Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

0
77
Rate this post

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021 tổng hợp lại những kiến thức cơ bản, trọng tâm cùng đề thi học kì 2 kèm đáp án, bảng ma trận đề thi cho các em học sinh ôn tập thật tốt, chuẩn bị cho kỳ thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô khi ra đề thi học kì 2 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây:

Nội dung ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

A. Kiến thức cơ bản

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

I. Phần văn bản: thơ và truyện kí Việt Nam đã học.

1. Truyện và kì:

TT Văn bản Ý nghĩa

1

Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài

Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời.

2

Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi

Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

3

Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Tình cảm trong sáng nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

4

Vượt thác – Võ Quảng

Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về người lao động ; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.

5

Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê

– Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa của dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thể thủ tiêu.

6

Cô Tô – Nguyễn Tuân

– Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động

7

Cây tre Việt Nam – Thép Mới

– Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.

2. Thơ:

TT Tên bài Ý nghĩa

1

Đêm nay Bác không ngủ (1951)

Minh Huệ

Bài thơ thể hiện tấm lòng Yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu cảm phục của bộ đội của nhân dân ta đối với Bác.

2

Lượm

(1949)Tố Hữu

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé hồn nhiên dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.

3. Văn bản nhật dụng:

STT Tên bài Nội dung

1

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Xi- át- tơn

Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

II. Tiếng Việt

So sánh Nhân hóa Ẩn dụ Hoán dụ

Khái niệm

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.

Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( ăn quả: hưởng thụ; trồng cây: người làm ra)

Lớp ta học chăm chỉ.

Các kiểu

2 kiểu:

+ So sánh ngang bằng,:

(Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là …)

+ so sánh không ngang bằng.

(Từ so sánh: hơn, thua, chẳng bằng,…

3 kiểu nhân hóa:

– Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

– Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

4 kiểu ẩn dụ thường gặp:

– Ẩn dụ hình thức.

– Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ phẩm chất.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giỏc.

4 kiểu:

– Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

III. Tập Làm Văn

1. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

TT Các PTBĐ Thể hiện qua các bài văn đã học Đã tập làm

1

Tự sự

“Con Rồng cháu Tiên”; “Bánh chưng, bánh dày”; “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”; “Sự tích Hồ Gươm”; “Thạch Sanh”; “Em bé thông minh”; “Cây bút thần”; “Ông lão đánh cá và con cá vàng”; “Ếch ngồi đáy giếng”; “Thầy bói xem voi”; “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”; “Treo biển”; “Lợn cưới, áo mới”; “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”; “Dế Mèn phiêu lưu kí”; “Bức tranh của em gái tôi”; “Buổi học cuối cùng”; “Đêm nay Bác không ngủ”; “Bài học đường đời đầu tiên”.

x

2

Miêu tả

“Sông nước Cà Mau”, “Vượt thác”, “Mưa”, “Cô Tô”, “Lao xao”, “Động Phong Nha”.

x

3

Biểu cảm

“Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”, “Mưa”, “Cô Tô”, “Lao xao”, “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”. “Cây tre Việt Nam”,

4

Nghị luận

“Lòng yêu nước”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.

5

Hành chính – công vụ

Đơn từ (Theo mẫu và không theo mẫu).

2. Đặc điểm

TT Văn bản Mục đích Nội dung Hình thức
1 Tự sự Thông báo, giải thích, nhận thức Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả Văn xuôi, tự do
2 Miêu tả Cho hình dung, cảm nhận Tính chất, thuộc tính trạng thái sự vật, cảnh vật, con người Văn xuôi, tự do
3 Đơn từ Đề đạt yêu cầu Lí do và yêu cầu Theo mẫu với đầy đủ y/t

3. Cách làm:

Các phần Tự sự Miêu tả
Mở bài Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc Giới thiệu đối tượng miêu tả
Thân bài Diễn biến tình tiết: Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới….. (Theo một trật tự quan sát).
Kết bài Kết quả sự việc, suy nghĩ Cảm xúc, suy nghĩ (Cảm tưởng)

Đề ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 – 2021

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian: 90 phút

Chủ đề Mức độ Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

PHẦN 1

Đọc – hiểu

– Truyện cười

– Truyện ngụ ngôn

-Truyện trung đại

-Thơ

-Truyện hiện đại

( Ngữ liệu ngoài SGK với độ dài và kiến thức phù hợp)

– Xác định thể loại, phương thức biểu đạt, ngôi kể, nhân vật chính.

– Chỉ rõ nội dung chính của đoạn trích.

– Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…

1 câu

0,5

5%

2 câu

2,5đ

25%

3 câu

3,0đ

30%

PHẦN 2

Làm văn

– Rút ra bài học cuộc sống,…từ đoạn trích phần I.

Văn tả cảnh

1 câu

2,0đ

20%

1 câu

5,0đ

50%

2 câu

7,0đ

70%

TỔNG CHUNG

1 câu

0,5đ

5%

2 câu

2,5đ

25%

1 câu

2,0đ

20%

1 câu

5,0đ

50%

5 câu

10đ

100%

UBND QUẬN ……

TRƯỜNG THCS……..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 – 2021
Môn: Ngữ văn lớp 6

Phần I. Đọc – hiểu ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

THƯƠNG CHA

Thương cha nắng sớm mưa chiều
Ruộng đồng vất vả rất nhiều cực thân
Nuôi con khôn lớn thành nhân
Dạy con đạo lý nghĩa ân trên đời…
Công ơn dưỡng dục cao vời
Như là sông núi biển trời bao la
Làm con phụng dưỡng mẹ cha
Viếng thăm chăm sóc mới là hiếu nhân.

( Thơ Huê Đàm )

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chủ yếu của đoạn trích trên là gì?

Câu 3(1,5 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những câu thơ sau:

Công ơn dưỡng dục cao vời
Như là sông núi biển trời bao la

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, hãy trình bày ngắn gọn những suy nghĩ của em về tình phụ tử.

Câu 2 (5,0 điểm): Hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp quê hương mà em yêu thích nhất.

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Năm học 2020 – 2021

Câu Yêu cầu Điểm
1 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 0,5

2

Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích ca ngợi công cha to lớn, sâu nặng và vô cùng vô tận như sông núi biển trời. Từ đó, tác giả khuyên nhủ mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ.

1,0

3

– Biện pháp tu từ: So sánh (Công ơn dưỡng dục… “Như là sông núi biển trời bao la”)

– Tác dụng :

+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gây ấn tượng với bạn đọc.

+ Nhấn mạnh và ca ngợi tình phụ tử bao la, vĩnh hằng, vô cùng, vô tận…

+ Thể hiện thái độ của tác giả: biết ơn, trân trọng, kính yêu cha ; nhắn nhủ mỗi người phải giữ trọn đạo hiếu làm con…

0, 5

0,25

0,5

0,25

Phần II

7,0

Câu 1

(2,0 đ)

* Hình thức: Hs có thể trình bày theo đoạn văn hoặc theo ý.

* Nội dung: HS nêu được một vài suy nghĩ về tình phụ tử.

Có thể là:

Đoạn trích đã để lại cho em suy nghĩ sâu sắc về tình phụ tử.

* Nêu ý hiểu về tình phụ tử: Tình phụ tử là tình cảm giữa cha và con, tình cảm ấy bền chặt và bao dung, theo mỗi con người đến hết cuộc đời.

* Biểu hiện :

– Cha luôn che chở cho chúng ta; là trụ cột, vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo cho gia đình. Cha nghiêm khắc dạy dỗ con nên người…

– Con cái yêu thương, kính trọng, biết ơn cha; chăm sóc cha khi về già, lúc đau yếu…

* Vai trò:

Tình phụ tử là tình cảm quan trọng trong mỗi cuộc đời con người.

+ Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời.

+ Cha sẽ chăm sóc ta, dạy dỗ ta sự can đảm để mạnh mẽ, trưởng thành và phát triển nhân cách của người con.

+ Tình cảm vững chắc ấy là bến bờ bình yên của mỗi chúng ta giữa bộn bề cuộc sống.

+ Đó là tình cảm thiêng liêng, là phẩm chất quý báu và là cội nguồn của những tình cảm cao quý khác…

* Bàn luận: Tuy nhiên hiện nay, vẫn có những người cha thiếu trách nhiệm với con cái; hoặc những người con hỗn hào, ngược đãi cha mẹ…Đó là những việc làm đáng lên án, phê phán…

* Bài học nhận thức, hành động

– Mỗi chúng ta cần phải nhận thức được rõ về tầm quan trọng của tình phụ tử nói riêng và tình cảm gia đình nói chung.

– Để có một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc, mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn tổ ấm của mình.

– Là người con trong gia đình, hãy quan tâm, kính yêu và biết ơn ông bà, cha mẹ.

– Hãy học tập thật tốt, vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ….

0,25

0,25

0,25

0,5

0,25

0,5

Câu 2

(5,0 điểm)

1. Hình thức, kĩ năng

a. Hình thức:

– Đủ bố cục 3 phần

– Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, diễn đạt mạch lạc, hành văn trôi chảy.

b. Kĩ năng:

– Viết đúng kiểu bài văn tả cảnh .

– Tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy,

– Văn viết giàu hình ảnh, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

0,5

2. Nội dung

A. Mở bài:

+ Dẫn dắt và giới thiệu chung về cảnh định tả.

+ Nêu ấn tượng chung về cảnh.

0,5

B. Thân bài:

Miêu tả chi tiết cảnh đẹp theo một trình tự hợp lí.

3,5

C. Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em với cảnh đẹp đã tả.

– Bày tỏ mong ước, hứa hẹn.

0,5

* Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có cách miêu tả sáng tạo, lời văn giàu cảm xúc; biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương môn Ngữ văn lớp 6 học kì 2!

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-cuong-on-tap-hoc-ki-2-mon-ngu-van-lop-6-nam-2020-2021/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp