Cảm xúc là gì? Các loại cảm xúc cơ bản của con người

0
176
Rate this post

Cảm xúc là gì?

Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong môi trường của bạn và bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hoóc môn khiến bạn cảm thấy tốt như oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc, vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích.

Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E. Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.

Ngoài việc cố gắng xác định cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau:

  • Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
  • Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích, khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lòng và vui chơi.

Cảm xúc là gì?
Cảm xúc là gì?

Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau:

Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu và kết quả bất ngờ từ phản ứng của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc, những cảm xúc này có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên. Các cá nhân trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy yên bình, hài lòng và bình tĩnh. Kết quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn

Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể bao gồm việc không nghe ý kiến ​​của bạn, thiếu kiểm soát đối với môi trường hàng ngày của bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu cực đóng một vai trò trong quá trình xung đột, với những người có thể kiểm soát cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người không.

Những đặc điểm nổi bật của cảm xúc con người

Đặc điểm tiêu biểu và nổi bật nhất của cảm xúc con người đó chính là những trạng thái tâm lý mang tính chủ quan bên trong luôn có các biểu hiện bên ngoài cụ thể qua từng nét mặt, cử chỉ, hành động, đặc điểm tư thế, động tác. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả các phản ứng có liên quan đến một số sự thay đổi trong hoạt động của hệ hô hấp, tim mạch, tuyến nội tiết,….

Lấy một ví dụ cụ thể như khi con người đối diện với những tình huống gây sợ hãi, lo lắng thì mặt có thể đỏ bừng, ra nhiều mồ hôi, tay chân run rẩy, các cơ trở nên co cứng. Khi cảm thấy hạnh phúc, vui sướng sẽ tự động phát ra tiếng cười, cơ mặt giãn ra, các hoạt động tay chân thoải mái và linh hoạt hơn, giọng nói có thể lớn hơn, các cử chỉ cũng tự tin hơn.

Trong thực tế, bạn có thể dễ dàng nhận biết được những cảm xúc bên trong của con người qua giọng nói, các vận động tay chân, nét mặt. Cũng bởi theo chia sẻ từ các chuyên gia thì các hoạt động của một vài nhóm cơ đặc biệt có trên gương mặt sẽ thực hiện các động tác khác nhau và có sự phân biệt cụ thể, vì thế chúng sẽ giúp tạo ra nhiều nét mặt khi con người tiếp xúc với các sự việc làm rung động cảm xúc khác nhau.

Có thể thấy rằng, cảm xúc thường sẽ kèm theo một số sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Khi gặp các sự cố bất thường, đe dọa, con người có thể biến đổi sắc mặt, nhiều người có thể mất đi sự bình tĩnh, tính tự chủ trong cơn kích động, giận dữ. Lúc này, hoạt động của các cơ sẽ diễn ra một cách mất ý thức, diễn biến phức tạp hơn mức bình thường.

Theo đó, các chuyên gia còn cho biết rằng, cảm xúc được biểu hiện một cách phong phú và đa dạng không chỉ về mặt nội dung mà còn về các đặc điểm và hàng loạt các sắc thái cảm xúc. Những sự sợ hãi, lo lắng, kích động không chỉ xuất phát từ các tình huống đe dọa, nguy hiểm mà còn có thể bắt nguồn từ các trải nghiệm sống, sự thiếu tự tin của mỗi chủ thể. Mỗi người có thể cảm thấy vui sướng, hạnh phúc vì nhiều lý do khác nhau và cách biểu hiện của mỗi cá thể cũng có sự khác biệt.

Tùy vào loại cảm xúc của mỗi người mà những dấu hiệu bộc lộ sẽ khác nhau. Cảm xúc hình thành và biểu hiện cũng sẽ tùy thuộc vào trạng thái chủ quan của mỗi chủ thể cùng với tính chất của những yếu tố kích thích. Niềm vui sẽ làm cho khuôn mặt trở nên rạng rỡ, đầy sức sống, hô hấp và tuần hoàn máu hoạt động thoải mái. Ngược lại khi buồn bã sẽ khiến mặt tối sầm lại, nhăn nhó, ánh mắt vô hồn,…

Các loại cảm xúc cơ bản của con người

Từ những năm 1970, nhà tâm lý học Paul Eckman đã tìm ra và xác định được 6 loại cảm xúc cơ bản của con người. Sau nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu thì cho đến năm 2017 các nhà khoa học cũng đã chỉ ra thêm nhiều loại cảm xúc phổ biến khác so với trước đây. Một cuộc nghiên cứu được công bố bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết đã tìm ra được 27 loại cảm xúc khác nhau.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì dưới đây là một số loại cảm xúc cơ bản và thường gặp nhất ở hầu hết mỗi con người. Cụ thể như sau:

Buồn bã

Buồn bã được xem là một trạng thái cảm xúc nhất thời bởi sự đặc trưng là cảm giác đau buồn, thất vọng, chán nản, tuyệt vọng, bi quan và mất dần các hứng thú đối với cuộc sống ngay tại thời điểm đó. Có thể nói, ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua những giai đoạn, cảm xúc buồn chán vì một lý do nào đó.

Tùy vào sự kiện tác động vào mà nỗi buồn có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có một vài trường hợp sự buồn bã kéo dài dai dẳng và trở nên nghiêm trọng, nhiều khả năng dẫn đến trầm cảm. Nỗi buồn có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như sự thờ ơ, vô tâm, sự trầm lặng, im ắng bất thường, sự chán nản, vẻ mặt u sầu, tự cô lập bản thân, tự nhốt mình trong phòng, khóc lóc,…

Nỗi buồn cũng sẽ có từng mức độ và được phân loại tùy thuộc vào nguyên nhân cốt lõi gây ra nó và cách mà mỗi người đối diện với những cảm xúc tiêu cực. Sự buồn bã có thể khiến một người tự tách biệt với xã hội và những người xung quanh, hình thành các suy nghĩ tiêu cực, các hành vi tự làm hại bản thân mình.

Ngạc nhiên

Ngạc nhiên là một trong các loại cảm xúc cơ bản mà hầu như ai trong chúng ta đều đã từng trải qua. Tuy nhiên, cảm xúc bất ngờ, ngạc nhiên thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và được biểu hiện đặc trưng bởi các phản ứng sinh lý, chẳng hạn như giật mình, mở to mắt,….

Đối với loại cảm xúc ngạc nhiên thì nó có thể mang tính chất tích cực, tiêu cực hoặc trung tính tùy vào sự việc xảy ra. Một sự ngạc nhiên khiến bạn cảm thấy dễ chịu đó như có một vị khách bất ngờ đến thăm nhà hoặc khi đám bạn thân tổ chức sinh nhật cho bạn nhưng không báo trước. Ví dụ về một sự ngạc nhiên khó chịu như có một người đột ngột nhảy ra từ phía sau và dọa bạn vào ban đêm.

Khi ngạc nhiên, con người thường có những biểu hiện như mở to mắt, nhướng mày, miệng mở rộng, nhảy lên cao hoặc nhảy lùi ra phía sau, la hét, nín lặng, đứng im. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì ngạc nhiên là một loại cảm xúc có thể tạo ra phản ứng fight or flight response (đánh hoặc tránh). Khi bất ngờ, giật mình thì cơ thể có khả năng sản sinh ra hormone adrenaline để giúp cơ thể đối phó và chống chọi lại hoặc chọn cách bỏ trốn.

Cảm xúc ngạc nhiên có thể tác động đến trực tiếp hành vi của con người. Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, mọi người đều có xu hướng quan tâm đến các sự kiện, tình huống xảy ra bất ngờ, đột ngột. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao những sự bất ngờ luôn có xu hướng nổi trội và nhận được nhiều sự chú ý của cộng đồng.

Hạnh phúc

Có thể nói, trong tất cả các loại cảm xúc thì hạnh phúc chính là trạng thái mà hầu hết chúng ta đều mong muốn đạt được và luôn tìm kiếm chúng. Đây là một trạng thái cảm xúc mang tính tích cực và giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Biểu hiện đặc trưng của loại cảm xúc này đó chính là cảm giác mãn nguyện, thỏa mãn, hài lòng, vui sướng, phấn khích.

Bắt đầu từ năm 1960, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học tìm hiểu về hạnh phúc, trong rất nhiều các môn học cũng đã đề cập đến trạng thái cảm xúc này, chẳng hạn như một phân ngành của tâm lý học đó chính là tâm lý học tích cực. Một vài biểu hiện thường gặp khi bạn cảm thấy hạnh phúc như nở nụ cười, cơ thể hoạt động linh hoạt hơn, giọng nói vui vẻ, dịu dàng hoặc có thể nói với âm lượng lớn hơn.

Trong thực tế, hạnh phúc là cảm xúc cơ bản mà con người đều đã từng trải qua. Tuy nhiên những điều chúng ta nghĩ và cảm nhận để tạo ra hạnh phúc lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi văn hóa. Chẳng hạn như văn hóa đại chúng sẽ có nhiều khả năng nhấn mạnh về việc đạt được một điều gì đó nhất định chẳng hạn như có công việc tốt, mức lương cao, mua được nhà để cảm thấy hạnh phúc, vui sướng. Tuy nhiên, theo đánh giá thì những yếu tố góp phần tạo nên sự hạnh phúc thường sẽ khá phức tạp và mang nhiều tính chất cá nhân.

Mọi người đều cho rằng, sức khỏe và hạnh phúc có sự liên kết khá chặt chẽ với nhau. Trong thực tế thì điều này cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ của giới chuyên môn, các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh cụ thể về những đóng góp to lớn của trạng thái hạnh phúc đối với sức khỏe tổng thể của mỗi con người. Nếu có thể giữ được cảm xúc hạnh phúc, vui tươi sẽ giúp bạn gia tăng tuổi thọ, kéo dài thanh xuân, tăng sự thỏa mãn trong hôn nhân, cuộc sống.

Ngược lại, sự bất hạnh sẽ có mối liên quan đến rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn khi bạn lo lắng, stress, buồn phiền, cô đơn, trầm cảm sẽ làm suy giảm hoạt động của hệ miễn dịch, gia tăng các bệnh lý về viêm nhiễm và làm suy giảm, độ tuổi trung bình của mỗi người.

Khinh bỉ

Nếu xét trong 8 loại cảm xúc cơ bản của con người thì khinh bỉ là loại cảm xúc không được đánh giá cao. Đây là trạng thái thể hiện sự khinh thường, chê bai, miệt thị người khác một cách tiêu cực. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết khi một người có cảm xúc khinh bỉ đó chính là mím môi, nhếch một bên mép, liếc mắt.

Như đã chia sẻ, đây là một loại cảm xúc tiêu cực nên nếu bạn cứ mãi duy trì trạng thái này sẽ làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt đời sống và gây ra các hậu quả tồi tệ xoay quanh mối quan hệ cần có sự tôn trọng. Chính vì thế, bản thân mỗi người cần phải tự biết điều chỉnh và loại bỏ loại cảm xúc này để tránh những tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Ghê tởm

Ghê tởm là một loại cảm xúc cũng khá phổ biến được biểu hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như tránh né đối tượng gây ghê tởm, cảm thấy buồn nôn, mắc ói và kèm theo một số biểu hiện khuôn mặt như nhăn mũi, cong môi,…

Cảm giác ghê tởm có thể xuất hiện trong nhiều tình huống, các yếu tố như mùi vị, hình ảnh, cảnh tượng nào đó cũng có thể khiến cho một người cảm thấy ghê sợ. Một số nhà nghiên cứu chia sẻ rằng, cảm xúc này có khả năng phát triển giống như một phản ứng với các loại thức ăn gây hại hoặc có thể làm tử vong.

Chẳng hạn như khi một người ngửi, nếm thử một món ăn đã ôi thiu, bốc mùi thì họ sẽ hình thành cảm xúc ghê tởm với nhiều phản ứng đặc trưng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như máu, vệ sinh kém, sự thối rữa, nhiễm trùng, cái chết cũng có thể gây ra cảm giác ghê tởm.

Có thể hiểu đây là một phản ứng giúp con người tránh khỏi những thứ có khả năng gây ra những căn bệnh truyền nhiễm. Hơn thế, một số người cũng có thể trải qua cảm xúc ghê tởm khi họ chứng kiến người khác thực hiện các hành vi vô đạo đức khiến họ cảm thấy xấu xa, khó chịu.

Sợ hãi

Theo đánh giá của các chuyên gia thì sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ, nó đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Khi bạn đối mặt với những tình huống đe dọa, nguy hiểm và nó khiến bạn cảm thấy sợ hãi thì bạn sẽ trải qua những gì được gọi là phản ứng căng thẳng cấp tính, tức là phản ứng đánh hoặc tránh.

Lúc này, nhịp tim và nhịp thở bắt đầu tăng nhanh, cơ bắp căng ra, tâm trí trở nên đề phòng và cảnh giác nhiều hơn, cơ thể sẽ được thúc đẩy chạy ra khỏi sự nguy hiểm hoặc đối diện với nó. Phản ứng này cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể đối mặt lại với các mối nguy hiểm, đe dọa trong cuộc sống của chính mình.

Cảm xúc sợ hãi sẽ được biểu hiện bởi các đặc điểm như mắt mở to, cằm thu lại, cố gắng chối bỏ hoặc che giấu các sự việc đang đe dọa, tim đập nhanh, thở gấp, ra nhiều mồ hôi,….Tuy nhiên, mỗi người sẽ có những cách trải nghiệm nỗi sợ riêng biệt. Một số người có thể trở nên hoảng loạn, sợ hãi, nhạy cảm hơn nhưng cũng có người mạnh mẽ và chống chọi lại với sự việc.

Sợ hãi thường là một phản ứng cảm xúc xuất hiện với một mối đe dọa tức thì. Chúng có thể hình thành với cả những mối nguy hiểm đã dự đoán trước hoặc thậm chí khi chúng ta suy nghĩ về những nguy cơ tiềm ẩn của các tình huống. Một số khác lại tìm kiếm nỗi sợ qua những trò chơi cảm giác mạnh, các môn thể thao mạo hiểm.

Khi bạn tiếp xúc hoặc liên tục đối diện với những đối tượng, tình huống gây sợ hãi thì có thể dần trở nên thân quen, thích nghi với chúng và cảm xúc sợ hãi cũng dần thuyên giảm. Đây cũng là một trong các ý tưởng được ứng dụng trong liệu pháp phơi nhiễm để người bệnh có thể tiếp xúc dần với những tình huống gây sợ hãi và kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân.

Giận dữ

Giận dữ có thể xuất hiện như một loại cảm xúc mạnh mẽ với sự đặc trưng là trạng thái kích động, cảm giác thù địch, sự phản kháng, thất vọng đối với một tình huống, đối tượng nào đó. Cũng tương tự như cảm giác sợ hãi, giận dữ có thể là một trong các phản ứng đánh hoặc tránh của cơ thể.

Khi xuất hiện một mối đe dọa nào đó sẽ khiến cho chúng ta cảm giác tức giận, sẵn sàng chiến đầu với những thách thức nhằm bảo vệ bản thân hoặc những người thân bên cạnh. Thường thì sự giận dữ sẽ được biểu hiện qua các đặc trưng như sự cau có của gương mặt, trừng mắt, nói chuyện cọc cằn, thô bạo, la hét, đỏ mặt, ra nhiều mồ hôi hoặc thậm chí có một số hành vi như ném đồ vật, đấm, đá,…

Đa phần thì giận dữ sẽ mang tính chất tiêu cực nhưng cũng có vài trường hợp nó mang tính xây dựng giúp bạn làm rõ các nhu cầu của bản thân về các mối quan hệ hoặc thôi thúc bạn thực hiện các hành động giải quyết vấn đề triệt để. Tuy nhiên, nếu sự giận dữ biểu hiện ở mức độ cao sẽ không còn tính lành mạnh mà ngược lại nó tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, gây hại.

Sự giận dữ mất kiểm soát có thể nhanh chóng biến thành các hành vi bạo lực, gây hấn, lạm dụng. Các hậu quả của loại cảm xúc này cũng vô cùng to lớn, nó có thể gây hại cho tinh thần lẫn thể. Đồng thời, nó cũng làm cản trở các quyết định lý trí, thậm chí khiến bạn ngừng trệ các dự định trong tương lai.

Đau khổ

Đau khổ được xem là một trong các dạng cảm xúc cơ bản với sự biểu hiện cao nhất của trạng thái buồn bã. Trong thực tế có không ít người chìm đắm trong sự đau khổ với những sự tuyệt vọng, chán chường, bi lụy và không muốn làm bất cứ điều gì. Cảm xúc này sẽ không thường xuyên xuất hiện nhưng khi bạn đối mặt và gánh chịu một cú sốc lớn về tinh thần thì chúng sẽ bắt đầu hình thành và biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng.

Các loại cảm xúc cơ bản của con người
Các loại cảm xúc cơ bản của con người

Các quy luật của cảm xúc

Quy luật lây lan

Xúc cảm, tình cảm của người này có thể được “lây” sang người khác, như: vui lây, buồn lây, chia sẻ, đồng cảm. Nền tảng của quy luật này là tính xã hội trong tình cảm con người. Chính những tình cảm của tập thể, tâm trạng của xã hội được hình thành trên cơ sở của quy luật này. Một hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện rõ rệt quy luật này là hiện tượng “hoảng loạn”. Quy luật lây lan của cảm xúc, tình cảm có ý nghĩa rất to lớn trong các hoạt động tập thể của con người như học tập, lao động, chiến đấu.

Quy luật thích ứng

Tương tự như trong quá trình cảm giác, trong xúc cảm tình cảm cũng có hiện tượng thích ứng. Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại với một cường độkhông thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng thường được gọi là sự “chai dạn” của tình cảm.

Quy luật tương phản hay cảm ứng

Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm, ví dụ: “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cổ, tri tân”.

Vận dụng quy luật này vào trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu. Quy luật này được chú ý nhiều khi xây dựng các tình tiết, các tính cách và hành động của nhân vật nhằm đánh “trúng” tâm lý độc giả hay khán giả, làm thỏa mãn nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ của họ.

Quy luật di chuyển

Xúc cảm, tình cảm con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.

Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cũng hay gặp hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” hay “vơ đũa cả nắm”.

Quy luật này nhắc nhở chúng ta phải chú ý kiểm soát thái độ cảm xúc của mình, làm cho nó mang tính chọn lọc tích cực.

Quy luật pha trộn

Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau. Sự pha trộn của xúc cảm, tình cảm là sự kết hợp màu sắc âm tính của hiện tượng với màu sắc dương tính của nó, hơn nữa màu sắc âm tính là nguồn gốc và điều kiện để nảy sinh màu sắc dương tính. Tính pha trộn cho phép hai cảm xúc, hai tình cảm đối lập nhau có thể cùng tồn tại ở một con người, chúng không loại trừ nhau mà quy định lẫn nhau. Ví dụ, sự pha trộn giữa cảm xúc lo âu và tự hào, muốn được chinh phục nhưng cũng sợ hãi ở những nhà thám hiểm. Sự ghen tuông trong tình cảm đôi lứa cũng là sự pha trộn giữa yêu và ghét, hay hiện tượng “giận mà thương” …

Quy luật này cho thấy rõ tính chất phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn của tình cảm con người. Sự thật những mâu thuẫn đó phản ánh tính phức tạp, đa dạng và mâu thuẫn có thực trong thực tế khách quan mà thôi.

Quy luật về sự hình thành tình cảm

Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại, chẳng hạn tình cảm mẹ con, lòng yêu quê hương, đất nước.

Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã hình thành thì tình cảm lại chi phối và thể hiện qua các xúc cảm đa dạng.

Tại sao cần quản lý cảm xúc?

Cảm xúc có một sức mạnh nhất định đối với suy nghĩ của chúng ta. Như vậy, cảm xúc của chúng ta đang đặt nền tảng cho suy nghĩ. Vì vậy chúng ta cần quản lý cảm xúc để đưa ra những suy nghĩ, quyết định đúng đắn.

Thực tế là những cảm xúc xuất hiện trước nhận thức (tức là trước những suy nghĩ). Cảm xúc ảnh hưởng và kích hoạt các phản ứng hành vi ngay lập tức trong vài giây. Cảm xúc hỗ trợ việc ra quyết định, phục vụ như một nguồn động lực để lựa chọn và có hành động phù hợp.

Làm thế nào để quản lý cảm xúc?

Bạn đã biết cảm xúc là gì? vậy bạn có biết cách nào để quản trị cảm xúc. Quản trị cảm xúc là cách sử dụng lý trí để điều khiển 1 phần cảm xúc. Từ đó làm thay đổi phản ứng, hành động của mình trước tác động theo hướng tích cực.

Bạn không nên nhầm lẫn giữa quản trị cảm xúc và đè nén cảm xúc. Đè nén là ép xuống, nén chặt lại không cho nó bộc lộ. Như vậy đè nén không phải là quản trị. Quản trị là cách ta cho phép cảm xúc thể hiện như ở một mức độ và chừng mực nào đó.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Quan sát cảm xúc

Để quản lý tốt cảm xúc của chúng ta, trước tiên chúng ta cần quan sát những trải nghiệm, cảm xúc của chính mình.

Chúng ta phải học cách quan sát và hiểu những cảm xúc mà chúng ta đang trải qua, không có áp lực phải làm bất cứ điều gì với chúng hoặc về chúng. Chúng ta phải phân tích những gì chúng ta cảm thấy mà không cần phải xác định nó, từ chối nó hoặc thay đổi nó. Điều này giúp chúng ta cân bằng. Không cần phải từ chối ngay lập tức các tình huống hoặc cảm xúc chỉ vì chúng khó chịu. Không phải tất cả mọi thứ cảm thấy khó chịu là xấu. Nếu chúng ta có thể duy trì mục tiêu, chúng ta có thể biến những gì cảm thấy không thoải mái thành một thứ gì đó thoải mái hơn.

Dán nhãn cảm xúc của bạn

Trước khi bạn có thể thay đổi cảm xúc của mình, bạn cần phải thừa nhận những gì bạn đang trải qua ngay bây giờ. Bạn có lo lắng không? Bạn có cảm thấy thất vọng không? Bạn buồn không?

Đặt tên cho cảm xúc của bạn. Hãy nhớ rằng bạn có thể cảm thấy cả đống cảm xúc cùng một lúc – như lo lắng, thất vọng và thiếu kiên nhẫn.

Dán nhãn cảm xúc của bạn ngay khi bạn thấy xuất hiện nhiều cảm xúc. Nó cũng có thể giúp bạn lưu ý cẩn thận về việc những cảm xúc đó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của bạn như thế nào.

Chuyển hướng suy nghĩ của bạn

Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức các sự kiện. Nếu bạn cảm thấy lo lắng và ngay lúc đó bạn được cấp trên triệu tập thì ngay lập tức bạn suy nghĩ rằng mình phạm lỗi nào đó hoặc nghiêm trọng là bạn có thể cho rằng bạn sẽ bị sa thải. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi được cấp trên triệu tập thì suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là bạn sẽ được thăng chức hoặc chúc mừng vì đã hoàn thành tốt công việc.

Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc của bạn và điều chỉnh lại suy nghĩ để có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thấy mình sống trong những điều tiêu cực, bạn có thể cần phải thay đổi kênh trong não. Khi đó việc vận động thể chất, đi dạo hay dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ những điều tiêu cực.

Học cách tự làm dịu cảm xúc

Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, bạn có khả năng tham gia vào các hoạt động khiến bạn luôn trong tâm trạng đó. Việc cô lập bản thân hoặc phàn nàn với mọi người xung quanh chỉ là một vài trong số những “hành vi tâm trạng xấu” và khiến bạn bế tắc.

Bạn phải có hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn. Hãy nghĩ về những điều bạn làm khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Làm những điều đó khi bạn đang ở trong một tâm trạng xấu và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Dưới đây là một vài ví dụ về điều chỉnh tâm trạng nhờ một số hoạt động sau:

  • Tâm sự những điều đang gặp phải cho người thân, người bạn mà bạn tin tưởng họ sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như góp ý tích cực giúp bạn giải tỏa được buồn phiền.
  • Đi dạo.
  • Thiền trong vài phút.
  • Nghe nhạc…

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cam-xuc-la-gi-cac-loai-cam-xuc-co-ban-cua-con-nguoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp