Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li

0
57
Rate this post

Đề bài: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li

bi kich cua nguoi phu nu trong xa hoi cu qua doan trich sau phut chia li

Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li
 

Bạn đang xem: Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li

I. Dàn ý Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li (Chuẩn)

1. Mở bài

Đoạn trích ” Sau phút chia ly” đã thể hiện rõ bi kịch tình yêu – nỗi đắng cay, cô đơn buồn tủi đến ngậm ngùi của người chinh phụ nhớ thương người mình yêu khi chồng ra trận.

2. Thân bài

– Sau phút chia ly hai người về hai ngả: Chàng – thiếp; cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn
– Cách trở ngàn vạn núi sông
=> Nỗi thương nhớ đong đầy.

– Nỗi đau thương, nhớ mong dằng dặc: 
+ Chàng ngoảnh lại – Thiếp trông sang
+ Hàm Dương – Tiêu Dương: Hai địa danh cách xa vạn dặm…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li (Chuẩn)

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều thiệt thòi bất công. Bởi vậy mà bao nhà thơ, nhà văn đã xót thương, đồng cảm với số phận đó mà viết nên những tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được tạo ra bởi những định kiến, bởi tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và bởi chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đoạn trích ” Sau phút chia ly” đã thể hiện rõ nỗi đắng cay, cô đơn buồn tủi đến ngậm ngùi của người chinh phụ nhớ thương người mình yêu khi chồng ra trận:

“Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn mây màu biếc trải ngàn núi xanh”

Hai tiếng “chàng- thiếp” cất lên nghe sao thật nghẹn ngào, tình cảm vợ chồng thật thiêng liêng, gắn bó, bền chặt. Chàng đi vào cõi chiến trường, nơi chiến trận với bủa vây những hiểm nguy quân thù “cõi xa mưa gió” sao thiếp không khỏi lo lắng, băn khoăn. Thiếp trở về với nơi buồng cũ, cùng chốn cũ mà này chỉ có mình mình thiếp trơ trọi với chiếu chăn, chẳng còn bóng dáng người thương ôm ấp, ủi an, vỗ về. Càng nghĩ càng đau thương, càng cô đơn càng lẻ bóng. Phút giây sum vầy hạnh phúc đôi lứa ai mà chẳng mong nhưng thực tại không cho phép, đành ngậm ngùi chấp nhận, ngậm ngùi nhớ thương. Mới đây thôi còn đôi sống đôi vậy mà chỉ sau phút chia ly hai người về hai ngả, cách trở ngàn vạn núi sông:

“Tuôn mây màu biếc trải ngàn núi xanh”

Khoảng cách càng xa xôi, càng rộng lớn càng khiến nỗi nhớ nỗi sầu da diết, khôn nguôi:

” Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.”

Nỗi đau chia cách thật thê lương, buồn bã, chân thì bước đi mà lòng không đặng, tim một lòng vẫn hướng về người thương: “chàng ngoảnh lại-thiếp trông sang”. Người đi kẻ ở cứ thế mà nhớ tha thiết, nỗi nhớ khôn nguôi, rạo rực. Hàm Dương- Tiêu Dương là hai địa danh cách xa vạn dặm được lặp đi lặp lại càng tô đậm nỗi cách xa vợ chồng. Càng xa cách nỗi nhớ càng chất chồng, càng xa cách hạnh phúc càng mong manh khó nắm giữ, càng xa cách nỗi hy vọng càng nhỏ bé, tội nghiệp đến đáng thương. Ta như cảm nhận được từng nỗi đau thắt lòng, não ruột của người chinh phụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Nơi buồng cũ gối chiếc đơn côi, nơi chiến trận mong khôn xiết, cả hai đều cùng hướng về tình yêu của đời mình nhưng chỉ thấy những ngàn dâu xanh ngắt, thất vọng tràn trề, nỗi sầu muộn cứ thế mà cuộn trào như từng đợt sóng lòng rạo rực, da diết. Ai thấu cho nỗi đau thương này, ai khóc cho nỗi đau này được? Nỗi nhớ mong dằng dặc trải ngàn cả núi xanh mây biếc, rộng ruổi khắp không gian của ngàn bãi dâu xanh, mỗi khoảng không là mỗi nỗi nhớ mỗi, nhịp thời gian là mỗi nhịp ngậm ngùi. Nghệ thuật điệp ngữ vòng càng đặc tả được dòng tâm trạng đầy bi thương ấy của người chinh phụ. Tất cả đều nhuốm màu buồn ly biệt.

” Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Nỗi sầu thương trĩu nặng toát lên qua câu hỏi tu từ. Thật đớn đau, dường như chẳng điều gì có thể khoả lấp được nỗi buồn, nỗi mong, nỗi nhớ của người chinh phụ lúc này đây. Càng khát khao tình yêu lại càng không có được. Càng khát khao được gặp chồng lại càng không thể gặp được. Càng nhớ, càng mong lại càng dằn vặt không thể thoát ra được. Một bi kịch đau đớn trong tình yêu, không phải là không có được tình yêu từ người mình thương mà là có được vẫn chẳng thể bên cạnh, vẫn chẳng thể có được hạnh phúc êm ấm sum vầy.

Chiến tranh loạn lạc đã đẩy người phụ nữ phong kiến vào bi kịch tình yêu, bi kịch hạnh phúc đầy xót xa. Chiến tranh đã khiến bao người mẹ phải xa con, vợ xa chồng….khiến cho bao nhà cửa tan tác, chiến tranh tàn khốc đẫm thương đau là nguyên nhân của mọi đau khổ lúc bấy giờ. Đoạn trích đã một lần nữa tố cáo chiến tranh phi nghĩa đầy tội lỗi. Là tiếng nói về khát khao hạnh phúc đôi lứa, hạnh phúc gia đình đầy yêu thương. Là tiếng lòng của muôn triệu con người đang phải chịu cảnh đọa đầy cả thể xác lẫn tinh thần.

———————-HẾT————————–

Sau khi tìm hiểu xong  Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua đoạn trích Sau phút chia li, các em có thể củng cố kiến thức bài học thông qua việc tham khảo: Cảm nghĩ về đoạn trích Sau phút chia li, Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Bánh trôi nước, Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ được thể hiện trong Bánh trôi nước, 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bi-kich-cua-nguoi-phu-nu-trong-xa-hoi-cu-qua-doan-trich-sau-phut-chia-li/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp