Hóa học 9 Bài 51: Saccarozơ – Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 51

0
95
Rate this post

Hóa học 9 Bài 51: Saccarozơ được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 51

Công thức phân tử saccarozơ: C12H22O11

Phân tử khối: 342

I. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN

Saccarozơ có trong nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,…

Nồng độ saccarozơ trong mía có thể đạt tới 13%.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 51

Hình 1: Một số loại thực vật chứa nhiều saccarozơ.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Saccarozơ C12H22O11 là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt tan nhiều trong nước nóng.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

– Saccarozơ không có phản ứng tráng gương

– Phản ứng quan trọng của saccarozơ là thủy phân trong môi trường axit,

Phương trình hóa học:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 9 Bài 51

IV. ỨNG DỤNG

Saccarozơ dùng làm thức ăn cho người, làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, làm nguyên liệu để pha chế thuốc…

Giải bài tập SGK Hóa học 9 Bài 51

Bài 1 (trang 155 SGK Hóa 9)

Khi pha nước giải khát có nước đá người ta có thể làm như sau:

a) Cho nước đá vào nước, cho đường, rồi khuấy.

b) Cho đường vào nước, khuấy tan, sau đó cho nước đá.

Lời giải:

Cách b là cách làm đúng vì khi chưa cho nước đá vào, đường sẽ dễ tan hơn do nhiệt độ của nước trong cốc chưa bị hạ xuống (Nhiệt độ càng cao càng dễ tan).

Bài 2 (trang 155 SGK Hóa 9)

Hãy viết các phương trình hóa học trong sơ đồ chuyển hóa sau:

Saccarozơ → Glucozơ → Rượu etylic.

Lời giải:

Phương trình hóa học:

(1) C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Bài 3 (trang 155 SGK Hóa 9)

Hãy giải thích tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi rượu etylic.

Lời giải:

Khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí, đường saccarozơ có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucozơ, sau đó thành rượu etylic.

(1) C12H22O11 + H2O →C6H12O+ C6H12O6

(2) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

Bài 4 (trang 155 SGK Hóa 9)

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.

Lời giải:

Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:

– Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.

+ Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

PTHH: C6H12O6 + Ag2Bài 4 (trang 155 SGK Hóa 9) C6H12O7 + 2Ag.

+ Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

– Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

– Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)

– Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic

Saccarozo Bài 4 (trang 155 SGK Hóa 9) Glucozo + Fructozo

Bài 5 (trang 155 SGK Hóa 9)

Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.

Lời giải:

Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: Bài 5 (trang 155 SGK Hóa 9) = 0,13 tấn saccarozơ.

Khối lương saccarozơ thu được: Bài 5 (trang 155 SGK Hóa 9) = 0,104 tấn hay 104 kg.

Bài 6 (trang 155 SGK Hóa 9)

Khi đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ), người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33: 88. Xác định công thức của gluxit trên.

Lời giải:

Qua công thức glucozơ: C6H12O6 và saccarozơ C12H22O11 ta nhận thấy nH = 2nO nên ta đặt công thức của gluxit là CnH2mOm.

Phản ứng đốt cháy:

Bài 6 (trang 155 SGK Hóa 9)

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

Bài 6 (trang 155 SGK Hóa 9)

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án)

Câu 1: Tính chất vật lý của saccarozơ là

A. là chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.

B. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.

C. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

D. là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.

Đáp án: C

Câu 2: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng tráng gương.

B. Phản ứng thủy phân.

C. Phản ứng xà phòng hóa.

D. Phản ứng este hóa.

Đáp án: B

Saccarozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ hoặc xúc tác enzim, đun nóng.

Câu 3: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa

A. glucozơ và mantozơ.

B. glucozơ và glicozen.

C. fructozơ và mantozơ.

D. glucozơ và frutozơ.

Đáp án: D

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 4: Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là

A. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.

B. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.

C. làm thức ăn cho người, tráng gương , tráng ruột phích.

D. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Đáp án: A

Câu 5: Đường mía là loại đường nào sau đây ?

A. Mantozơ.

B. Glucozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.

Đáp án: D

Câu 6: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ?

A. Dung dịch H2SO4 loãng.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch AgNO3 /NH3.

D. Na kim loại.

Đáp án: C

Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc còn saccarozơ thì không.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 7: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

A. Glucozơ, saccarozơ

B. Chất béo, axit axetic.

C. Saccarozơ, rượu etylic.

D. Saccarozơ, chất béo.

Đáp án: D

Câu 8: Muốn có 90 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thủy phân là (giả sử hiệu suất của phản ứng là 100%)

A. 342 gam

B. 171 gam

C. 114 gam

D. 684 gam

Đáp án: B

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 9: Thủy phân 513 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 100%, khối lượng sản phẩm thu được là

A. 220g glucozơ và 220g fructozơ.

B. 340g glucozơ và 340g fructozơ.

C. 270g glucozơ và 270g fructozơ.

D. 170g glucozơ và 170g fructozơ.

Đáp án: C

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Câu 10: Khi đốt cháy một loại gluxit có công thức Cn(H2O)m, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88. Vậy gluxit là

A. C6H12O6.

B. C12H22O11.

C. (C6H10O5)n.

D. protein.

Đáp án: B

Phản ứng đốt cháy:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

Thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33 : 88 ⇒ tỉ lệ số mol H2O và CO2 là:

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 (có đáp án): Saccarozơ

⇒ Chọn n = 12, m = 11

Công thức phù hợp là C12H22O11.

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 9 Bài 51: Saccarozơ do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Saccarozơ. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Hoá học 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoa-hoc-9-bai-51-saccarozo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp