Học lực khá nên chọn ngành nào khối D thực sự là một bài toán đau đầu với những bạn có điểm thi 6.5 đến 7.75 điểm mỗi môn. Khối D là một trong những khối ngành đông học sinh thi nhất Việt Nam nhờ những triển vọng nghề nghiệp hấp dẫn mà nó mang lại. Dưới đây là những ngành khối D mà các bạn học lực khá nên theo để đạt được nhiều triển vọng sau khi ra trường nhé.
Khối D gồm những môn nào?
Khối D (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) thường xét tuyển các môn tổ hợp khoa học xã hội. Cụ thể như sau:
STT | Khối | STT | Khối |
1 | D00: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ. | 41 | D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật. |
2 | D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh. | 42 | D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp. |
3 | D02: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Nga. | 43 | D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung. |
4 | D03: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Pháp. | 44 | D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga. |
5 | D04: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Trung. | 45 | D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp. |
6 | D05: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Đức. | 46 | D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung. |
7 | D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật. | 47 | D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức. |
8 | D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh. | 48 | D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga. |
9 | D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh. | 49 | D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật. |
10 | D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh. | 50 | D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp. |
11 | D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh. | 51 | D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung. |
12 | D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh. | 52 | D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh. |
13 | D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh. | 53 | D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga. |
14 | D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh. | 54 | D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật. |
15 | D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh. | 55 | D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp. |
16 | D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh. | 56 | D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh. |
17 | D16: Toán, Địa lí, Tiếng Đức. | 57 | D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức. |
18 | D17: Toán, Địa lí, Tiếng Nga. | 58 | D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga. |
19 | D18: Toán, Địa lí, Tiếng Nhật. | 59 | D75: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật. |
20 | D19: Toán, Địa lí, Tiếng Pháp. | 60 | D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp. |
21 | D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung. | 61 | D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung. |
22 | D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức. | 62 | D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh. |
23 | D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga. | 63 | D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức. |
24 | D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật. | 64 | D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga. |
25 | D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp. | 65 | D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật. |
26 | D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung. | 66 | D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp. |
27 | D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức. | 67 | D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung. |
28 | D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga. | 68 | D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh. |
29 | D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật. | 69 | D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức. |
30 | D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp. | 70 | D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga. |
31 | D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung. | 71 | D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp. |
32 | D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức. | 72 | D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật. |
33 | D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga. | 73 | D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh. |
34 | D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật. | 74 | D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp. |
35 | D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp. | 75 | D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức. |
36 | D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung. | 76 | D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga. |
37 | D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức. | 77 | D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật. |
38 | D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga. | 78 | D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung. |
39 | D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh. | 79 | D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức. |
40 | D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp. | 80 | D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga. |
Học lực khá nên chọn ngành nào khối D?
Các em có học lực khá khối D vừa có bộ óc suy luận logic vừa có khả năng tư duy ngôn ngữ cao. Các em phù hợp làm những công việc cần sự hài hòa về tư duy. Các ngành nghề xét tuyển khối D tương đối đa dạng, do đó với các em có học lực khá vẫn có thể lựa chọn được nhiều trường, ngành học HOT. Một số ngành học, trường mà các em có thể tham khảo như sau:
Nhóm ngành Kinh tế – Luật
STT | Ngành | Trường đại học |
1 |
Kế toán
|
Đại Học Nguyễn Trãi |
2 | Đại Học Mở TPHCM | |
3 | Đại Học Mỏ Địa Chất | |
4 | Đại học Công nghệ Giao thông vận tải | |
5 | Đại Học Kinh Tế TPHCM | |
6 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
7 |
Kinh doanh thương mại
|
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp |
8 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
9 | Đại học Công Nghệ TPHCM | |
10 |
Kinh doanh quốc tế
|
Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM |
11 | Đại Học Công Nghiệp TPHCM | |
12 | Đại học Nam Cần Thơ | |
13 | Đại học Tài Chính Kế Toán | |
14 |
Kinh tế
|
Học Viện Phụ Nữ Việt Nam |
15 | Đại Học Tây Nguyên | |
16 | Đại Học Nội Vụ | |
17 | Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | |
18 | Đại học Tài Chính – Quản Trị Kinh Doanh | |
19 |
Marketing
|
Đại Học Dân Lập Văn Lang |
20 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
|
|
21 | Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế | |
22 |
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
|
|
23 |
Luật
|
Đại Học Công Nghiệp TPHCM |
24 | Đại Học Luật Hà Nội | |
25 | Đại Học Mở TPHCM | |
26 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
|
|
27 | Đại Học Phenikaa | |
28 |
Quản trị kinh doanh
|
Đại Học Nguyễn Trãi |
29 | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam | |
30 | Đại Học Đà Lạt | |
31 |
Quản trị khách sạn
|
Đại học Công Nghệ TPHCM |
32 | Khoa Du Lịch – Đại Học Huế | |
33 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
|
|
34 |
Tài chính ngân hàng
|
Đại Học Tây Nguyên |
35 | Đại Học An Giang | |
36 | Đại Học Công Nghiệp TPHCM | |
37 |
Quản trị nhân lực
|
Đại học Công Nghệ TPHCM |
38 |
Đại Học Lao Động – Xã Hội (Cơ sở Hà Nội)
|
|
39 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
40 |
Toán ứng dụng
|
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế |
41 |
Đại Học Giao Thông Vận Tải (Cơ sở Phía Bắc)
|
|
42 | Đại Học Cần Thơ | |
43 |
Thống kê kinh tế
|
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế |
44 | Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng |
Nhóm ngành Ngôn ngữ
STT | Ngành | Trường đại học |
1 |
Ngôn ngữ Anh
|
Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế |
2 | Đại Học Vinh | |
3 | Đại Học Phenikaa | |
4 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
|
|
5 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
6 | Đại học Thủ Dầu Một | |
7 |
Ngôn ngữ Nhật
|
Đại học Công Nghệ TPHCM |
8 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
9 | Đại Học Mở TPHCM | |
10 |
Ngôn ngữ Hàn Quốc
|
Đại Học Đại Nam |
11 | Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Huế | |
12 | Đại Học Dân Lập Duy Tân | |
13 |
Ngôn ngữ Trung Quốc
|
Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng |
14 | Đại Học Mở TPHCM | |
15 | Học viện Quốc tế |
Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ thông tin
STT | Ngành | Trường đại học |
1 |
Công nghệ thông tin
|
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM |
2 | Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam | |
3 | Đại học Công Nghệ TPHCM | |
4 |
Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
|
|
5 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
6 | Đại Học Sài Gòn | |
7 |
Kỹ thuật máy tính
|
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM |
8 |
Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên
|
|
9 |
Công nghệ kỹ thuật cơ khí
|
Đại Học Nông Lâm TPHCM |
10 | Đại Học Công Nghiệp TPHCM | |
11 | Đại Học Điện Lực | |
12 |
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
|
Đại Học Hải Phòng |
13 |
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM
|
|
14 | Đại Học Kiến Trúc Đà Nẵng | |
15 | Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ | |
16 | Đại Học Sài Gòn | |
17 |
Công nghệ kỹ thuật ô tô
|
Đại học Công Nghệ TPHCM |
18 | Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 ) | |
19 | Đại Học Nguyễn Tất Thành | |
20 |
Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
|
Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
STT | Ngành | Trường đại học |
1 |
Quan hệ công chúng
|
Đại Học Yersin Đà Lạt |
2 | Đại Học Nguyễn Tất Thành | |
3 | Đại Học Nguyễn Trãi | |
4 | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM | |
5 |
Quan hệ quốc tế
|
Đại học Công Nghệ TPHCM |
6 | Khoa Quốc tế – Đại học Huế | |
7 | Đại học Thủ Dầu Một | |
8 |
Báo chí
|
Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế |
9 | Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế | |
10 | Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền | |
11 | Quảng cáo | Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM |
Ôn tập khối D như thế nào để đạt điểm cao?
Rất nhiều thí sinh đang suy nghĩ rằng nên học khối D như thế nào? Dù có thế mạnh ở các môn Toán, Văn, Tiếng Anh nhưng với tính chất quan trọng của kỳ thi sắp tới, việc chuẩn bị ôn tập càng chu đáo thì kết quả đạt được sẽ càng như ý muốn.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ mách bạn cực kì hữu ích cho từng môn như sau:
– Đối với môn Toán, cách ôn tập hiệu quả nhất là nắm chắc các công thức và làm càng nhiều bài tập dạng đó càng tốt, để rèn cho mình khả năng nhận dạng đề bài, tiếp cận bài toán ở nhiều góc độ. Đặc biệt, các bạn phải nhớ bài nào dễ thì làm trước tránh lãng phí thời gian suy nghĩ bài khó đến khi sắp hết giờ không kịp làm các bài còn lại.
– Môn Tiếng Anh được coi là “nỗi sợ” của nhiều học sinh khối A, B, nhưng lại là môn “gỡ điểm” trong khối D1. Một trong những phương pháp ôn thi Tiếng Anh hiệu quả là sử dụng một quyển sổ nhỏ, dùng để học từ vựng, cấu trúc theo sơ đồ cây. Sử dụng sơ đồ cây theo chủ đề là một phương pháp hữu hiệu khuyến khích được dùng. Đừng quên làm thêm nhiều bài tập Đọc – hiểu để tăng vốn từ vựng và rèn luyện kỹ năng nhanh hơn trong khi làm bài thi nhé!
– Với môn Văn – một môn thi không chỉ thuộc khối D mà còn rất nhiều tổ hợp khối như khối C, chúng ta cần có khả năng tư duy sáng tạo vừa phải và kỹ năng nắm bắt các ý chính, thông điệp mà mỗi tác giả truyền tải thông qua tác phẩm của họ. Quan trọng hết là không được phép quên dẫn chứng những chi tiết minh họa từ trong chính tác phẩm. Đồng thời liên hệ với những tác phẩm cùng chủ đề để có nhiều sự so sánh, nhưng vẫn đảm bảo bám sát vấn đề chính, thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ rất sinh động, cuốn hút người đọc hơn.
Những cách ôn thi khối D hiệu quả đạt điểm cao
Chọn không gian học
Đây là bí quyết thi khối D phải kể đầu tiên. “Tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng”, không gian học chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của buổi học. Bạn nên ngồi ở những nơi có ánh sáng cùng không khí tự nhiên từ bên ngoài tác động vào. Như thế thì trước hết bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, có sức để tiếp thu kiến thức. Sau đó, hãy chọn dòng nhạc mà bạn yêu thích để vừa nghe vừa học. Có nhiều nghiên cứu khoa học cho rằng nghe nhạc có thể rút ngắn thời gian học môn Tiếng Anh từ 3 năm xuống 3 tháng.
Ghi nhớ:
Bất kỳ khối nào cũng cần kỹ năng ghi nhớ chứ không chỉ riêng khối xã hội. Để làm được điều này, thí sinh cần tuần tự thực hiện các bước sau:
– Hiểu rõ nội dung của vấn đề
– Đọc một lượt nữa hết tất cả các ý
– Sử dụng sơ đồ tư duy (sơ đồ hình cây) để vẽ và hình dung các ý chính
– Chia nhỏ ra học từng ý một
- Đọc và viết đi viết lại nhiều lần
- Sử dụng bút nhớ để tô đậm những từ khóa trọng tâm
- Nhẩm lại trong đầu một lần sữa
- Nhẩm lại kiến thức toàn bộ bài viết
Không coi thường sách giáo khoa
Nhiều bạn cứ cố chạy theo các trung tâm để học những thứ xa vời mà quên rằng sách giáo khoa chính là “mỏ vàng” cần khai thác trước hết. Nắm vững kiến thức nền tảng sẽ giúp thí sinh có định hướng để ôn thi, tránh việc ôn thi dàn trải, lan man, quá tải.
Thực tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng rất nhiều lần nhấn mạnh đề thi bám sát sách giáo khoa để đánh giá chính xác chất lượng dạy và học ở bậc trung học phổ thông. Vì thế, đừng hấp tấp, đừng theo phong trào mà hãy học kĩ từng phần, từng chương để tự tin đi thi, xua tan mọi lo lắng học nhiều mà không trúng. Thí sinh dù ôn thi khối nào cũng cần học kĩ sách giáo khoa là đủ.
Tập trung cao độ
Hình thức ra đề trắc nghiệm các môn thi đại học khối D (trừ môn Văn) tạo ra nhiều áp lực cho sỹ tử đặt ra yêu cầu phải tập trung cao độ. Thực trạng chung của nhiều người là chỉ tập trung được mấy chục phút đầu còn sau đó , nhất là giai đoạn cuối giờ thì bắt đầu khoanh bừa, run tay khi tính toán,… Theo cách ôn thi của các thủ khoa khối D thì hãy bình tĩnh, cẩn thận, không được nhìn thấy bạn bên cạnh làm xong mà hoảng hốt.
Ôn thi khối D theo nhóm
Học tập theo nhóm với những người có cùng mục đích, cùng chí hướng sẽ giúp các bạn có thêm động lực và những người bạn đồng hành giúp bạn bổ sung kiến thức còn thiếu cũng như sửa lỗi sai hoặc giúp bạn giải đáp những bài tập quá khó.
Lập kế hoạch và mục tiêu cụ thể
Theo nghiên cứu, cứ bỏ ra 20 phút để lên kế hoạch của bất kỳ công việc gì đó thì bạn sẽ tiết kiệm đến 80% thời gian kết thúc công việc đó. Cách ôn thi đại học khối D cũng tương tự như vậy, ngay bây giờ thí sinh hãy lấy giấy bút ra rồi ghi lên đó những mục tiêu và các bước để đạt được mục tiêu đó. Một số câu hỏi gợi ý như:
- Muốn thi đỗ trường ĐH khối D nào?
- Mức điểm mong muốn và khả năng đạt được là bao nhiêu?
- Giai đoạn ôn thi cần làm những gì?
- Một tuần trước khi thi cần làm gì, ăn gì?
- Một ngày trước khi thi nên học nữa không?,…
Như vậy là mục tiêu đã rõ, các công việc cụ thể cần làm cũng hiển hiện. Hãy xem điều gì quan trọng nhất trong danh sách vừa liệt kê đó rồi ưu tiên thực hiện trước rồi tuần tự thực hiện các việc khác.
Tạo ghi chú nhỏ
Học sinh không chỉ cần tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài kết hợp với việc nhìn lên bảng và ghi chép đầy đủ mà cần phải ghi chú những điều nhỏ nhặt mà dễ bị nhầm vào một nơi đặc biệt để bạn tiện xem nhất, ví dụ như sau bìa vở. Môn học nào cũng làm tương tự y như vậy. Sau đó, cứ thỉnh thoảng bạn lấy ra xem lại sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
Tưởng tượng
Thực tế, những người học giỏi thường hơn những người học kém là ở chỗ trí tưởng tượng và khả năng liên hệ thực yế. Não người có hai bán cầu, một bên dành cho tư duy còn một bên dành cho việc tưởng tượng. Chúng ta thường chỉ tư duy mà ít tưởng tượng nghĩa là chúng ta chưa tận dụng hết tất cả công suất của bộ não. Tưởng tượng chính là cách ôn thi khối D hiệu quả, nhất là với môn cần học thuộc như Ngữ Văn.
Tự học quan trọng hơn cả
Tâm lý đám đông của học sinh là tìm thầy này, cô nọ rồi trung tâm này trung tâm kia. Chạy đua từ nơi này sang nơi khác khiến các bạn mệt mỏi, chỉ muốn nằm ngủ khi trở về nhà. Thực tế, không ít bạn vẫn còn gấp y nguyên sách như thế cho đến buổi học tiếp theo, vừa mất tiền nhưng chẳng tiến bộ.
Chưa kể, đi học nhiều nơi sẽ kiến bạn cảm thấy khối lượng kiến thức đồ sộ, từ đó sợ khó, sợ khổ, sợ không đạt được mục tiêu dẫn đến chán nản, thậm chí muốn bỏ cuộc vì không thể tìm thấy lối thoát trong đống kiến thức lộn xộn, sách vở bề bộn như thế. Các chuyên gia Giáo dục khẳng định rằng các kiến thức học thêm đa số là những kiến thức bổ trợ, bị động, đa phần phụ thuộc vào giáo viên chứ ít khi động não nên chúng dễ dàng trôi tuột mất trong một thời gian ngắn.
Cách để tự học:
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin đã giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc học. Hãy chủ động tìm kiếm thông tin ở những lĩnh vực mình cần mà đang thiếu. Cụ thể
- Gõ google nếu thắc mắc bất kỳ vấn đề gì
- Đọc trên mạng không hiểu thì hỏi thầy cô
- Bạn cũng có thể hỏi thêm những người bạn giỏi hơn, vì “học thầy không tày bằng học bạn” mà.
Tự học vừa giúp các bạn tự nắm chắc kiến thức, hiểu sâu nhớ lâu mà không hề áp lực về tâm lý cũng như thể chất.
Thời gian học
Tương tự như không gian học, thời gian ôn thi đại học khối D đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng học tập. Hãy chọn khoảng thời gian mà não hoạt động tốt nhất: 5h-6h, 7h30-10h30, 14h-16h30, 20h-22h. Khoa học đã chứng minh đó là lúc tinh thần minh mẫn, học dễ vào nhất. Trong lúc học thì nên dành thời gian để giải lao giữa giờ. Ví dụ cứ 1 tiếng thì nghỉ 5 – 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, là bước chuẩn bị cần thiết cho giờ học tiếp theo.
*************
Hy vọng qua bài viết trên, các em đã biết học lực khá nên chọn ngành nào khối D? rồi chứ. Thầy cô chúc các em chọn đúng ngành nghề và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp