Dàn ý nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu…
I. Dàn ý nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu… (Chuẩn)
1. Mở bài
Bạn đang xem: Dàn ý nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu…
Giới thiệu và đưa ra câu nói cùng tác giả, khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
2. Thân bài
– Cắt nghĩa câu nói:
+ Giải thích: “bộ óc vĩ đại”, hình ảnh ẩn dụ cho những người có kiến thức uyên thâm, đồ sộ về một chuyên ngành.
+ “Trái tim vĩ đại”, một trái tim giàu tình yêu thương, bao dung, độ lượng.
=> Câu nói bộc lộ sự trân trọng và đề cao những trái tim nhân hậu, lòng thương người được trọng dụng hơn kiến thức.
– Chứng minh:
+ Trong cuộc sống, trí tuệ là yếu tố không thể thiếu giúp định hình vị trí con người trong xã hội. Kiến thức uyên bác khiến con người hiểu biết, góp công sức xây dựng đất nước.
+ Tuy vậy, cái đáng giá hơn cả vẫn là trái tim, là tấm lòng của con người. Một con người biết đồng cảm, biết sẻ chia, có thể nghèo về vật chất nhưng sẽ luôn được yêu quý, luôn được sống bình yên, vui vẻ.
→ Như vậy, bộ óc và trái tim phải đồng thời song hành bổ trợ cho nhau thì con người mới được coi là toàn diện. Người ta có thể không có tiền, nhưng nhất định phải có tình thương.
– Bình luận:
+ Trên thực tế, những con người có tấm lòng thơm thảo, trái tim nhân hậu luôn được yêu mến.
+ Phê phán những kẻ có tài mà không có đức, ngạo mạn, coi thường người khác.
+ Bài học về lòng vị tha, biết yêu thương, chia sẻ, sống chan hòa. Không được để cao giá trị kiến thức mà quên đi tình người.
3. Kết bài
– Khẳng định lại câu nói. Liên hệ thực tế bản thân.
II. Bài văn mẫu nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu… (Chuẩn)
W. Got, một nhà văn vĩ đại của Đức từng nói:” Trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, trước trái tim vĩ đại tôi quỳ gối”. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, câu nói vẫn khiến cho người nghe phải lặng mình suy ngẫm về giá trị tinh thần trong xã hội vốn đã quá nhiều cạnh tranh, đấu đá.
“Bộ óc” là biểu tượng của kiến thức, của trí tuệ con người, “bộc óc vĩ đại” muốn nói những người có kiến thức uyên thâm, đồ sộ về một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó của cuộc sống. “Trái tim vĩ đại”, một trái tim bao dung, độ lượng, một con người sống nhân hậu, bác ái, giàu tình thương. Đối với những người chuyên sâu về kiến thức, tác giả cảm thấy nể phục, kính trọng bằng các “cúi đầu”, còn những người sống bằng tình người bao la và tấm chân tình, sự coi trọng được thể hiện bằng cấp bậc cao nhất – quỳ gối. Câu nói bộc lộ sự trân trọng và đề cao những người có tấm lòng thiện lương, một trái tim ấm áp, biết quan tâm, chia sẻ. Trong thực tế cuộc sống, một người có trái tim nhân hậu, sự đồng cảm, đối với người khác bằng tình cảm chân thành sẽ được nể trọng hơn những người chỉ có hiểu biết về kiến thức sách vở.
Với xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, trí tuệ là thước đo chuẩn mực để đánh giá một con người, định hình vị trí của người đó trong xã hội. Người có học sẽ có tương lai tươi sáng, rộng mở, dễ thành công trong sự nghiệp. Kiến thức uyên bác cũng là yếu tố quyết định tư tưởng và đẳng cấp của mỗi cá nhân…(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Nghị luận về câu nói: Trước một trí tuệ vĩ đại, tôi cúi đầu…
———————HẾT———————-
Trong nội dung bài viết trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý Nghị luận về câu nói: “Trước một trí tuệ vĩ đại,…”, các em cũng có thể đón đọc thêm một số bài văn hay lớp 10 khác: Nghị luận xã hội về Nhân cách và phẩm giá; Nghị luận xã hội Âm nhạc và cuộc sống; Nghị luận về câu nói: Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc; Suy nghĩ về nhận định: “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”; Nghị luận về vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch,…) trong việc bảo vệ môi trường;…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp