Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2020 – 2021

0
48
Rate this post

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2020 – 2021 gồm 48 đề kiểm tra giữa kì 2 của tất cả các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Địa lý, Sinh học, Lịch sử, GDCD, Công nghệ, Tin học có bảng ma trận và đáp án chi tiết kèm theo.

Với 48 đề thi giữa kì 2 lớp 7 này sẽ giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, củng cố lại kiến thức căn bản nhất để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 đạt kết quả cao. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2020 – 2021

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn GDCD

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Tin học

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Công nghệ

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Văn 7

Mức độNội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổngđiểm
TN TL TN TL Thấp Cao
TN TL TN TL
Tục ngữ Nắm được định nghĩa của tục ngữ. C10

0,25đ

0,25đ
Nắm được nghệ thuật của tục ngữ. C2

0,25đ

0,25đ
Nắm được nội dung của tục ngữ. C3 0,25đ 0,25đ
Tìm được những câu tục ngữ đồng nghĩa.

Chép được câu tục ngữ về môi trường.

C4

0,25 đ

C5

0,25 đ

0,25đ
Giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ. C1

2 đ

2 đ
Các văn bản nghị luận Nắm được tác giả. C6

0,25đ

0,25đ
Nắm được tác phẩm. C7

0,25đ

0,25đ
Nắm được phương thức biểu đạt . C8

0,25đ

0,25đ
Xác định được luận điểm. C9

0,25đ

0,25đ
Xác định được luận cứ. C10

0,25đ

C2

3 đ

3,25đ
Nắm được phương pháp lập luận. C11

0,25đ

0,25đ
Tư liệu văn học. C12

0,25đ

0,25đ
Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh. C3 2đ 2 đ
Tổng điểm

Tỉ lệ

1,5 đ

15 %

1,5 đ

15 %

5 đ

50 %

2,0 đ

20 %

10,0 đ

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

Phần I:Trắc nghiệm (3 điểm) . Thực hiện những yêu cầu sau:

1. Em hiểu thế nào là tục ngữ ?

a. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh.

b. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.

c. Là một thể loại văn học dân gian.

d. Cả 3 ý trên.

2. Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân’’đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

a. So sánh

b. Ẩn dụ

c. Nhân hóa

d. Hoán dụ

3. Câu tục ngữ nào dưới đây có nội dung tương tự với câu :”Giấy rách phải giữ lấy lề”?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Người sống đống vàng.

c. Đói cho sạch , rách cho thơm.

d. Một mặt người bằng mười mặt của.

4. Câu nào sau đây trái nghĩa với câu : “Uống nước nhớ nguồn ”?

a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b. Khỏi vòng cong đuôi.

c. Ăn cây nào rào cây ấy.

d. Có cứng mới đứng đầu gió.

5. Chép lại một câu tục ngữ nói về môi trường thiên nhiên hoặc môi trường sống mà em biết?

…………………………………………………

6. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào?

a. Hoài Thanh.

b. Phạm Văn Đồng.

c. Đặng Thai Mai.

d. Hồ Chí Minh.

7. Văn bản nào sau đây được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ) họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951.

a. Ý nghĩa văn chương.

b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

c. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

8. Văn bản:“Ý nghĩa văn chương” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

a. Tự sự.

b. Biểu cảm.

c. Miêu tả.

d. Nghị luận.

9. Luận điểm nào sau đây đúng với văn bản: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”?

a. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

c. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.

10. Bài văn:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ?

a. Trong bữa ăn,đồ dùng, căn nhà.

b. Trong quan hệ với mọi người.

c. Trong lời nói và bài viết.

d. Cả 3 ý trên.

11. Văn bản :“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã sử dụng phương pháp lập luận nào?

a. Chứng minh kết hợp với giải thích.

b. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận.

c. Chứng minh.

d. Giải thích kết hợp với bình luận.

12. “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý . Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. ” Những câu văn trên thuộc văn bản nào?

a. Ý nghĩa văn chương.

b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

c. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

d. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

II. Phần II: Tự luận (7 điểm)

1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” ? (2 điểm)

2. Em hãy trình bày những đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản:“Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? (3 điểm)

3. Học xong văn bản:“Đức tính giản dị của Bác Hồ ”, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng năm câu có nội dung nói về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh của bản thân em. (2 điểm)

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn

I. Phần trắc nghiệm ( 12 câu mỗi câu đúng 0,25đ , tổng cộng 3 điểm )

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án d a c b Tuỳ theo học sinh a b d a d c b

II. Phần tự luận: (7điểm)

1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn” (2 điểm):

– Nghĩa đen câu tục ngữ: “nguồn” là nơi phát sinh ra dòng nước, “uống nước” là sinh hoạt hàng ngày của con người, mỗi khi uống nước ta phải nghĩ đến nguồn đã tạo ra dòng nước mát ấy.

– Nghĩa bóng câu tục ngữ :Uống nước là sự thừa hưởng những thành quả về vật chất và tinh thần của những người đi trước để lại, “nguồn” là nguồn cội là những người có công lao động dựng nên hạnh phúc hôm nay. Câu tục ngữ răn dạy mọi người phải sống thuỷ chung và biết ơn trân trọng .

2. Trình bày những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản:Sự giàu đẹp của tiếng Việt(3 điểm):

– Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giả thích và lập luận chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch – phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.

– Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt :Cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.

3. Học sinh viết được một đoạn văn ngắn khoảng năm câu (2 điểm):

– Nội dung nói về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đời sống ,quan hệ với mọi người hoặc trong lời nói và bài viết .

-Hình thức có sự liên kết chặt chẽ.

Đề thi giữa kì 2 môn Toán lớp 7

I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4)

Câu 1: Đơn thức nào đồng dạng với đơn thức – 5xy3

A. -5x3y

B. 5 x2y

C. – 2xy3

D. y3x

Câu 2: Giá trị của biểu thức : -x5y + x2y + x5y tại x = -1; y = 1 là:

A. 1

B. -1

C. 2

D. -2

Câu 3: Bậc của đa thức x5 – y4 + x3y3 -1 – x3 là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 4: triangle mathrm{ABC}triangle mathrm{DEF} quadmathrm{AB}=mathrm{ED} ; mathrm{A}=mathrm{D}

Thêm điều kiên nào sau đây đề triangle mathrm{ABC}

begin{array}{llll}text { A. } E=B & text { B. } C=F & text { C. } A B=A C & text { D. } A C=D Fend{array}

Câu 5: Xác định tính đúng, sai của các khẳng định sau bằng cách đánh dấu “X” vào ô thích hợp:

Câu Đúng Sai
1 32x2y2z là đơn thức bậc 5
2 Trong tam giác, góc đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù
3 Trong tam giác cân, góc ở đáy luôn nhỏ hơn 900
4 Một tam giác có 3 cạnh 12cm; 16cm; 20cm là tam giác vuông

II/ TỰ LUẬN ( 8 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Điểm thi môn toán HKI của các bạn học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:

Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N = 32
Tần số 0 0 0 2 6 6 8 7 2 1 0

a. Tìm mốt của dấu hiệu điều tra trong bảng trên?(Hãy giải thích)

b. Tính điểm trung bình của lớp? (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

c. Nêu nhận xét?

Bài 2: (2 điểm) Thu gon biểu thức sau:

a) 3 x^{2} y cdotleft(frac{1}{6} x^{2} y^{2} zright)

b) -5 x^{3} y^{2}+10 x^{3} y^{2}+left(-frac{3}{4} x^{3} y^{2}right)-x^{3} y^{2}

c) frac{1}{3} x^{2} y+x y^{2}-x y-frac{1}{2} x y^{2}-3 x y-frac{1}{3} x^{2} y

Bài 3: (3 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A, có góc B = 600 và cạnh AB = 5cm. Tia phân giác của góc B cắt AC tại D. Kẻ DE vuông góc với BC tại E.

a) Chứng minh : ABD = EBD

b) Chứng minh : ABE là tam giác đều.

c) Tính độ dài cạnh BC.

Bài 4: (1 điểm) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức sau:

(x2 – 9)2 + Iy – 2I + 10

………………………

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7

Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Địa lý

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng

Câu 1. Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào?

A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải của châu Mĩ?

A. Rộng 42 triệu km2

B. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc.

C. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

D. Thành phần chủng tộc đa dạng.

Câu 3. Quốc gia nào sau đây không thuộc Bắc Mĩ?

A. Pê-ru

B. Hoa Kì

C. Mê-hi-cô

D. Ca-na-đa

Câu 4. Bắc Mĩ được giới hạn từ vòng cực Bắc đến

A. xích đạo.

B. vĩ tuyến 150B.

C. vĩ tuyến 400B.

D. chí tuyến Nam.

Câu 5. Tỉ lệ dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị đạt khoảng

A. dưới 30%.

B. 50%.

C. trên 75%.

D. 100%.

Câu 6. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước Bắc Mĩ là

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. dịch vụ.

D. nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 7. Đồng bằng nào rộng lớn nhất khu vực Nam Mĩ?

A. Đồng bằng A-ma-dôn

B. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô

C. Đồng bằng Pam-pa

D. Đồng bằng La-pla-ta

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung và Nam Mĩ?

A. Thiên nhiên phong phú, đa dạng.

B. Phía tây có hệ thống núi cao đồ sộ.

C. Lãnh thổ là một khối cao nguyên khổng lồ.

D. Lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam.

Câu 9. Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo là do

A. có nhiều thổ dân da đỏ sinh sống.

B. kết hợp dòng văn hoá: châu Âu và châu Á.

C. hoà huyết giữa người châu Phi và người Anh-điêng.

D. kết hợp ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh-điêng.

Câu 10. Vấn đề xã hội gay gắt hiện nay ở Trung và Nam Mĩ là:

A. dân cư phân bố không đều giữa các vùng.

B. gia tăng dân số cao và tốc độ đô thị hoá nhanh.

C. thừa lao động và thiếu việc làm diễn ra phổ biến.

D. mâu thuẫn giữa các dân tộc thường xuyên xảy ra.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ.

Câu 2 (2,0 điểm)

a) Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.

b) Tại sao nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu lương thực?

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 7 môn Địa lý

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)

HS chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B A B C C A C D B

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
Câu 1

(3,0 đ)

Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ.

Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến:

– Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên…

– Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ…

– Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc-tây nam…

1,0

1,0

1,0

Câu 2

(2,0 đ)

a) Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ.

– Người nông dân chiếm số đông, nhưng lại sở hữu rất ít ruộng đất, phần lớn nông dân không có ruộng, phải đi làm thuê.

– Đất đai phần lớn nằm trong tay các đại điền chủ và các công ti tư bản nước ngoài.

b) Tại sao nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu lương thực?

– Do lệ thuộc vào nước ngoài, ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu.

– Một số nước có sản lượng lương thực lớn như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, còn lại hầu hết các nước đều phải nhập khẩu lương thực.

0,5

0,5

0,75

0,25

Đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Tiếng Anh

TRƯỜNG THCS ………………..

TỔ TIẾNG ANH

————

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKII

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: TIẾNG ANH LỚP 7

Thời gian làm bài: 45 phút

I.Em hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào mỗi chỗ trống trong các câu sau:(3 điểm)

too aquarium neither stomachache so either

1. Ba went to the doctor because he had a …………………….

2. Nam likes bananas. – I like bananas, …………………..

3. I don’t like meat. – ………………. does she.

4. The Robinson family went to the …………………

5. My father doesn’t like chicken. – I don’t like chicken ,………………….

6. Lan likes vegetables. – ………………. do I.

II. Em hãy cho dạng đúng của động từ trong ngoặc để hoàn thành các câu sau (2,5 điểm)

1. His mother didn’t wash the spinach. He (do)………….……

2. I would like (have ) …………………………..a shower.

3. Did you (play)……………………….soccer yesterday?

4. – No, I didn’t. I (study) ……………………..in the library.

5. Let’s (buy) ………………….. some cucumbers and carrots.

III. Read the passage and answer the questions: (2,5 điểm)

Yesterday, Ba had to go to the doctor because he had an awful stomachache. The doctor asked Ba some questions. He told her that he had fish, rice, soup for dinner. He also ate some spinach, but his parents didn’t. The doctor said that the spinach could make him sick . Vegetables often have dirt from the farm on them.The dirt can make people sick.She said that he should wash vegetables carefully.And she gave Ba some medicine to make him feel better.

Questions:

1. Why did Ba have go to the doctor yesterday?

……………………………………………………………….

2. What did he have for dinner?

……………………………………………………………….

3. Did his parents eat spinach?

……………………………………………………………….

4. Do vegetables often have dirt from the farm on them ?

……………………………………………………………….

5. What did the doctor give Ba to make him feel better?

……………………………………………………………….

IV/ Em hãy sắp xếp các từ sau thành câu có nghĩa ( 2 điểm)

1. bought / of / different gifts / I / lots .

……………………………………………………………….

2. you / would / open / please / your mouth, ?

……………………………………………………………….

3. you / drink / a lot of / must / water / everyday.

……………………………………………………………….

4. went / I / to / school yesterday.

……………………………………………………………….

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn tiếng Anh lớp 7

I.Tổng là 3 điểm ,mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

1. stomachache

2. too

3. neither

4. aquarium

5. either

6. so

II.Tổng là 2,5 điểm ,mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

1. did .

2. to have

3. play.

4. studied

5. buy

III .Tổng là 2,5 điểm ,mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

1. Because he had an awful stomachache.

2. He had fish, rice, soup and spinach.

3. No, they didn’t

4. Yes, they do.

5. She gave Ba some medicine to make him feel better.

IV.Tổng là 2 điểm ,mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

1. I bought lots of different gifts .

2. Would you open your mouth, please?

3. You must drink a lot of water everyday.

4. I went to school yesterday

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Sinh học

Đề kiểm tra giữa học kì II môn Sinh lớp 7

SỞ GD & ĐT …

TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC

Lớp 7. Năm: 2020 -2021

Thời gian: phút (không kể thời gian phát đề)

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Khi nói về đặc điểm cấu tạo của thỏ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.

B. Thiếu răng nanh.

C. Bán cầu não và tiểu não phát triển

D. Không có bóng đái

Câu 2. Động vật nào dưới đây có con sơ sinh rất nhỏ, được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ?

A. Kanguru.

B. Thú mỏ vịt.

C. Lạc đà

D. Cá voi

Câu 3. Khi nói về đặc điểm của cá voi xanh, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chi trước biến đổi thành vây bơi dạng bơi chèo.

B. Chi sau biến đổi thành vây lưng và vây đuôi.

C. Bơi bằng cách uốn mình theo chiều ngang.

D. Có tuyến sữa nhưng vú chưa phát triển.

Câu 4. Nhóm động vật nào dưới đây thuộc bộ Ăn sâu bọ?

A. Chuột chũi và chuột chù

B. Chuột chù và chuột đồng

C. Chuột đồng và chuột chũi

D. Hải li và chuột nhảy.

Câu 5. Hãy chú thích thay cho các số trong hình dưới đây:

Chú thích

1 – ……………..

2 – ……………..

3 – ……………..

4 – ……………..

5 – ……………..

6 – ………………

II. Tự luận

Câu 1. Em hãy nối hai cột dưới đây sao cho đúng

Bảng – Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn.

STT Đặc điểm cấu tạo ngoài Trả lời Ý nghĩa thích nghi
1 Da khô, có vảy sừng bao bọc 1-….. A. Tham gia di chuyển trên cạn
2 Có cổ dài 2-….. B. Động lực chính của sự di chuyển
3 Mắt có mí cử động, có nước mắt 3-….. C. Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
4 Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu 4-….. D. Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
5 Thân dài, đuôi rất dài 5-….. E. Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
6 Bàn chân có năm ngón có vuốt 6-….. G. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

Câu 2. Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.

Câu 3. Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sống đào hang trong đất.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 7

I. Trắc nghiệm

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: Chú thích

1 – Mắt

2 – Vành tai

3 – Lông xúc giác

4 – Chi trước

5 – Chi sau

6 – Đuôi

7 – Bộ lông mao

II. Tự luận

Câu 1. 1 – G, 2 – E, 3 – D, 4 – C, 5 – B, 6 – A.

Câu 2.

– Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn.

– Lớp mỡ dưới da dày làm giảm tỉ trọng cơ thể.

– Vây đuôi nằm ngang, chi trước biến thành vây bơi dạng bơi chèo, chi sau tiêu giảm.

– Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

Câu 3.

– Thị giác kém, khứu giác và xúc giác phát triển tốt.

– Chi trước ngắn, bàn tay rộng, ngón tay to khỏe để đào hang.

– Thân thon tròn đầu hình nón thích nghi với lối sống đào hang trong đất.

…………..

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG THCS …………

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 2021

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7

Thời gian làm bài:…. phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3.0 điểm)

Câu 1. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những chính sách gì?

A. Cho 25vạn( trong tổng Số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp.

B. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

C. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

Câu 2. Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì:

A. Nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.

B. Nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc.

C. Nghĩa quân ba lần bị thất bại.

D. Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê.

Câu 3. Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì:

A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia

B. Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

C. Bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến

D. Khuyến khích phát triển kinh tế , bảo vệ một số quyền của phụ nữ.

Câu 4. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là?

A. Lê Lợi

B. Lê Thánh Tông

C. Nguyễn Hoàng

D. Lương Thế Vinh

Câu 5: Quang Trung đại phá quân Thanh trong bao nhiêu ngày:

A. 5 ngày

B. 6 ngày

C. 7 ngày

D. 8 ngày

Câu 6. Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận Hội thề Đông Quan (10-12-1427) để rút quân về nước, vì:

A. Quân Minh bị ta đánh bại trong trận Tốt Động – Chúc Động.

B. Hai đạo viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạch bị ta tiêu diệt.

C. Tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết.

D. Cả ba phương án A, B, C.

Câu 7. Trong câu nói của vua Lê Thánh Tông dưới đây còn thiếu từ nào trong chỗ trống?

“Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì tội phải………………..”

A. Giết chết

B. Chặt đầu

C. Đi tù

D. Tru di

Câu 8. Địa danh nào là giới tuyến giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài trong thời kì chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

A. Sông Gianh (Quảng Bình)

B. Vùng núi Tam Đảo

C. Thanh Hóa – Nghệ An

D. Quang Bình – Hà Tĩnh

Câu 9. Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B

Thời gian (Cột A) Nối (Đáp án ) Sự kiện (Cột B)
1 . 1418 1 – a . Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
2 . 1424 2 – b . Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
3 . 1426 3 – c . Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
4 . 1427 4 – d . Chiến thắng Nghệ An
e . Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang

II. TỰ LUÂN (7 điểm)

Câu 1. (3đ) Trình bày những biện pháp phát triển kinh tế thời Lê sơ? Tác dụng của những biện pháp đó?

Câu 2. (2đ) Nêu diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ( 1785 )? Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với giặc?

Câu 3. (2đ) Phân tích những cống hiến to lớn của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Lịch sử

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM.

  1. A ; 2. D ; 3. D ; 4. A

5. A ; 6. B ; 7. D ; 8. A ;

9. 1-a , 2-d , 3-c , 4-e

Từ câu 1 đến 8 mỗi câu đúng 0.25đ

Câu 9 mỗi câu nối đúng 0.25đ

II. PHẦN TỰ LUẬN.

Câu 1.

*Tình hình kinh tế

– Nông nghiệp: (1đ)

+ 20 năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn…

+ Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chến tranh. Còn lại 10 vạn lính chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.

+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.

+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp…

– Thủ công nghiệp, thương nghiệp: (1đ)

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời…

+ Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác.

+ Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.

+ Buôn bán với nước ngoài phát triển.

* Nhận xét: ( 1 điểm )

– Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, phát triển.

– Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển…

Câu 2.

– Diễn biến ( 1 điểm )

+ Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào nước ta đánh chiếm miền Tây Gia Định…

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Soài Mút để nhử quân địch… Quân Xiêm thua, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

– Lý do Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền làm nơi quyết chiến ( 1điểm )

Đây là đoạn sông dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.

Câu 3.

– Lật đổ chính quyền phong kiến thối nat Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. (0.5đ)

– Đánh tan quân xâm lược Xiêm – Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. (0.75đ)

– Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước…. (0.75đ)

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn GDCD

Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7

Sở GD&ĐT ………..

Trường THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: GDCD 7

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất.

Câu 1: Làm việc có kế hoạch giúp cho chúng ta thực hiện được điều nào sao đây?

A. Lãng phí thời gian

B. Lúng túng, bị động trong công việc

C. Chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức

D. Không đem lại lợi ích gì

Câu 2: Khi có kế hoạch, để kế hoạch trở thành hiện thực người ta cần những điều gì sau đây?

A. Quyết tâm vượt khó

B. Kiên trì sáng tạo

C. Chủ động thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao

D. Cả A, B, C đúng.

Câu 3: Trẻ em có những quyền cụ thể nào sau đây trong việc được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục?

A. Quyền được bảo vệ

B. Quyền được chăm sóc

C. Quyền được giáo dục

D. Cả A, B, C đúng

Câu 4: Việc làm nào sau đây không vi phạm đến quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em nghỉ học để đi kiếm sống

B. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.

C. Đánh đập, hành hạ trẻ em

D. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.

Câu 5: Ngày môi trường thế giới là ngày nào sau đây?

A. Ngày 6 – 5.

B. Ngày 5 – 6.

C. Ngày 16 – 5.

D. Ngày 15 – 6.

Câu 6: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là việc làm:

A. Cấp bách.

B. Xã hội.

C. Cần thiết.

D. Quốc gia.

Câu 7: Di sản văn hóa. Theo em gồm mấy loại?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 5.

Câu 8: Hành vi nào sau đây chưa đúng với giữ gìn văn hóa

A. Tự do vận chuyển di vật, cổ vật ra nước ngoài

B. Tổ chức tham quan di tích lịch sử

C. Thi tìm hiểu di tích lịch sử

D. Cả A, B, C đúng.

II. Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1: Nêu một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em? (3,0 điểm)

Câu 2: Thế nào là di sản văn hóa? Có mấy loại di sản văn hóa? Đó là những loại nào? Kể tên một số di sản văn hóa thế giớ ở nước ta mà em biết? (3,0 điểm)

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn GDCD

I. Trắc nghiệm:

Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C D D B B A B A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

* Quyền được bảo vệ:

– Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm.

– Ví dụ: Không làm khai sinh cho trẻ mới sinh, bỏ rơi trẻ, đánh đập, hành hạ hay bắt trẻ em phải làm việc quá sức, lợi dụng trẻ để làm việc phi pháp -> Đều được coi là những hành vi vi phạm (xâm phạm) đến quyền trẻ em.

* Quyền được chăm sóc:

– Trẻ em được chăm sóc và nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ.

– Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.

– Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng.

– Trẻ em không nơi nương tựa được nhà nước xã hội tổ chức chăm sóc nuôi dạy.

* Quyền được giáo dục:

– Trẻ em có quyền được học tập được dạy dỗ, được vui chơi giải trí, tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao.

Câu 2: (3,0 điểm)

* Di sản văn hoá chính là sản phẩm tinh thần hoặc vật chất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể.

* Một số di sản văn hóa tiêu biểu: Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An,Thánh Địa Mĩ Sơn,Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha….

………………….

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 7

Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Vật lý

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …..

TRƯỜNG THCS……….

ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KÌ 2 NĂM 2020 – 2021

Môn: Vật lý lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút;

A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)

Chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng theo yêu cầu của đề bài:

Câu 1: Vật bị nhiễm điện là vật:

A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.

C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.

D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện ?

A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.

B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.

C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.

D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.

Câu 3: Căn cứ vào đâu ta có thể kết luận một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không?

A. Nếu thước nhựa đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

B. Nếu thước nhựa hút các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

C. Nếu thước nhựa hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện.

D. Nếu thước nhựa không hút hay đẩy các vụn giấy chứng tỏ thước nhựa đã bị nhiễm điện

Câu 4: Chọn câu sai.

A. Hai vật cọ xát với nhau, kết quả thu được hai vật nhiễm điên trái dấu.

B. Bình thường, nguyên tử trung hòa về điện.

C. Các điện tích cùng dấu hút nhau, các điện tích trái dấu đẩy nhau.

D. Vật bị nhiễm điện do nó thừa hoặc thiếu êlectron.

Câu 5: Dòng điện trong kim loại là

A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.

B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do.

C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện

D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện

Câu 6: Trong các thiết bị dưới đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:

A. Máy sấy tóc

B. Nam châm điện

C. Bàn là điện

D. Nam châm vĩnh cửu

Câu 7: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường ?

A. Ruột ấm nước điện.

B. Công tắc.

B. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia dình.

D. Đèn báo của tivi.

Câu 8: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ?

A. Dòng điện làm nóng bầu quạt.

B. Dòng điện làm nóng đế bàn là.

C. Dòng điện làm nóng máy bơm nước.

D. Dòng điện làm nóng máy điều hòa.

B. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 9 (2 điểm). Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy ví dụ minh họa ?

Câu 10 (2 điểm). Khi:

a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao ?

Câu 11 (2 điểm).

a. Vì sao nói dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh lí ?

b. Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi ?

Câu 12 (2 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ?

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Vật lí lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM (2đ):

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C B C A B D B
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

II. TỰ LUẬN (8đ):

Câu Sơ lược cách giải Điểm
9 – Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Ví dụ: đồng, nhôm, sắt…

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

Ví dụ: sứ, cao su…

1

1

10 a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau.

1

1

11 a) Dòng điện có tác dụng nhiệt vì có khả năng làm nóng các vật dẫn điện khi có dòng điện chạy qua.

Dòng diện có tác dụng sinh lí vì khi đi qua cơ thể người chúng gây ra các tác dụng như co cơ, tim ngừng đập,…

b) Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi

1

1

12 – Vẽ đúng sơ đồ mạch điện

– Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ

1

1

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Vật lí lớp 7

Tên chủ đề Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng Cộng
TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL
1. Hiện tượng nhiễm điện.

2 tiết

1. Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

2. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện.

3. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.

4. Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.

5. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Số câu hỏi 3(3’)

C2.1; C1.3; C2.4

1(6’)

C5.10

4 (9’)
Số điểm 0,75 2,0 2,75 (27,5%)
2. Dòng điện. Nguồn điện.

1 tiết

6. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

7. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

8. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,…

9. Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.

10. Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối.
Số câu hỏi 1(1’)

C6.2

1 (1’)
Số điểm 0,25 0,25 (2,5%)
3. VL dẫn điện và VL cách điện. Dòng điện trong KL.

1 tiết

11. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 12. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.

13. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.

Số câu hỏi 1(1’)

C13.5

1(7’)

C12.9

2 (8’)
Số điểm 0,25 2,0 2,25 (22,5%)
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. 1 tiết 14. Nêu được quy ước về chiều dòng điện.

15. Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện.

16. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. 17. Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước.

18. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.

Số câu hỏi 0,5(3’)

C17.12

0,5(2’)

C17.12

1 (5’)
Số điểm 1,0 1,0 2 (20%)
5. Các tác dụng của dòng điện. 2 tiết 19. Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. 20. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện.
Số câu hỏi 3(3’)

C19.6; C19.7; C19.8

1(8’)

C20.11

4 (11’)
Số điểm 0,75 2,0 2,75 (27,5%)
TS câu hỏi 7 (7′) 3,5 (19′) 1,5 (8′) 12 (45′)
TS điểm 1,75 (17,5 %) 5,25 (52,5 %) 3,0 (30 %) 10,0 (100%)

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Tin học

Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Tin học

Cấp độTên Chủ đề (nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Chủ đề 1

Định dạng trang tính

Nắm được các kiểu định dạng
Số câu

Số điểm..

Tỉ lệ %

Số câu 4

Số điểm 2.0

4

2.0

20%

Chủ đề 2

Trình bày và in trang tính

Nắm các lệnh trình bày và in
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 2

Số điểm 1.0

2

1.0

10%

Chủ đề 3

Sắp xếp và lọc dữ liệu

Nắm các lệnh và mục đích của SX và lọc dữ liệu Nắm được các thao tác sắp xếp và lọc DL Biết được ý nghĩa của sắp xếp và loc DL Vận dụng các bước lọc dữ liệu vào làm BT
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1.0

1

2.0

1

2.0

1

1.0

5

6.0

60%

Chủ đề 4

Toolkit math

Nắm các lệnh và hàm trong Toolkit Math
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu 2

Số điểm 1.0

2

1.0

10%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

8

4

40%

3

3

30%

2

3

30%

13

10

100%

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Tin học năm 2020

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất

Câu 1: Để gộp nhiều ô của trang tính thành một ô và thực hiện căn giữa dữ liệu, ta sử dụng nút lệnh nào?

Câu 2: Nút lện (Font Color) dùng để:

A. Định dạng phông chữ.

B. Định dạng màu chữ.

C. Định dạng kiểu chữ.

D. Định dạng cỡ chữ.

Câu 3: Để xem trước khi in, ta sử dụng nút lệnh nào sau đây?

A. Print

B. Page Break Preview

C. Fill Color

D. Print Preview

Câu 4: Nút lệnh dùng để làm gì?

A. Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần

B. Lọc dữ liệu

C. Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần

D. Tô màu chữ.

Câu 5: Tiêu chuẩn lọc Top 10 là tiêu chuẩn lọc:

A. Cột có giá trị cao nhất.

B. Hàng có giá trị nhỏ nhất.

C. Hàng có giá trị cao nhất.

D. Hàng có giá trị cao nhất hoặc nhỏ nhất.

Câu 6: Từ khóa simplify dùng để

A. Vẽ đồ thị đơn giản.

B. Tính toán với đa thức.

C. Tính toán các biểu thức đơn giản hay phức tạp.

D. Giải phương trình đại số.

Câu 7: Trong hộp thoại Page Setup, để đặt lề cho trang tính ta chọn trang nào?

A. Header / Footer

B. Page

C. Margins

D. Page Setup

Câu 8: Tăng thêm một chữ số phần thập phân là nút nào?

Câu 9: Để định dạng cỡ chữ, ta sử dụng nút lệnh nào?

A. Font

B. Font size

C. Font Color

D. Fill Color

Câu 10: Để khởi động phần mềm học toán với Toolkit Math em nháy đúp chuột vào biểu tượng nào trên màn hình

B. TỰ LUẬN: (5 điểm).

Câu 1: Sắp xếp dữ liệu là gì? Hãy nêu các bước sắp xếp dữ liệu (2.5đ)

Câu 2: Cho Bảng Điểm Lớp 7A như sau :

a/ Hãy nêu các bước sắp xếp dữ liệu trong cột Toán theo thứ tự tăng dần. (1.5đ)

b/ Hãy nêu các bước để lọc ra 3 bạn có Điểm Trung Bình nhỏ nhất ? (1.0đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Tin học

I. LÝ THUYẾT : (5đ)

Mỗi câu chọn đúng 0.5×10=5.0đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đề 1 B B D C D C C A B C
Đề 2 A A D D A D C B B C

II. TỰ LUẬN : (5đ)

Câu 1:

– Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. Mặc định, thứ tự của cột có dữ liệu kiểu kí tự là thứ tự theo bảng chữ cái tiếng Anh. (1đ)

– Các bước sắp xếp dữ liệu trên trang tính theo thứ tự tăng dần:

+ B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột em cần sắp xếp dữ liệu. (0.5đ)

+ B2: Nháy nút trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc nút trên thanh công cụ để sắp xếp theo thứ tự giảm dần. (1.0đ)

Câu 2:

a/ Hãy nêu các bước sắp xếp dữ liệu trong cột Toán theo thứ tự tăng dần. (1.5đ)

Bước 1: Nháy chọn 1 ô trong cột điểm Toán. (0.75đ)

Bước 2: Nháy nút trên thanh công cụ. (0.75đ)

(Lưu ý: Nếu HS nêu như cách trình bày ở câu 1 không cho điểm)

b/ Các bước để lọc 3 bạn có Điểm Trung Bình nhỏ nhất

Bước 1: Nháy chuột vào mũi tên bên phải ô Điểm Trung Bình chọn Top 10 (0.25đ)

Bước 2: Nháy chọn Bottom (0.25đ)

Bước 3: Chọn hoặc nhập 3 hàng cần lọc (0.25đ)

Bước 4: Nháy OK (0.25đ)

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 7

Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ lớp 7

Các chủ đề chính CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ TỔNG SỐ
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Lâm nghiệp 1

(0.25)

C3

2,25đ
Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi C4

(0,25đ)

2

1,25đ

C 2,3,

5,6,7 (1,25đ)

C1 (2đ)

C2 (2đ)

C1-VD

(1đ)

7,75đ
Tổng số 1,5đ 7,5đ 10đ

Đề thi giữa kì 2 lớp 7 môn Công nghệ

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: 1,75đ

Câu1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi là

A. di truyền.

B. thức ăn.

C. chăm sóc.

D. cả 3 yếu tố trên

Câu 2. Bột cá là thức ăn có nguồn gốc từ

A. chất khoáng.

B. động vật

C. thực vật

D. sinh vật

Câu 3. Hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam chỉ được phép

A. khai thác trắng

B. khai thác chọn

C. khai thác dần .

Câu 4. Giống vật nuôi quyết định đến

A. năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi .

B.lượng thịt.

C. lượng mỡ.

D.lượng sữa

Câu 5. Qua đường tiêu hóa của vật nuôi prôtêin được hấp thụ dưới dạng

a. Axít amin

b. Axít béo

c. Đường đơn

d. Glyxêrin

Câu 6: Nhóm thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật

A. Giun , rau , bột sắn

B.Cá , bột sắn , ngô

C. Tép , vỏ sò , bột cá

D.Bột sắn, giun, bột cá.

Câu 7. Thức ăn giàu gluxit nhất là

A. rau muống

B.khoai lang củ

C. rơm lúa

D. ngô bắp hạt

II. Đọc và đánh dấu (x) vào bảng sau để phân biệt những biến đổi nào của cơ thể vật nuôi thuộc sự sinh trưởng và phát dục (1.25 điểm, mỗi ý 0.25)

Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục
Xương ống của chân bê dài thêm 5cm
Thể trọng lợn con từ 5kg tăng lên 8kg
Gà trống biết gáy
Gà mái bắt đầu đẻ trứng
Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa

II. TỰ LUẬN :(7 điểm)

Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Ví dụ? (3đ)

Câu 2: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi? Lấy ví dụ minh họa (2đ)

Câu 3: Nêu vai trò của rừng và trồng rừng.( 2đ)

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM.(3đ) Mỗi câu 0.25đ .

1 2 3 4 5 6 7
D B B A A C D

II. TỰ LUẬN: (7đ)

Câu 1 (2đ)

– Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. VD: ……(1,5đ)

– Sự phát dục là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD…(1,5đ)

Câu 2: (2đ)

– Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho các ngành SX khác. (1đ)

– Ví dụ: 1 đ

Câu 3: (2đ)

Vai trò của rừng và trồng rừng.

– Rừng bảo vệ môi trường, làm sạch không khí.

– Phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước.

– Phục vụ nhu cầu văn hoá, xã hội, nghiên cứu khoa học

……………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Giáo Dục

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2020 – 2021

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bo-de-thi-giua-hoc-ki-2-lop-7-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp