ∆ AFD = ∆ AEF (c.g.c)

⇒ AE = AD

AD = AB (gt)

Suy ra: AE = AB (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AE = AB = BE. Vậy ∆ AEB đều.

Trường

Giải bài tập

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-bai-154-155-156-trang-99-sbt-toan-8-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp