Biển xe 80 NG là gì? Biển số 80 NG được cấp cho xe nào?

0
182
Rate this post

Khi tham gia giao thông bạn sẽ thấy nhiều biển số lạ với nhiều kí hiệu trên biển số xe, đó có thể là biển ngoại giao của Đại sứ và Tổng Lãnh sự tại Việt Nam. Xe mang biển số ngoại giao được quyền miễn trừ gần như tuyệt đối, bất khả xâm phạm trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy biển xe 80 NG là gì? Biển số 80 NG được cấp cho xe gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Biển số xe 80 ở đâu, dành cho cơ quan nào?

xe biển ngoại giao

Không khó để các bạn có thể nhìn thấy một chiếc xe mang biển số 80 trên đường. Theo quy định của nhà nước thì biển số xe có mã số là 80 được bộ Công An cấp cho các phương tiện xe cơ giới thuộc 27 cơ quan trung ương, trực thuộc trung ương được liệt kê dưới đây. Tất cả các cơ quan được cấp biển số xe 80 là các cơ quan Trung ương và thuộc quyền quản lý của Trung ương

  • Bộ Công An
  • Bộ Ngoại giao
  • Bộ thông tin và truyền thông
  • Báo nhân dân
  • Ban quản lý lăng, bảo tàng và khu di tích lịch sử của Bác Hồ
  • Các ban thuộc trung ương Đảng
  • Văn phòng của chủ tịch nước Việt Nam
  • Văn phòng quốc hội
  • Văn phòng chính phủ
  • Xe đưa đón các ủy viên trung ương Đảng
  • Toàn án nhân dân tối cao
  • Viện kiểm sát nhân dân
  • Thông tấn xã Việt Nam
  • Thanh tra nhà nước
  • HV hành chính quốc gia
  • Trung tâm lưu trữ quốc gia
  • UB dân số và kế hoạch hóa gia đình
  • Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
  • Ủy ban chứng khoán nhà nước
  • Cục hàng không dân dụng Việt Nam
  • Kiểm toán nhà nước
  • Trung ương Đoàn TNCS HCM
  • Ngân hàng nhà nước Việt Nam
  • Đài truyền hình Việt Nam
  • Đài tiếng nói Việt Nam
  • Hãng phim truyện Việt Nam
  • Các dự án cấp trung ương do DN đầu tư, liên kết đầu tư đăng ký xe phục vụ cho dự án

Để có thể phân biệt được biển số xe 80A là của đơn vị, cơ quan nào các bạn phải dựa vào đặc điểm của từng loại biển số xe như màu sắc, ký tự, ký hiệu…của biển số.

 

Biển số NG được cấp cho xe gì?

Cách đọc ký hiệu biển số xe ngoại giao, nước ngoài ở Việt Nam

Biển số xe NG là xe ngoại giao. Biển số xe NG sẽ được cấp cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao.

Trường hợp biển số xe NG được cấp cho xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự thì sẽ có thêm gạch màu đỏ đề lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.

Theo thông tư số 15/2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe, biển số nền màu trắng, số màu đen, serie ký hiệu “NG” màu đỏ là biển số ngoại giao được cấp cho xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của cơ quan đó.

Cũng kiểu biển số như trên, nhưng nếu có thêm một gạch đỏ chận lên số đại diện của nước đó và số thứ tự của xe thì đây là xe dành cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao, tức là xe của Tổng lãnh sự hoặc Đại sứ.

​Đại sứ là người đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một nước, trong khi Tổng lãnh sự đứng đầu cơ quan ngoại giao ở một khu vực. Ví dụ Pháp có đại sứ ở Việt Nam, đóng tại Hà Nội và thêm Tổng lãnh sự tại TP HCM.

Ví dụ theo biển số trên, theo quy định, biển số xe 41-291-NG-01 như trong ảnh trên được hiểu là biển số ngoại giao của Hungary (291) đăng ký tại Tp. Hồ Chí Minh (41) dành cho người đứng đầu cơ quan ngoại giao (số thứ tự 01), ở đây là Tổng Lãnh sự quán Hungary.

Một ví dụ khác, biển số 51-NG-166-33. Trong đó 51 tức là xe này đăng ký tại TP HCM; NG là viết tắt của Ngoại giao; 166 là số đại diện cho nước của chủ xe này, cụ thể 166 là của Campuchia; 33 là số thứ tự.

Các xe mang biển số NG được hưởng quyền miễn trừ, chiếu theo những quy định về miễn trừ ngoại giao theo Công ước Viên 1961 mà Việt Nam tham gia và quy tắc ứng xử cụ thể trong thông tư liên bộ 01/1988 về xử lý vi phạm giao thông đường bộ do người nước ngoài gây ra.

Theo thông tư này, những người có thân phận ngoại giao (có hộ chiếu ngoại giao), được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, miễn trừ xét xử hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên, họ phải tôn trọng luật lệ của Việt Nam, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.

Còn xe biển số ngoại giao của các cá nhân mang thân phận ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ. Không bị áp dụng các biện pháp xử lý khi vi phạm luật lệ giao thông.

Bên cạnh đó Công ước Viên quy định, trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý.

Như vậy từ những ưu tiên về miễn trừ này, xe ngoại giao, đặc biệt xe có vạch đỏ của Đại sứ hoặc Tổng lãnh sự nằm ngoài phạm vi xử lý của CSGT tại Việt Nam.

Tuy nhiên, những người mang quốc tịch Việt Nam nếu điều khiển xe ngoại giao mang biển NG vi phạm luật giao thông thì người đó bị xử lý theo luật Việt Nam.

Hiện nay biển số ngoại giao có khác về cách trình bày so với trước. Hiện nay biển số ngoại giao có khác về cách trình bày so với trước. Ví dụ như biển số ở ảnh bên dưới, nếu trước đây cách viết sẽ là 41-NG-291-01, và gạch đỏ 291-01, nhưng cách viết mới lại đổi 291 lên trước NG, tức ký hiệu nước lên trước NG, trở thành 41-291-NG-01 và gạch đỏ ở 291. Đây là xe của Đại sứ Hung-Ga-Ri tại Việt Nam.

Người điều khiển xe ngoại giao bị tai nạn giao thông sẽ bị xử lí như thế nào?

Cách đọc ký hiệu biển số xe ngoại giao, nước ngoài ở Việt Nam

Theo Mục III Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 có quy định:

” VIỆC XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM PHÁP

1. Mọi trường hợp vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng mà người gây thiệt hại lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính, nếu họ từ chối việc bồi thường thiệt hại ngay từ đầu thì tuỳ mức độ và tính chất của việc vi phạm mà Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất cách giải quyết, sau đó chuyển hồ sơ cùng các yêu cầu cần thiết đến Bộ Ngoại giao để giải quyết qua đường ngoại giao, hoặc hướng dẫn địa phương giải quyết.

2. Trong trường hợp người gây tai nạn lại được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở mức độ hạn chế, hoặc là người được hưởng ưu đãi theo thoả thuận giữa Nhà nước ta với Nhà nước họ thì tùy tính chất và mức độ thiệt hại mà giải quyết như sau: a. Nếu mức độ thiệt hại về người và của không lớn thì Công an cấp tỉnh thành sẽ hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại giữa hai bên và lập biên bản về việc bồi thường đó đồng thời phải kịp thời thông báo cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trường hợp hai bên đương sự bất đồng về mức độ bồi thường thiệt hại thì Công an cấp tỉnh, thành chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu xử lý theo trình tự tố tụng dân sự. Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ án dân sự chuyển hồ sơ với những tài liệu chứng cứ cần thiết đến Toà án nhân dân cùng cấp để xét xử về dân sự. b. Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành sẽ mở phiên toà xét xử về dân sự đối với những vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng và do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khởi tố chuyển đến sau khi đã nghiên cứu kết luận chính thức bằng văn bản. Còn trách nhiệm hình sự của họ (nếu có) sẽ được Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét riêng. c. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp nghiêm trọng mà người phạm pháp không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự. d. Việc truy tố, xét xử về hình sự và dân sự ở Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc thủ tục tố tụng hình sự và dân sự Việt Nam. Trong quá trình truy tố xét xử, Viện kiểm sát, Toà án phải bảo đảm quyền tố tụng của các bên theo pháp luật Việt Nam. – Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia các phiên toà xét xử những vụ án nói trên để thực hiện việc kiểm sát xét xử theo luận định. – Toà án khi đã hoàn thành xét xử vụ án phải giao ngay bản sao án văn cho đương sự để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật. Trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị án, bị đơn người nước ngoài đã về nước thì Toà án nhân dân địa phương phải gửi bản sao án văn cùng những tài liệu cần thiết về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (đối với các bản án hình sự và án hình sự có phụ xử dân sự) hoặc về Bộ Tư pháp (đối với các bản án dân sự) để trực tiếp liên hệ hoặc qua Bộ Ngoại giao liên hệ với nước ngoài. e. Đối với các trường hợp xét thấy không cần thiết xét xử về hình sự ở Việt Nam, các trường hợp xét xử sẽ gặp khó khăn do người ngoài được hưởng quyền miễn trừ xét xử ở Việt Nam hoặc để về nước, thì Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, thông qua Bộ Ngoại giao nước ta để chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền của nước họ để yêu cầu xử lý. Nếu người vi phạm nói trên lại là công dân của nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với nước ta thì cơ quan kiểm sát, tư pháp Việt Nam có thể yêu cầu các cơ quan kiểm tra, tư pháp nước ký kết hữu quan tiếp tục xử lý theo hiệp định. g. Việc lập hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc tế, thủ tục yêu cầu xử lý phải đúng theo hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý đã ký kết, nếu nước đó không có các hiệp định đã ký kết thì sẽ được lập theo đúng thủ tục tố tụng Việt Nam, có cân nhắc đến thực tiễn tư pháp quốc tế.”

Theo đó, nếu như người điều khiển xe ngoại giao gây tai nạn giao thông thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ xét xử thì sẽ gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao để có thể xử lý theo con đường ngoại giao.

Video về biển số 80 NG

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được biển xe 80 NG là gì? Biển số 80 NG được cấp cho xe gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bien-xe-80-ng-la-gi-bien-so-80-ng-duoc-cap-cho-xe-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp