Bài thơ Từ ấy

0
74
Rate this post

Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Bài thơ Từ ấy
Bài thơ Từ ấy

Sau đây, sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu, nội dung của bài thơ Từ ấy. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Bạn đang xem: Bài thơ Từ ấy

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu

1. Vài nét về tiểu sử

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Đường cách mạng, đường thơ

– Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

– Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

– Các chặng đường thơ:

  • Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.
  • Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
  • Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
  • Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
  • Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

3 Phong cách thơ Tố Hữu

a. Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

– Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

b. Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…

– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

II. Giới thiệu về bài thơ Từ ấy

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đó là ngày mà ông được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp. Và để ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy”.

– Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (tập thơ gồm 3 phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng).

2. Thể thơ

Bài thơ “Từ ấy” thuộc thể thơ bảy chữ.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Niềm vui sướng khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Nhận thức về lẽ sống mới của tác giả.
  • Phần 3. Khổ thơ cuối cùng: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Từ ấy”: mang ý nghĩa về một khoảng thời gian phiếm chỉ.

– Khi đặt vào hoàn cảnh lịch sử mà Tố Hữu sáng tác bài thơ này, thì nhan đề thể trên thể hiện được ý nghĩa lớn lao:

  • “Từ ấy” – dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Đó là thời điểm mà Tố Hữu được đứng trong hàng ngũ cách mạng của Đảng.
  • Đồng thời tác giả còn muốn bộc lộ niềm vui sướng hân hoan của nhà Cách Mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và khát vọng nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

=> Nhan đề ngắn gọn nhưng đã gửi gắm được tư tưởng của nhà thơ.

5. Nội dung

Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng.

6 Nghệ thuật

Hình ảnh tươi sáng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu…

Trường

Giáo Dục

Xem thêm Bài thơ Từ ấy

Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Bài thơ Từ ấy
Bài thơ Từ ấy

Sau đây, sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả Tố Hữu, nội dung của bài thơ Từ ấy. Kính mời quý bạn đọc tham khảo.

Từ ấy

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…

I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu

1. Vài nét về tiểu sử

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

– Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

– Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

– Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

– Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Đường cách mạng, đường thơ

– Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

– Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

– Các chặng đường thơ:

  • Từ ấy (1937 – 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.
  • Việt Bắc (1947 – 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
  • Gió lộng (1955 – 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
  • Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
  • Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

3 Phong cách thơ Tố Hữu

a. Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

– Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

– Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)…

b. Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.

– Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!…

– Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

II. Giới thiệu về bài thơ Từ ấy

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đó là ngày mà ông được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp. Và để ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy”.

– Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (tập thơ gồm 3 phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng).

2. Thể thơ

Bài thơ “Từ ấy” thuộc thể thơ bảy chữ.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Niềm vui sướng khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Nhận thức về lẽ sống mới của tác giả.
  • Phần 3. Khổ thơ cuối cùng: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

4. Ý nghĩa nhan đề

– “Từ ấy”: mang ý nghĩa về một khoảng thời gian phiếm chỉ.

– Khi đặt vào hoàn cảnh lịch sử mà Tố Hữu sáng tác bài thơ này, thì nhan đề thể trên thể hiện được ý nghĩa lớn lao:

  • “Từ ấy” – dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Đó là thời điểm mà Tố Hữu được đứng trong hàng ngũ cách mạng của Đảng.
  • Đồng thời tác giả còn muốn bộc lộ niềm vui sướng hân hoan của nhà Cách Mạng trẻ tuổi lần đầu tiên bắt gặp lí tưởng của Đảng, của cách mạng và khát vọng nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

=> Nhan đề ngắn gọn nhưng đã gửi gắm được tư tưởng của nhà thơ.

5. Nội dung

Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng.

6 Nghệ thuật

Hình ảnh tươi sáng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu…

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-tho-tu-ay/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp