Bản kiểm điểm học sinh là gì?
Bản kiểm điểm học sinh thông thường thì sẽ được các bạn học sinh viết vào khoảng thời gian cuối năm học hoặc sẽ phải viết sau những lần các bạn học sinh vi phạm nội quy trường lớp để nhằm mục đích giúp các bạn học sinh có thể tự điểm lại những vi phạm của mình và từ đó các bạn học sinh cũng có thể tự rút ra bài học và sửa đổi cho những lần tiếp theo. Có nhiều mẫu bản kiểm điểm học sinh khác nhau, cụ thể như: mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi; bản kiểm điểm nhận lỗi không làm bài tập, bản kiểm điểm nói chuyện riêng trong giờ,… Mẫu bản kiểm điểm học sinh được sử dụng rất nhiều và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục.
Khi đi học thì đa số ai trong chúng ta cũng đều đã từng phải viết bản kiểm điểm dù không nhiều thì ít. Bản kiểm điểm học sinh được hiểu cơ bản chính là mẫu đơn do các bạn học sinh tự viết, mẫu bản kiểm điểm học sinh sẽ không theo khuôn mẫu nào mà bản kiểm điểm học sinh sẽ để cho các bạn học sinh tự có thể xem xét, đánh giá lại chính những hành vi của bản thân khi mắc lỗi để từ đó mà các bạn học sinh sẽ có phương hướng phát triển cho kỳ học sau. Bên cạnh đó thì mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh cũng không chỉ sử dụng khi các bạn học sinh mắc lỗi mà mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh còn được sử dụng để chúng ta nhìn nhận lại một năm học, một kỳ học đã qua chúng ta đã đạt được gì, có những vi phạm gì.
Các bạn học sinh, sinh viên trong quá trình đi học của mình ai cũng đã từng có những lỗi sai bị thầy cô giáo phạt, bị giáo viên mời phụ huynh tới gặp và bắt viết bản kiểm điểm. Bản kiểm điểm là để cho các bạn nhận thức ra lỗi của mình để sửa chữa, cũng là khoảng thời gian bạn tự suy nghĩ về bản thân, chứ không hề đáng sợ. Bạn phải cố gắng mà vượt qua cảm giác sợ, cứ bình tĩnh tự tin đối diện. Sau này lớn lên ra xã hội làm ăn bươn chải còn có nhiều cái Đáng sợ hơn nhiều, dăm ba cái BKD ăn thua gì.
Đương nhiên dính tới chuyện kỷ luật trong nhà trường thì không ai muốn cả, vậy nên phải cố gắng viết sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ được giáo viên và nhà trường tha lỗi, cha mẹ đọc xong cũng muốn ký. Chứ viết nhăng cuội vào đó, về đưa cho phụ huynh ký vừa bị mắng mà còn bị ăn đòn thêm.
Sự cần thiết của việc viết bản kiểm điểm
– Thông thường bản kiểm điểm thường được sử dụng trong nhà trường dành cho học sinh, sinh viên để học sinh, sinh viên có thể tự nhận ra những lỗi lầm mà mình gây ra, đó có thể biết cách khắc phục và sửa đổi chứ không phải bản kiểm điểm đưa ra là để áp đặt hình thức phạt lên học sinh, sinh viên.
– Bản kiểm điểm cũng không phải chỉ để đánh giá lỗi mà còn được sử dụng ở mỗi kỳ học nhằm tổng kết lại những ưu và nhược điểm của học sinh, sinh viên.
– Bên cạnh đó, bản kiểm điểm cũng được sử dụng trong các cơ quan, đoàn thể để cho các cá bộ Nhà nước, Đảng viên, nhân viên công ty nhận ra những sai lầm, khuyết điểm mà họ đã mắc phải trong quá trình làm việc và tìm ra cách khắc phục. Mặc dù lỗi gây ra có thể là không lớn nhưng vẫn cần viết bản kiểm điểm để nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân.
Cách xin chữ ký phụ huynh
Các bạn, các em phải hiểu rằng xin chữ ký cha mẹ vào bản kiểm điểm là bước khó nhất, một số khi xin chữ ký sẽ bị giáo huấn cả 1 buổi, nhưng một số gia đình bố mẹ khó tính, nghiêm khắc thì khả năng ăn đòn là rất cao. Do đó sau 35 năm kinh nghiệm, mình xin hướng dẫn mọi người cách xin chữ ký phụ huynh với khả năng thành công cao, lần lượt các bước như sau:
Giữ trời yên bể lặng
Trước khi xin chữ ký 3 ngày hãy tự biến mình trở thành con ngoan trò giỏi, chăm chỉ đột xuất cả về học hành lẫn công việc nhà. Cố gắng không tạo thêm phốt, giữ không khí vui vẻ trong gia đình, làm vui lòng bố mẹ
Viết sẵn bản kiểm điểm để đấy
Tận dụng thiên thời, địa lợi, nhân hòa:
- Thiên thời: Phải chọn đúng thời điểm bố hoặc mẹ ở một mình, không tiếp khách, không bận rộn.
- Địa lợi: Xin chữ ký ai thì phải chọn chỗ chỉ có một mình người ấy. Ví dụ xin chữ ký bố hãy chờ lúc bố ở 1 mình 1 phòng (phòng khách, phòng ngủ) và phải đảm bảo mẹ không vào bất chợt. Vì nếu có sự xuất hiện của người thứ 3 thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn, mẹ có thể sẽ kích động bố không ký.
- Nhân hòa: Tâm trạng bố hoặc mẹ phải đang thoải mái, vui vẻ.
Bình tĩnh, kiên trì, giải thích hợp lý
Đi vào phòng xin với tâm trạng bình tĩnh, trước tiên hãy đổ lỗi cho khách quan, sau đó hãy hứa lần sau sẽ không tái phạm kèm xin lỗi. Ví dụ: Lỗi nói chuyện trong lớp, thì hãy nói là do con phải hỏi bài hoặc do con mượn bút… , Lỗi đi muộn thì nói con bị hỏng xe … Cố gắng giải thích hợp lý nhất có thể để bố mẹ thấy mình không cố ý.
Nếu bố/mẹ ký thì coi như thành công. Nếu bố mẹ không ký thì phải kiên trì hôm sau lại xin tiếp. Nhớ hãy tỏ ra hối lỗi. Xin bao giờ được thì thôi.
Cách viết bản kiểm điểm ngắn gọn
Những Việc Cần Làm Trước Khi Viết Bản Kiểm Điểm
Để có thể sở hữu một bản kiểm điểm nhận lỗi xác thực, hiệu quả, các bạn cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
– Xác định nguyên nhân tại sao bạn phải làm bản tường trình, kiểm điểm.
– Thừa nhận sai lầm, trình bày chân thực về những nguyên nhân dẫn đến việc phạm lỗi và các giải pháp khắc phục, tự cải thiện của bản thân trong bản kiểm điểm. (Lưu ý: Bạn cần phải trung thực trong việc đánh giá bản thân và thừa nhận lỗi lầm cá nhân).
– Tìm hiểu các bản mẫu bản kiểm điểm cá nhân trên internet và tải về mẫu bản kiểm điểm phù hợp với môi trường, tình huống vi phạm của bản thân.
Nội dung của 1 bản kiểm điểm
Việc viết bản kiểm điểm có thể trở lên dễ dàng nếu bạn đã có trong đầu một kỹ năng viết bản kiểm điểm chuẩn và bám sát vào nó. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm viết, các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu các mẫu bản kiểm điểm phổ biến nhất. Trong từng trường hợp vi phạm, các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào chi tiết bản kiểm điểm của mình.
Trong suốt quãng thời gian đi học, hầu hết các em học sinh đuề vi phạm một trong các lỗi như không thuộc bài, đi học muộn, nói chuyện riêng trong giờ, đánh nhau,…. Với từng lỗi vi phạm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà thấy cô giáo có thể yêu cầu học sinh viết kiểm điểm để răn đe. Trong một số tình huống, khi cần thu thập ý kiến đánh giá của cá nhân học sinh để làm căn cứ bình bầu thi đua, khen thưởng, các thầy cô cũng có thể yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm cuối năm.
Bản kiểm điểm học sinh là văn bản do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.
– Bản kiểm điểm học sinh thường chi làm 02 loại:
+ Bản kiểm điểm nhìn nhận lại hành vi vi phạm nội quy nhà trường của học sinh.
+ Bản tự kiểm điểm vào cuối kỳ học, cuối năm học.
– Bố cục bản kiểm điểm khi co hành vi vi phạm của học sinh:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên văn bản.
+ Kính gửi: Ban Giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm.
+ Họ và tên học sinh viết kiểm điểm, học sinh của lớp …
+ Nội dung kiểm điểm: Hành vi vi phạm, nguyên nhân.
+ Xác định lỗi sai và cam kết nếu tái phạm lỗi.
+ Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm.
+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh học sinh.
– Bố cục bản tự kiểm của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên văn bản.
+ Kính gửi: Giáo viên củ nhiệm.
+ Trong học kỳ … năm học … hoặc trong năm học … em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:
Nhược điểm (các điểm vi phạm, điểm yếu).
Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.
+ Tự xếp loại hạnh kiểm.
+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm.
+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh.
Cách viết bản kiểm điểm ngắn gọn
– Quốc hiệu, tiêu ngữ:
+ Quốc hiệu: Viết bằng chữ in hoa, bôi đậm và trình bày ra giữa trang giấy.
+ Tiêu ngữ: Căn giữ trang giấy, bôi đậm cùng với Quốc hiệu.
Tuy nhiên trong trường hợp bản kiểm điểm danh cho Đảng viên hay trong cơ quan nên căn Quốc hiệu, tiêu ngữ ở 2/3 trang giấy tính từ bên trái qua.
– Tên của Bản kiểm điểm: Ghi in hoa, căn giữa trang giấy, định dạng đánh máy chữ đứng in đậm.
– Phần Kính gửi: Ghi rõ bản kiểm điểm gửi cho ai.
– Thông tin người viết bản kiểm điểm phải có đầy đủ thông tin cá nhân:
+ Họ và tên: Viết in hoa, chữ đứng.
+ Ngày tháng năm sinh: ghi rõ ngày/tháng/năm.
+ Giới tính: Nam/Nữ.
+ Học sinh lớp: Ghi rõ cả chữ và số của lớp học.
– Trình bày nội dung viết bản kiểm điểm:
+ Phần này cần lưu ý trình bày một cách ngắn gọn, theo trình tự thời gian lần lượt của sự việc.
+ Nội dung cần trình bày chi tiết
+ Nội dung cần trình bày chi tiết và trung thực, nêu được ưu và nhược điểm của bản thân.
– Nhận thức vấn đề và lời cam kết:
Nhận biết được những khuyết điểm, lỗi sai, lỗi vi phạm của bản thân từ đó nêu lên cách khắc phụ cũng như lời cam kết của bản thân đối với những vấn đề tương tự vào thời gian sau này.
– Lời cảm ơn:
Lời cảm ơn gửi tới người tiếp nhận bản kiểm điểm.
– Ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm: Ghi sát mép phải của giấy.
– Chữ ký của người viết bản kiểm điểm và ý kiến, chữ ký của phụ huynh:
Phần này đặc biệt lưu ý, ý kiến của phụ huynh phải là chữ ký và ý kiến thật, nếu bị phát hiện là giả chữ ký, giả ý kiến bản kiểm điểm sẽ không có giá trị.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp