Giải bài 1, 2, 3 trang 99, 100 SGK Toán 9 tập 1

0
136
Rate this post

Giải bài tập trang 99, 100 bài 1 sự xác định của đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn SGK Toán 9 tập 1. Câu 1: Cho hình chữ nhật ABCD có AB=12cm, BC=5cm…

Bài 1 trang 99 sgk Toán 9 – tập 1

Cho hình chữ nhật ABCD có AB=12cm, BC=5cm. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D thuộc cùng một đường tròn. Tính bán kính của đường tròn đó.

Bạn đang xem: Giải bài 1, 2, 3 trang 99, 100 SGK Toán 9 tập 1

Hướng dẫn giải:

Gọi O là giao điểm hai đường chéo của hình chữ nhật, ta có OA = OB = OC = OD = R.

Bốn điểm A, B, C, D, cách đều điểm O nên bốn điểm này cùng thuộc một đường tròn.

Xét tam giác ABC vuông tại B, có:

(AC^{2}=AB^{2}+BC^{2}=12^{2}+5^{2}=169Rightarrow AC=13.)

Bán kính của đường tròn là (R={13over2}=6,5.)

Nhận xét: Để chứng minh nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn, ta chứng minh các điểm này cùng cách đều một điểm.

 

 


Bài 2 trang 100 sgk Toán 9 – tập 1

Bài 2. Hãy nối mỗi ô ở cột trái với mỗi ô ở cột phải để được khẳng định đúng.

(1) Nếu tam giác có ba góc nhọn

(4) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên ngoài tam giác.

(2) Nếu tam giác có góc vuông

(5) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó nằm bên trong tam giác.

(3) Nếu tam giác có góc tù

(6) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh lớn nhất.

 

(7) thì tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó là trung điểm của cạnh nhỏ nhất

Hướng dẫn giải:

Nối (1) với (5),

(2) với (6),

(3) với (4).

 


Bài 3 trang 100 sgk Toán 9 – tập 1

Bài 3. Chứng minh các định lý sau:

a) Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.

b) Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.

Hướng dẫn giải:

a) Xét tam giác ABC vuông tại A.

Gọi O là trung điểm của cạnh huyền BC, ta có:

OA = OB = OC = R

Vậy O chính là tâm cuả đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

b) Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC.

Ta có OA = OB = OC = R

suy ra (OA=frac{1}{2}BC), do đó tam giác ABC vuông tại A

Nhận xét: Định lý trong bài tập này thường được dùng để giải nhiều bài tập về nhận biết tam giác vuông.

Trường

Giải bài tập

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-bai-1-2-3-trang-99-100-sgk-toan-9-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp