Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông? là một thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Bài viết hôm nay, trường sẽ giải đáp giúp mọi người câu hỏi biển đông tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia. Mời các bạn cùng theo dõi.
Biển đông là gì?
Biển đông là một tên gọi tiếng Việt cho vùng biển nước ta và có tên quốc tế là South China Sea hay Mer de Chine méridionale.
Biển đông là vùng biển có diện tích khoảng 3,5 triệu km2; trải rộng từ 3 độ vĩ Bắc đến 26 độ vĩ Bắc và từ 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông. Đây là một trong những biển lớn nhất trên thế giới với 90% chu vi được bao bọc bởi đất liền.
Biển đông chứa nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với những nước xung quanh. Biển đông có những tài nguyên như dầu khí, sinh vật, khoáng sản, du lịch. Những tài nguyên này giúp cho các nước vùng ven biển có những nguồn lợi không nhỏ đối với nền kinh tế.
Hơn nữa biển Đông còn là một trong những tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Là một trong những tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai trên thế giới.
Các nước tiếp giáp với biển Đông cũng nắm trong tay những nguồn lợi vô cùng quý giá này.
Có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông?
Có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp giáp với biển đông, bao gồm:
- Việt Nam
- Trung Quốc
- Philippines
- Indonesia
- Brunei
- Malaysia
- Singapore
- Thái Lan
- Campuchia
- Đài Loan
Nhưng nước này bao quanh vùng biển Đông rộng lớn. Trong đó các nước nằm trong tổ chức ASEAN chiếm phần lớn.
Theo quy định Công ước Luật Biển 1992, các quốc gia ven Biển Đông có các vùng biển với các quy chế khác nhau. Hai vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển là lãnh hải và nội thủy. Hai vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền của quốc gia ven biển là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngoài ra, họ có một vùng biển mang tính đặc thù là vùng tiếp giáp lãnh hải. Để xác định quy chế cũng như phạm vi các vùng biển của mình, các quốc gia ven Biển Đông có quyền ban hành các luật của mình để điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển. Tuy nhiên, các quốc gia cũng phải tuân thủ theo quy định liên quan trong Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)
Theo các điều khoản trong Công ước UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển có quyền lãnh hải 12 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa. Họ tính chiều rộng vùng biển của mình kể từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Tuy nhiên, trong các quốc gia này có 2 nước là quần đảo: Indonesia và Philippines, vì thế 2 quốc gia này được phép nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất với nhau bằng đoạn thẳng, tức là vẽ đường cơ sở quần đảo. Còn các quốc gia khác không có quần đảo thì không được phép làm điều đó.
Biển Đông thuộc đại dương nào?
Để trả lời câu hỏi Biển Đông thuộc đại dương nào? Trước hết chúng ta hãy sơ lược qua vị trí địa lý, vai trò, tầm quan trọng của Biển Đông nhé.
Biển Đông nằm ở phía đông của Việt Nam, kéo dài từ vĩ tuyến 3 Bắc đến vĩ tuyến 26 Bắc và từ kinh tuyến 100 Đông đến kinh tuyến 121 Đông. Việt Nam giáp 3 phía với Biển Đông: Đông, Nam và Tây Nam. Bờ biển Việt Nam dài 3260km, trãi dài từ tỉnh Quảng Ninh đến Kiên Giang. Trung bình cứ 100km đất liền thì có 1km bờ biển. Biển Đông có hàng nghìn đảo to nhỏ, với nhiều cấu trúc địa lý khác nhau. Mỗi cấu trúc có khoảng 1km2 gồm các rạn san hô, đảo san hô, bãi ngầm, bãi cạn… phần lớn đều ngập trong nước biển nên không có người sinh sống.
Bên cạnh đó, Biển Đông còn là một trong những khu vực có tầm chiến lược quan trọng đối với các nước khu vực và thế giới. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuốc sống của hoan 300 triệu người dân trên Trái Đất. Đây là vùng biển được xem là con đường chiến lược huyết mạch để giao thông thương mại và vận chuyển quân sự quốc tế.
Vậy Biển Đông thuộc đại dương nào? Đây là một biển rìa lục địa, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, kéo dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan. Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, là biển lớn thứ 4 thế giới, đứng sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập.
Ví trí và tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam và thế giới
Có thể nói, Biển Đông không chỉ có tầm chiến lược tọng yếu đối với các nước trong khu vựa mà còn đối với cả thế giới. Trước hết vùng biển này nằm trên tuyến hải mạch nối liền Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Châu Âu- Châu Á, Châu Á và Trung Đông. 5 trong 10 tuyến đường biển thông thương lớn nhất, đồng thời cũng được coi là tuyến đường vận tải quốc tế sầm uất thứ 2 toàn cầu. Chính vì thế, Biển Đông nắm một vị thế chiến lực vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải của các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra, Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa,… đây là những quần đảo có vị trí nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất. Bên cạnh đó, các eo biển trên Biển Đông cũng đóng góp không nhỏ đối với nhiều quốc gia và thế giới. Đặc biển các eo biển: Malacca, Luzon, Sunda, Lombok,..nằm trong khu vực Đông Nam Á với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới.
Đối với Việt Nam, từ xưa đến nay Biển Đông luôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Không những thế, biển Đông còn tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như giao thông hàng hải, thủy sản, dầu khí, du lịch, đóng tàu,..góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển.
Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Tổ Quốc. Đây là điểm quan trọng trong việc xây dựng tuyến phòng thủ hướng đông của Việt Nam. Đặc biệt, các quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa có vị thế chiến lược quan trọng.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp