Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020 – 2021

0
29
Rate this post

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020 – 2021 được biên soạn kỹ lưỡng, hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa, giúp các em ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó các em tham khảo thêm bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi, mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mục đích, yêu cầu kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

– Về kiến thức: Yêu cầu học sinh nắm được các kiến thức cơ bản ở chương trình học kì II gồm: bài 20 của chương III, chương IV và chương V với những nội dung cơ bản sau.

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2020 – 2021

GIAI ĐOẠN

NỘI DUNG CHÍNH

VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

+ Âm mưu mới của Pháp- Mĩ. Kế hoạch Nava.

+ Chủ trương của ta và diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

+ Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

+ Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

VIỆT NAM

TỪ

1954 ĐẾN 1975

– Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương:

+ Tình hình và nhiệm vụ miền Bắc.

+ Tình hình và nhiệm vụ của miền Nam.

+ Nhiệm vụ và mối quan hệ của cách mạng hai miền.

– Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).

+ Nguyên nhân dẫn tới phong trào bùng nổ.

+ Diễn biến của phong trào.

+ Kết quả và ý nghĩa của phong trào.

– Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960): Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

– Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965).

+ Nhiệm vụ của miền Bắc.

+ Thành tựu, ý nghĩa mà miền Bắc đạt được khi thực hiện kế hoạch.

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam.
+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam:

+ Nội dung của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
+ Âm mưu, hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
+ Những thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

– Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965 – 1968) và lần thứ hai (1972).

+ Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ.

+ Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc.

Vai trò hậu phương của miền Bắc trong chiến tranh.

– Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973).

+ Nội dung của chiến lược.

+ Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược.

+ Những thắng lợi chung của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

+ Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.

– Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

+ Trình bày và phân tích chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng ta.
+ Trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 thông qua 3 chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NĂM 2000

Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1975):

+ Nêu và phân tích được bối cảnh, thuận lợi, khó khăn của nước ta sau đại thắng Xuân 1975.

+ Nguyên nhân, quá trình, ý nghĩa thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976).

– Đường lối đổi mới của Đảng:

+ Hiểu được hoàn cảnh tiến hành đổi mới của Đảng.
+ Nội dung cơ bản, ý nghĩa của đường lối đổi mới ở nước ta.

– Những thành tựu cơ bản và hạn chế của nước ta trong thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990).

– Về kĩ năng:

+ Làm bài dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

+ Thời gian làm bài: 45 phút.

Gợi ý câu hỏi minh họa đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12

Câu 1. Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là:

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.

Câu 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là:

A. Thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.
B. Đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.
C. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
D. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

Câu 3. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là:

A. Khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.
C. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu 4. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào:

A. Ngày 21/11/1975.
B. Ngày 21/11/1976.
C. Ngày 24/6/1976.
D. Ngày 25/4/1976.

Câu 5. Ở chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?

A. “Cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”.
B. “Cả năm 1975 là thời cơ”.
C. “Cả năm 1975 là cơ hội khách quan”.
D. “Cả năm 1975 là cơ hội vàng”.

Câu 6. Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?

A. Hiệp định Pari năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 7. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn:

A. Từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
B. Tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.
C. Tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.
D. Tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 8. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?

A. Bảo vệ vùng giải phóng.
B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.
C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 9. Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:

A. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
B. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
C. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D. Đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Câu 10. Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?

A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
D. Chiến thắng Vạn Tường.

Câu 11. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cách mạng nước ta?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 12. Quân Mĩ giữ vai trò như thế nào trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)?

A. Lực lượng chủ yếu.
B. Cố vấn chỉ huy.
C. Lực lượng hỗ trợ.
D. Lực lượng phòng bị.

Câu 13. Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Chương trình bình định.
B. Chiến thuật “trực thăng vận”.
C. Quân đội Sài Gòn.
D. “Ấp chiến lược”.

Câu 14. Chiến thắng của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là

A. Chiến thắng Vạn Tường.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Ba Gia.

Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) là:

A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Thức tỉnh lực lượng tay sai miền Nam.

Câu 16. Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava thu đông 1953 – 1954, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở

A. Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
B. Trung Bộ và Nam Đông Dương, tiến công Bắc Bộ.
C. Cả hai miền Nam Bắc.
D. Nam Đông Dương.

Câu 17. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát Đơ tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là

A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.

Câu 18. Chiến thắng nào sau đây của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá như là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc?

A.Cuộc chiến đấu các đô thị bắc vĩ tuyến 16 (1946).
B. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
C. chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 19. Điện Biên Phủ được đánh giá như thế nào?

A. Có vị trí xung yếu ở Đông Dương.
B. Có vị trí then chốt ở Đông Dương.
C. Có vị trí then chốt ở Việt Nam.
D. Có vị trí then chốt ở Đông Dương và cả Đông Nam Á.

Câu 20. Đâu là kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954)?

A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ.
B. Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.
C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.
D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiên tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.

Câu 21. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.
B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.

Câu 22. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức có từ khi nào?

A. Từ ngày 7/2/1976.
B. Từ ngày 2/7/1975.
C. Từ ngày 30/2/1975.
D. Từ ngày 2/7/1976.

Câu 23. Trọng tâm của đường lối đổi mới theo chủ trương của Đảng ta là

A. kinh tế.
B. kinh tế, chính trị.
C. chính trị.
D. tư tưởng văn hóa.

…………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Giáo Dục, Lớp 12

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-tap-hoc-ki-2-mon-lich-su-lop-12-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp