Bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

0
62
Rate this post

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu, soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Vì sao Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?

Bạn đang xem: Bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì những mấy lí do:

– Vì lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Chính Thúy Kiều cũng phải khen và thừa nhận Hoạn Thư là người: “Khôn ngoan đến mục nói năng phải lời”.

– Vì Hoạn Thư cũng thừa nhận tội lỗi của mình và xin mở lòng khoan hồng: “Trót lòng gây chuyện chông gai. Còn nhờ lượng bề thương bài nào chăng”.

– Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư là hợp lí vì:

+ Nếu Kiều vẫn không tha cho Hoạn Thư thì nàng sẽ mang tiếng là người nhỏ nhen, là người cố chấp khi kẻ tình địch đã biết nhận lỗi, đã cất lời xin: “Tha ra thì cũng may đời. Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”. Hơn nữa Kiều lại là người rộng lượng, biết ân oán ở đời, chính vì vậy nàng tha bổng Hoạn Thư.

+ Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là con người đã đánh giá đúng bản chất của Hoạn Thư (người khôn ngoan, giảo hoạt). Kiều đã vượt qua tình huống khó xử giữa tha cho Hoạn Thư và trừng trị mụ bằng chính tấm lòng khoan dung, nhân hậu của nàng. Kiều đã xử theo quan niệm dân gian: “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại.

Trả lời ngắn gọn

– Kiều tha Hoạn Thư vì những lí lẽ của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng của Kiều.

– Việc làm ấy phù hợp với lòng nhân hậu của Kiều. Vì vậy nó không hề đáng trách.

→ Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.

Tham khảo thêm cách trình bày khác

Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì mấy lí do:

+ Thứ nhất là lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Ghen là chuyện thường tình, có công với Kiều, vẫn kính yêu Kiều, nhưng không thể đối xử khác trong tình huống chồng chung.

+ Thứ hai là Hoạn Thư đã thừa nhận tội lỗi của mình.

+ Thứ ba là thị đã xin mở lượng khoan hồng: Trong tình huống đó, nếu Kiều vẫn không tha cho Hoạn “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Thư thì nàng sẽ mang tiếng là người nhỏ nhen, là người cố chấp khi kẻ tình địch đã biết nhận lỗi, đã cất lời xin. Kiều là con người rộng lượng, chính vì vậy nàng tha bổng Hoạn Thư.

=> Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo và trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Du. Ông đã không để Kiều trừng phạt Hoạn Thư như trong sách của Thanh Tâm Tài Nhân. Và vì thế nàng Kiều của Nguyễn Du nhân hậu và độ lượng hơn.

Hoặc

Kiều tha bổng Hoạn Thư vì:

  • Những lập luận lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra chặt chẽ, có lí khó mà bắt bẻ được.
  • Bản tính của Kiều vốn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù.
  • Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lý là đúng. Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì lòng Kiều vốn vị tha nhân hậu.

————-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 4 trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 108 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-4-trang-108-sgk-ngu-van-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp