Dàn ý bình giảng bài thơ Nhớ đồng
I. Dàn ý bình giảng bài thơ Nhớ đồng (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý bình giảng bài thơ Nhớ đồng
Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết của chàng thanh niên giác ngộ ánh sáng cách mạng, bài thơ “Nhớ đồng” là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.
2. Thân bài
– Nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm trong những ngày trưa thương nhớ.
– Càng nhớ lại càng cô đơn, nỗi cô đơn càng ngập tràn, “hiu quạnh”.
– Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm.
+ Là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất lành thơm ngát.
+ Là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè.
+ Là những cánh đồng có ô mạ xanh tươi.
+ Là những ruộng nương khoai sắn ngọt bùi.
+ Là những mái nhà tranh ấm êm bình dị.
– Nỗi nhớ hướng về những con người của miền quê.
+ Vất vả mệt nhọc, có khó khăn chồng chất.
+ Lạc quan, cất lên tiếng hò trong gian khó.
– Tố Hữu còn tìm về mình của những ngày xưa qua nỗi nhớ.
+ Băn khoăn trong vòng luẩn tìm kiếm lẽ yêu đời.
+ Hứng khởi khi nhận ra lý tưởng sống cao đẹp.
3. Kết bài
Bài thơ kết thúc bằng lời thơ được lặp lại đầy ắp một niềm thương, niềm khắc khoải khôn nguôi. Có lẽ, nỗi nhớ mãi vẫn sục sôi, cuộn trào trong trái tim người thì sĩ yêu nước.
II. Bài văn mẫu bình giảng bài thơ Nhớ đồng (Chuẩn)
Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Đến với thơ ông, ta bắt gặp những áng thơ tràn đầy niềm tin, lý tưởng cách mạng. Tập thơ “Từ ấy” của ông tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết ấy, bài thơ “Nhớ đồng” là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Tố Hữu bị cầm tù nơi ngục tối. Bài thơ là tiếng lòng tha thiết và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của tác giả. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ, là tiếng thơ tựa tiếng hát yêu thương, bộc lộ nỗi cô đơn, nỗi mong nhớ sâu thẳm nơi đáy lòng của người chiến sĩ cách mạng…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình giảng bài thơ Nhớ đồng tại đây.
—————HẾT—————–
Các bạn cùng đón đọc thêm các bài văn hay lớp 11 khác bên cạnh dàn ý Bình giảng bài thơ Nhớ đồng như: Dàn ý phân tích bài Nhớ đồng; Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh; Dàn ý phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê; Dàn ý phân tích hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài Lưu biệt khi xuất dương;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp