Cử nhân là gì?
Cử nhân” (trong tiếng Anh là “bachelor”) có thể được hiểu là người được cấp bằng tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học của một cơ sở giáo dục bất kỳ.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì thuật ngữ “cử nhân” mang hai ý nghĩa, là “học vị cao nhất trong các kỳ thi Hương từ thời Minh Mạng (1828) triều Nguyễn”, hoặc là “bằng tốt nghiệp đại học trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay”.
Từ hai cách định nghĩa trên, có thể suy ra hai cách hiểu về “cử nhân” như sau:
- Một là, cử nhân là người được cấp bằng đại học.
- Hai là, cử nhân là học vị hoặc bằng cấp của người đã hoàn thành và tốt nghiệp chương trình đại học trong hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay.
Bằng cử nhân là gì?
Bằng cử nhân (trong tiếng Anh là “bachelor’s degree”) được hiểu chung là bằng cấp của một cơ sở giáo dục cấp cho người đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học (hoặc tương đương) của mình theo quy định của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, bằng cử nhân sẽ được cấp cho sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một số ngành khác. Cụ thể, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dục năm 2019 thì:
“1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Luật Giáo dục đại học năm 2012, (Luật giáo dục đại học được sửa đổi, bổ sung năm 2018) cũng quy định:
“1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.”
Từ đây có thể thấy, ở Việt Nam, bằng cử nhân là một trong những loại văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học của mình, mà cụ thể là sau khi tốt nghiệp đại học. Hay nói cách khác, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra trình độ đại học và đã hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình ở trường, người học sẽ được cấp bằng cử nhân.
Thời gian đào tạo của chương trình cử nhân hệ chính quy tại các trường đại học thông thường là 04 năm (hoặc 05-06 năm tùy thuộc vào chương trình đào tạo của ngành đó). Tuy nhiên, trong quá trình học tập, sinh viên vẫn có thể đăng ký học các học kỳ phụ, đăng ký học tăng số tín chỉ trong các kỳ (đối với chương trình học theo hệ tín chỉ), … để có thể lấy bằng cử nhân trước thời hạn quy định.
Tùy theo quá trình học tập, rèn luyện mà mỗi sinh viên sẽ được cấp bằng cử nhân xếp loại theo GPA (Grade Point Average – Điểm trung bình các môn học) toàn khóa của mình. Mỗi trường sẽ có những căn cứ đánh giá, xếp loại sinh viên khác nhau, theo thang điểm 4 hoặc thang điểm 10. Nhưng tựu chung lại, sinh viên hiện nay sẽ được nhận bằng cử nhân theo phân loại như sau:
- Bằng cử nhân loại Xuất sắc;
- Bằng cử nhân loại Giỏi;
- Bằng cử nhân loại Khá;
- Bằng cử nhân loại Trung bình.
Ngoài ra, không phải sinh viên nào tốt nghiệp chương trình đại học cũng được cấp bằng cử nhân. Ví dụ như sinh viên tốt nghiệp đại học thuộc các ngành đặc biệt như ngành kỹ thuật, xây dựng có thể được cấp bằng kỹ sư, tốt nghiệp ngành dược được cấp bằng dược sĩ, …
Tóm lại, có thể khẳng định, ở Việt Nam, bằng cử nhân chính là bằng đại học.
Các loại bằng cử nhân
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về các loại bằng cử nhân trong chương trình giáo dục đại học, mà chỉ đề cập chung chung rằng bằng cử nhân là một loại văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Ở một số quốc gia trên thế giới, căn cứ vào chuyên ngành, lĩnh vực cấp bằng, bằng cử nhân được chia thành hai loại chính, cụ thể như sau:
- Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học xã hội (hay còn gọi theo tiếng Anh là BA – Bachelor of Art)
Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học xã hội là loại bằng cấp được trao cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội, tập trung vào nền giáo dục khai phóng (Liberal Art), một trong những chương trình giáo dục truyền thống của các tổ chức giáo dục đại học phương Tây. Các chuyên ngành này bao gồm các lĩnh vực như: Văn học, nghệ thuật, tâm lý, nhân văn, lịch sử, khảo cổ, nhân học, dân tộc học, truyền thông, ngoại ngữ, …
Ở Vương quốc Anh, chỉ riêng hai trường là University of Oxford và University of Cambridge (Viện Đại học Oxford và Viện Đại học Cambridge) trao bằng cử nhân gọi là Bachelor of Art cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Còn tại Hoa Kỳ, nhiều trường cao đẳng chuyên ngành, đặc biệt là các trường chuyên đào tạo nghệ thuật thì lại trao Bachelor of Art cho tất các các ngành mang tính chất học thuật. Riêng Harvard University (Đại học Harvard) lại cấp Bachelor of Art cho sinh viên tất tất cả các ngành.
- Bằng Cử nhân Chuyên ngành khoa học tự nhiên (hay còn gọi theo tiếng Anh là BS – Bachelor of Science)
Trái ngược với Bachelor of Art được trao cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học xã hội, Bachelor of Science lại được trao cho các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học tự nhiên, cụ thể là trong các lĩnh vực như: Kỹ thuật, cơ khí, điện, y khoa, … và các ngành khoa học ứng dụng.
Ở Vương quốc Anh, các trường đại học danh tiếng như University of Oxford, University of Cambridge, University College Dublin (Ireland) hay hầu hết các trường khác đều cấp Bachelor of Applied Arts and Sciences (BAAS) cho sinh viên theo học các ngành khoa học ứng dụng ở đây.
Ý nghĩa của bằng cử nhân
Có thể thấy rằng, việc sở hữu một tấm bằng cử nhân danh giá, sẽ luôn là mong ước của rất nhiều người, là một trong những thành quả minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và trau dồi của bản thân trong cuộc sống. Sở dĩ nói như vậy vì bằng cử nhân thật sự đem đến cho chúng rất nhiều lợi ích, cụ thể:
- Việc học tập để lấy bằng cử nhân sẽ mang đến vốn kiến thức chuyên sâu: Những kiến thức được tiếp thu, trau dồi tại môi trường đào tạo đại học sẽ đem lại những kiến thức, kỹ năng phục vụ nghề nghiệp tương lai của mỗi người học.
- Tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn: Với tấm bằng cử nhân, chúng ta sẽ có lợi thế xin việc hơn nhiều ứng viên đồng trang lứa, đồng thời cũng tạo điều kiện để chúng ta có thể dễ dàng thỏa thuận mức lương mong muốn với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bằng cử nhân sẽ giúp chúng ta làm việc có hiệu quả, với năng suất, chất lượng cao hơn nhờ chính những kiến thức đã được tiếp thu ở bậc đại học. Kiến thức sẽ là nền tảng tốt nhất đem lại cơ hội thăng tiến, thành công sau này.
- Bằng cử nhân là bước đệm cho những học vị cao hơn: Sau khi sở hữu tấm bằng cử nhân hay chính là bằng đại học, chúng ta có thể tiếp tục học lên những bậc học chuyên sâu hoặc những cấp học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ. Qua đó, chúng ta có thể trở thành người có vị thế trong chuyên ngành của ngành của mình, hay chỉ đơn giản là được các nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Điều kiện được cấp bằng cử nhân
Để được cấp bằng cử nhân, người học phải hoàn thành chương trình đào tạo cũng như tốt nghiệp bậc đại học. Ngoài ra, sinh viên còn phải đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
Những lợi ích khi sở hữu bằng cử nhân
– Có kiến thức chuyên sâu: để sở hữu tấm bằng cử nhân, bạn phải trải qua một quy trình đào tạo bài bản, các cuộc thi học thuật ở trường. Vì thế, tấm bằng này là mình chứng cho những nỗ lực, chứng minh được kiến thức chuyên sâu của bạn trong ngành nghề nào đó.
– Cơ hội tìm kiếm việc làm tốt hơn: nhà tuyển dụng không thể nhìn thấu thực lực của bạn khi phỏng vấn chỉ bằng lời nói. Vì thế, bằng cử nhân là chứng cứ xác thực nhất, chứng minh cho năng lực của bạn. Nó cũng là thứ giúp bạn có thể thỏa thuận lương với doanh nghiệp và dễ dàng thăng tiến. Những bạn có bằng cấp đầy đủ thông thường sẽ nhận được mức lương và cơ hội làm việc tốt hơn người không có.
– Là bước đệm cho những học vị cao hơn: khi đã có trong tay tấm bằng cử nhân, bạn có thể tiếp tục chặn đường học tập ở các cương vị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. Điều này khiến cho bạn có được học vị cao hơn người bình thường và sở hữu mức thu nhập cao.
Hệ thống văn bằng theo Luật giáo dục Việt Nam
Khoản 2 Điều 12 Luật giáo dục 2019 quy định: “Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 quy định: “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Theo quy định của Luật giáo dục Việt Nam thì văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở: Bằng này sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung học cơ sở từ lớp 6 – 9 trong vòng 4 năm học. Thông thường, học sinh sau khi hoàn thành xong bậc tiểu học thì sẽ bắt đầu chương trình học bậc trung học từ lớp 6.
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông: Bằng này sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung học phổ thông từ lớp 10 – 12 trong vòng 3 năm. Thông thường, học sinh bước vào tuổi 15 và hoàn thành xong bậc trung học cơ sở thì sẽ bước vào bậc trung học phổ thông.
– Bằng tốt nghiệp trung cấp: Trung cấp là hệ đào tạo đứng sau cao đẳng và đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bằng trung cấp sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc trung cấp. Thông thường thì bằng trung cấp được chia làm 2 loại đó là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
– Bằng tốt nghiệp cao đẳng: Cao đẳng là hệ đào tạo kiến thức chuyên môn về nhiều ngành nghề nhưng ở mức độ thấp hơn bậc đại học và thường rút ngắn thời gian đào tạo hơn so với trình độ đại học. Bằng cao đẳng sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc cao đẳng.
– Bằng cử nhân: Bằng cử nhân là một trong những loại bằng thuộc văn bằng trong hệ thống giáo dục của quốc dân được cấp cho sinh viên đã tốt nghiệp các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội,…Bằng cao đẳng sẽ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bậc đại học.
– Bằng thạc sĩ: Bằng thạc sĩ được cấp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ được nhà nước hay trường đại học quốc tế công nhận. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ được công nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo do các trường đại học trong nước và các chương trình liên kết giữa các trường đại học với nước ngoài giảng dạy.
– Bằng tiến sĩ: Để có được bằng tiến sĩ, người học phải có kiến thức uyên bác và làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Họ phải hoàn thành luận án tiến sĩ có thể từ 3 – 5 năm hay dài hơn, tùy thuộc vào điều kiện của từng nghiên cứu sinh. Bằng tiến sĩ được cấp sau khi hoàn thành xong luận án tiến sĩ và được phê duyệt bởi một ủy ban luận án.
– Văn bằng trình độ tương đương: Luật giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định “Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”. Những loại văn bằng như: Bằng bác sĩ y khoa, bằng bác sĩ nha khoa, bằng dược sĩ,… sẽ có trình độ tương đương nhóm văn bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ.
Điều kiện cấp văn bằng:
Văn bằng của hệ thống giáo dục được cấp cho người học khi họ đã tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
Thời hạn cấp văn bằng:
Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này như sau: 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ, 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.
Một số khái niệm liên quan đến cử nhân
Hệ cử nhân là gì?
Hệ cử nhân là tên của một loại học vị dành cho những người đã hoàn thành xong quá trình đào tạo và tốt nghiệp bậc đại học tùy theo quy định mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, hệ cử nhân được hiểu là hệ chính quy được quy định thời gian học là 4 năm và thường được cấp cho sinh viên tốt nghiệp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, luật, sư phạm hay kinh tế.
Bằng cử nhân thực hành là gì?
Cử nhân thực hành thực chất là một danh hiệu để khẳng định và tôn vinh người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có đủ năng lực thực hành nghề nghiệp ở trình độ cử nhân. Danh hiệu này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng mà nó chỉ giúp cho tấm bằng trở nên giá trị hơn thôi.
Những câu hỏi liên quan đến bằng cử nhân
Có sự khác nhau giữa bằng cử nhân và bằng đại học hay không?
Khoản 2 điều 12 Luật giáo dục 2019 có quy định các văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Điều 38 Luật giáo dục đại học 2012 cũng quy định về văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Vì thế, cử nhân là tên gọi chung dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Vì thế, Bằng cử nhân được hiểu là bằng do cơ sở giáo dục đại học cấp cho sinh viên đã đủ điều kiện tốt nghiệp trình độ đại học. Như vậy, bằng cử nhân chính là bằng đại học.
Sự khác nhau giữa bằng cử nhân đại học và cử nhân cao đẳng?
Điều 38 Luật Giáo dục đại học 2012, sửa đổi năm 2018 có quy định, chỉ những người tốt nghiệp đại học mới được gọi là cử nhân. Vì thế, danh hiệu cử nhân cao đẳng được ghi trên tấm bằng cao đẳng không giống cử nhân bằng đại học. Hơn nữa, cao đẳng còn chia ra làm hai loại là cao đẳng chính quy (do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý) và cao đẳng nghề (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý).
Với tấm bằng cử nhân đại học, bạn có thể tiếp tục bước đệm cho các học vị cao hơn như: thạc sĩ, tiến sĩ. Còn với tấm bằng cao đẳng danh hiệu cử nhân, bạn chỉ có thể liên thông lên trình độ đại học và tiếp tục cố gắng để lấy bằng cử nhân đại học.
Bằng cử nhân và bằng kỹ sư có gì khác nhau?
Bằng cử nhân được cấp cho sinh viên các khối ngành kinh tế xã hội, thiên về việc nghiên cứu, thời gian đào tạo thường là 4 năm. Cơ hội việc làm do nhiều yếu tố tác động, tuy nhiên nhìn chung tấm bằng cử nhân sẽ không có hiệu lực và khả năng cạnh tranh nhiều như bằng kỹ sư.
Bằng kỹ sư được cấp cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, thiên về thực hành, ứng dụng thực tiễn, thời gian đào tạo có thể lên đến 5 năm. Bằng kỹ sư được đánh giá có nhiều khả năng năng cạnh tranh và cơ hội việc làm cao hơn bằng cử nhân.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp