BCC là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng BCC

0
175
Rate this post

BCC là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

(Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

BCC là gì?
BCC là gì?

Nội dung hợp đồng BCC theo pháp luật đầu tư 2022

– Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

(Điều 28 Luật Đầu tư 2020)

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC theo pháp luật đầu tư 2022

Việc đầu tư theo hình thức hợp đồng bcc được quy định như sau:

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020 trong thời hạn sau đây:

05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư 2020

+ Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;

Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020;

Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);

Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

– Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC theo pháp luật đầu tư 2022

Việc thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quy định như sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng.

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành

Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành bao gồm:

– Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm: tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại Việt Nam (nếu có) của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC; tên, địa chỉ văn phòng điều hành; nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động của văn phòng điều hành; họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng điều hành;

– Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC về việc thành lập văn phòng điều hành;

– Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng điều hành;

– Bản sao hợp đồng BCC.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

(Điều 49 Luật Đầu tư 2020)

Hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC theo pháp luật đầu tư 2022

Chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC như sau:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành, nhà đầu tư nước ngoài gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành.

Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành

– Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động văn phòng điều hành bao gồm:

+ Quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành trong trường hợp văn phòng điều hành chấm dứt hoạt động trước thời hạn;

+ Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;

+ Danh sách người lao động, quyền và lợi ích của người lao động đã được giải quyết;

+ Xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế;

+ Xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc đã hoàn thành nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội;

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Bản sao hợp đồng BCC.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu trên, cơ quan đăng ký đầu tư quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia.

Hoạt động kinh doanh của BCC do một bên thực hiện hoặc do cả hai bên cùng thực hiện, do đó nó phải phù hợp với chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc của cả hai bên.

Mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC hiện nay rất phổ biến nhằm giúp các bên có thể chia tay trong “yên bình” và cũng thỏa mãn tiêu chí hợp tác trong ngắn hạn với những dự án không cần vận hành không cần pháp nhân.

Hợp đồng BCC và những thông tin cần biết
Hợp đồng BCC và những thông tin cần biết

Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC có thể chia theo 2 dạng sau theo pháp luật về kế toán:

BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát : Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình

BCC dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt động kinh doanh thông thường khác của từng bên.

Hoặc có thể chia hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC thành 2 loại theo phân chia lợi nhuận như sau:

BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế

BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế

Cơ cấu vận hành các bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng. Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định theo yêu cầu thực hiện hợp đồng. Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành. Thủ tục lập theo Luật đầu tư, có quan cấp phép là Sở kế hoạch và đầu tư

Thuế đối với những công ty ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Nguyên tắc là các bên thỏa thuận đơn vị kế toán và quyết toán cho BCC, thuế bên nào thì bên đó tự hạch toán và chi trả, các bên có thể chọn các hình thức chia lợi nhuận sau thuế

  • 3 Điều 29 Luật đầu tư
  • 4 Khoản 3 Điều 28 Luật đầu tư
  • 5 Điều 49 Luật đầu tư

Có thể chia chia doanh thu, tỷ lệ về chia chi phí cho hoạt động BCC…tóm lại việc thỏa thuận càng chi tiết về thuế, kế toán trong BCC càng tốt.

Nguyên tắc kế toán của hoạt động BCC được quy định cụ thể tại thông tu 200/2014/TT- BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng BCC
Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng BCC

Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng BCC

Ưu điểm của hợp đồng BCC

– Hợp đồng BCC không quy định chủ thể giữa các bên ký kết phải là pháp nhân. Điểm này giúp cho các bên tự do thỏa thuận ký kết mà không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung. Đây là xem là một ưu điểm lớn của hợp đồng BCC

– Hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí do không cần thành lập tổ chức kinh tế, không phải vận hành pháp nhân mới.

– Các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, bổ sung những thiếu sót trong quá trình hợp tác chung.

– Nhà đầu tư có thể nhân danh tư cách cá nhân của mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ mà không cần phải nhân danh pháp nhân.

Nhược điểm của hợp đồng BCC

Một số nhược điểm của hợp đồng BCC mà bạn có thể tham khảo là:

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì nhà đầu tư không phải thành lập một tổ chức kinh tế mới, do vậy trong khi thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư phải ký kết các hợp đồng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng BCC.

– Vì không thành lập một tổ chức kinh tế mới, không có tư cách pháp nhân vậy nên khi lựa chọn đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì các bên sẽ không có con dấu chung. Việc này tại Việt Nam được xem là một trong số những bất cập vì một vài trường hợp cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định và yêu cầu con dấu cho từng văn bản cụ thể.

– Vì là hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC dễ tiến hành, thủ tục đầu tư không quá phức tạp do vậy chỉ phù hợp với những dự án cần triển khai nhanh mà thời hạn ngắn.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bcc-la-gi-uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-hop-dong-bcc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp