Giải bài tập trang 131, 132, 133 bài 7 Định lí Pi-ta-go Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 57: Cho bài toán “Tam giác ABC có AB = 8cm, AC=17cm, BC =15cm…
Bài 57 trang 131 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Cho bài toán “Tam giác ABC có AB = 8cm, AC=17cm, BC =15cm có phải là tam giác vuông không?” Bạn Tâm giải thích như sau:
AB2+AC2 = 82+172 = 64+289 =353
Bạn đang xem: Giải bài 57, 58, 59 trang 131, 132, 133 SGK Toán 7
BC2=152=225
Do 353 ≠ 225 nên AB2+AC2 ≠ BC2.
Vậy tam giác ABC không phải là tam giác vuông?
Lời giải trên đúng hay sai? nếu sai hai sửa lại cho đúng.
Giải
Lời giải của bạn Tâm sai, sửa lại như sau:
Ta có AB2+BC2=82+152=64+225=289
và AC2=172=289
Do đó AC2 = BC2 + AB2.
Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại B.
Bài 58 trang 132 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Đố: Trong lúc anh Nam dựng tủ cho đứng thẳng, tủ vướng vào trần nhà không?
Giải:
Gọi d là đường chéo của tủ. h là chiều cao của nhà. h= 21dm.
Ta có d2=202+42=400+16=416.
suy ra d= √416 (1)
Và h2=212=441, suy ra h= √441 (2)
So sánh (1) và (2) ta được d
Như vậy anh Nam đẩy tủ đứng thẳng không bị vướng vào trần nhà.
Bài 59 trang 133 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1
Bạn Tâm muốn đóng cho một nẹp chéo AC để khung hình chữ nhật ABCD được vững hơn(h.134). Tính độ dài AC, Biết rằng AD=48 cm, CD=36 cm.
Giải:
Theo định lí Pytago, ta có:
AC2= AD2 +CD2
= 482 + 362
= 2304 + 1296= 3600
AC= 60 (cm)
Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp