Ai là người thấp nhất trong lịch sử Việt Nam?
Ông Nguyễn Văn Dóm (1952 – 2006) từng sống tại thôn Doãn Lại, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng chỉ cao vỏn vẹn 52cm và nặng 9kg
Thân hình dị dạng, nhưng đầu óc ông vẫn thông minh như ai. Ông có tài chơi đàn bầu, thích kể chuyện vui, luôn khát khao được mọi người yêu thương.
Nguyễn Văn Dóm sinh ra trong một gia đình làm nghề nông. Ông là con trai thứ 3 trong gia đình có năm anh chị em. Bố mẹ và bốn anh chị em ruột của ông Dóm đều có chiều cao và cân nặng bình thường. Khi mới sinh ra, ông Nguyễn Văn Dóm có thân thể bình thường như bao người khác.
Khi được hai tuổi, sau một trận ốm nặng, thân thể ông Dóm hầu như không cao thêm, cũng không tăng cân, chỉ riêng gương mặt là vẫn lão hóa theo thời gian. Cha mẹ ông Dóm đã tìm đủ thứ thuốc chữa bệnh mong con có thể phát triển bình thường nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình. Bạn bè cùng tuổi đã cắp sách đến trường, nhưng Nguyễn Văn Dóm không thể đi học, đến ngồi cũng rất khó khăn.
Cuộc đời của người lùn nhất Việt Nam
Theo lời tự kể, Nguyễn Văn Dóm sinh ngày 11/5/1952, trong một gia đình nông dân, có năm anh chị em, Dóm là con trai thứ ba. Bố mẹ và bốn anh chị em ruột của Dóm đều có chiều cao và cân nặng bình thường. Lúc mới chào đời, Nguyễn Văn Dóm cũng có thân hình như bao đứa trẻ khác. Nhưng mới hai tuổi, sau một trận ốm nặng, người cậu hầu như không cao thêm, cũng không tăng cân được nữa, chỉ có khuôn mặt là già đi theo năm tháng. Thương con, cha mẹ Dóm đã bỏ công sức, tìm đủ thứ thuốc chữa chạy mà cậu vẫn không khỏi bệnh. Bạn bè cùng tuổi đã cắp sách đến trường, nhưng riêng Dóm thì ngồi cũng chẳng được, chân tay cứ mềm oặt y như người không xương.
Năm 18 tuổi Nguyễn Văn Dóm mới tập đi được những bước chân đầu tiên. Sau 5 năm, ông Dóm mới có thể chống gậy đi lại. Trong quá trình tập đi đầy gian nan, ông Dóm đã gặp rất nhiều lần vấp ngã, có lúc còn trẹo tay, gãy chân, gãy răng.
Mãi tới năm 18 tuổi (1970), nhờ người đỡ bên cạnh, Dóm mới lết đi được những bước đầu tiên trong đời. Và 5 năm sau, anh bắt đầu chống gậy tập đi… Chàng trai trong thân hình một đứa trẻ ấy đã liên tiếp gặp tai nạn: vấp ngã gãy chân, trẹo tay, gãy răng. Vết thương này chưa lành xương thì chỗ khác lại bị gãy tiếp. Điều kỳ lạ là Dóm vẫn sống, cho dù quanh năm ốm quặt quẹo, uống thuốc nhiều hơn ăn cơm. Kết quả sau những lần tai nạn liên tiếp ấy là đôi chân của Dóm cong queo như hình chữ Z.
Cho dù quanh năm đau ốm thuốc thang nhưng lại ông Dóm lại rất giàu nghị lực và tình yêu cuộc sống. Dù chỉ tự học ở nhà nhưng ông Dóm cũng biết đọc, biết viết. Ông rất chăm chỉ đọc sách và đã tự học xong cấp II phổ thông ngày ấy (tương đương lớp 7/10).
Ông còn rất thông minh với khả năng tính nhẩm cộng trừ nhân chia nhanh. Ngoài ra, ông Dóm còn là một người khéo tay, có nhiều năng khiếu. Chỉ với một con dao nhỏ và ống tre hay miếng gỗ là ông Dóm có thể đẽo gọt tạo hình những con vật rất đặc sắc và tinh tế.
Tài năng của người lùn nhất Việt Nam
Người thấp bé tí tẹo nhưng Dóm rất thông minh. Không có điều kiện cắp sách tới trường như chúng bạn, Dóm chỉ tự học mà biết đọc, biết viết. Thương con, cha mẹ của Dóm đã thuê thầy về nuôi cơm trong nhà, làm gia sư trong hai năm liền. Nhờ chăm chỉ đọc sách, Dóm tự học hết cấp II phổ thông (lớp 7/10). Không chỉ ham học, Dóm còn có khả năng tính toán, cộng trừ nhân chia rất nhanh. Không chỉ thông minh mà Dóm còn rất khéo tay. Ngồi buồn một mình ở nhà, chỉ với con dao nhỏ, với ống tre xin được, miếng gỗ bỏ đi, anh thường đan lát, đẽo gọt thành những con giống và hình thù kỳ lạ, dễ thương.
Một lần được nghe tiếng đàn bầu trên đài, Dóm nảy ra ý định tự chế ra chiếc đàn bầu và mày mò học cách gảy đàn. Chẳng bao lâu, tiếng đàn của anh đã nổi tiếng khắp vùng. Chỉ nghe đài, rồi tự học theo, nhưng Dóm có thể chơi độc tấu thuần thục được mấy chục bài, với đủ các làn điệu dân ca Bắc, Trung, Nam… xã đã mấy lần đưa Dóm đi tham dự Hội diễn văn nghệ quần chúng trên huyện, lần nào anh cũng giật giải và mang giấy khen về cho xã.
Năm ấy có đơn vị bộ đội đóng quân tại địa phương đã cho người đến mời anh tham gia biểu diễn văn nghệ. Người ta may cho Dóm bộ quân phục tí hon, ve áo có gắn quân hàm hạ sĩ và đội mũ có sao… Bây giờ, mỗi khi có khách đến thăm nhà, Dóm vẫn tự hào mang tấm ảnh mình đang mặc quân phục, chơi đành bầu trên sân khấu ấy ra khoe… dù nó đã cũ nát, anh phải cắt ghép và dán lại.
Ngày trước Nguyễn Văn Dóm đã tự chế ra chiếc đàn bầu và mày mò học cách chơi đàn. Chỉ nghe đài, rồi tự học theo, nhưng ông có thể chơi thành thục rất nhiều bài.
Tài năng của ông nổi tiếng đến mức xã đã đưa ông Dóm đi tham dự Hội diễn văn nghệ quần chúng của huyện và lần nào ông cũng đạt giải thưởng. Từng có cả một đơn vị bộ đội đóng quân tại địa phương cho người đến đón ông đi biểu diễn văn nghệ.
Ông Nguyễn Văn Dóm được tặng một bộ quân phục nhỏ, vừa với người ông. Trên áo còn gắn quân hàm hạ sĩ và có cả mũ gắn sao. Bộ quân phục và bức ảnh chụp trong trong buổi biểu diễn văn nghệ ấy là chính niềm tự hào mà ông Dóm muốn kể với tất cả mọi người.
Tháng 7 năm 2005, ông Nguyễn Văn Dóm được tiếp nhận vào Đoàn Văn nghệ Khuyết tật của Thành phố Hải Phòng. Từ năm 1992, Nguyễn Văn Dóm được Nhà nước trợ cấp xã hội mỗi tháng 45.000 đồng. Số tiền ấy cũng tạm đủ mua gạo, rau bởi ông vốn ăn rất ít.
Lãnh đạo Tổ chức Kỷ lục châu Á, trang web cộng đồng lucbat.com đã dự định tổ chức chuyến đi về Hải Phòng để gặp gỡ với ông Nguyễn Văn Dóm và lấy thêm tư liệu để giới thiệu hồ sơ cho Tổ chức Kỷ lục châu Á, đề nghị xác lập: “Nguyễn Văn Dóm – Người lùn nhất châu Á” và sau đó là “Người lùn nhất thế giới”.
Tuy nhiên tháng 3 năm 2006, trong một đêm diễn tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Dóm đã bị đột quỵ trên sân khấu và ông qua đời sau đó không lâu. Hồ sơ của ông chưa kịp hoàn tất và ông vẫn không được công nhận là người lùn nhất thế giới.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp