Lời hứa là gì?
Lời hứa là một sự xác tín với người kia khi được đề nghị một việc nào đó, hoặc có khi tự mình khơi ra và hứa là sẽ làm một điều gì đó cho người ta. Thông thường, mình hứa là lúc mình cảm thấy mình có khả năng thực hiện việc đã hứa. Lời hứa đó là lời hứa nằm trong khả năng, và lúc mình hứa mình không phải đắn đo, suy nghĩ.
Hứa là biểu hiện của ý chí để làm một cái gì đó cho ai đó hoặc để thực hiện một sự hy sinh nhất định trong trường hợp đạt được một số thành tích. Lời hứa có thể được hiểu là một thỏa thuận giữa hai bên thông qua đó một trong số họ cam kết thực hiện một điều gì đó khi một điều kiện hoặc hết hạn của một điều khoản được đáp ứng.
Ví dụ: “Tôi cho bạn lời hứa: nếu tôi nhận được công việc này, năm tới chúng tôi sẽ đi nghỉ ở Caribbean”, “Juan đã cho tôi lời hứa sẽ bỏ hút thuốc trước ngày sinh nhật của tôi”, “Lời hứa của đứa trẻ không được tin mẹ nó . ”
Có thể liên kết một lời hứa với lời thề . Cam kết có được bởi người hứa là cam kết phát biểu, nơi người đó trả danh dự hoặc nhân phẩm của mình . Nếu thời gian đến, đối tượng không thực hiện lời hứa của mình, anh ta sẽ mất tín dụng hoặc sự tôn trọng đối với người mà anh ta thất bại, nhưng khó có thể chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Việc xử phạt, do đó, sẽ khá tượng trưng.
Một người đàn ông có thể hứa với vợ rằng anh ta sẽ ngừng uống rượu trong vòng chưa đầy ba tháng. Sau khoảng thời gian, người đàn ông tiếp tục uống rượu. Do đó, bạn sẽ thất hứa. Nói tóm lại, vợ anh ta sẽ có lựa chọn tha thứ cho lỗi lầm của mình hoặc áp dụng một hình phạt nào đó, ngoài sự thất vọng bên trong của anh ta (hoặc không).
Trong phạm vi của Luật, lời hứa được hiểu là một hợp đồng thông qua đó một hoặc cả hai bên liên quan đến nó có nghĩa vụ phải đáp ứng một điều kiện nhất định trong khoảng thời gian quy định phù hợp.
Trong loại hợp đồng này, chúng tôi cũng có thể làm nổi bật các dấu hiệu nhận dạng sau:
- Nó được quy định bởi pháp luật.
- Nó không phụ thuộc vào bất kỳ khác.
- Nó phải xuất hiện bằng văn bản.
- Nó có thể là đơn phương hoặc song phương, chính xác dựa trên việc nghĩa vụ đó được thực hiện bởi một hoặc cả hai bên.
- Để nó thành sự thật và được thực hiện như vậy, nó phải có các yếu tố thiết yếu như người có nghĩa vụ và người thực hiện, các điều kiện, các yếu tố của lời hứa, thời gian quy định …
Lời hứa thậm chí có thể được thực hiện với Thiên Chúa trong một lời cầu nguyện. Tất nhiên, hậu quả của việc không tuân thủ sẽ vẫn còn trong ý thức của chủ thể.
Chúng tôi cũng sẽ phải nói rằng thông thường sử dụng thuật ngữ “lời hứa đơn giản”. Điều này được sử dụng để chỉ những gì đã được thực hiện mà không phải thề hoặc hứa.
Các cách sử dụng khác của khái niệm lời hứa được liên kết với người, nhờ phẩm chất của mình, hứa hẹn những thành tựu to lớn ( “Đứa trẻ này là lời hứa tuyệt vời của câu lạc bộ” ) và dấu hiệu hoặc tín hiệu tạo ra một hy vọng tốt đẹp ( “Ngày của mặt trời là một lời hứa vui vẻ trên bãi biển ” ).
Cũng cần lưu ý rằng trong lĩnh vực phim là bộ phim “Lời hứa của phương Đông”, được phát hành năm 2007 và do David Cronenberg đạo diễn. Viggo Mortensen và Naomi Watts là những nhân vật chính của câu chuyện này xoay quanh thế giới của mafia Nga.
Tại sao chúng ta phải giữ lời hứa?
“Lời hứa! Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý.
Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giứ lấy nó lại là điều ngược lại. Bạn hứa rất nhiều nhưng bạn có thể không thể giữ được nó. Việc bạn thất hứa đối với bạn thì rất bình thường vì đó chỉ là câu nói thường nhưng đối với người đã đặt lòng tin vào lời hứa của bạn thì đó là điều rất lớn. Bạn có thể làm ra hàng nghìn, hàng vạn lời hứa nhưng lời hứa của bạn không còn là gì đối với người đặt lòng tin vào bạn, vì họ đã mất đi sự tin tưởng và lời hứa của bạn sau khi bạn thất hứa sẽ trở nên vô nghĩa. Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn. Những lúc mà bạn thất hứa, nhiều người thường đùn đẩy trách nhiệm cho hoàn cảnh và trách nhiệm nhưng nguyên nhân chính lại là lý do hoàn toàn khác.
Nếu bạn tạo ra lý do để lừa đối người khác về lời hứa thì bạn chính là người tự dối lừa chính bản thân mình và bạn sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt trong lòng. Tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình về các bạn học sinh nhé! Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa giúp bạn đó và bạn đó bị điểm kém. Người đó hỏi bạn là tại sao lại không giúp bạn ấy thì bạn đùn đẩy lý do là làm bài tập khác nhưng lý do thật là do bạn quên. Rồi lần sau bạn lại không giúp. Sau mỗi lần nói dối thì bạn cảm thấy bứt rứt trong lòng. Bạn cố để sửa chữa lỗi lầm của mình nhưng sự tôn trọng của người kia đối với bạn đã về mức 0 nên họ không cần sự sửa chữa của bạn nữa. Lúc đó bạn thấy được lời hứa quan trọng đến nhường nào.’
Lời hứa rất quý giá và quan trọng. Nếu đã hứa thì phải thực hiện và giữ lấy nó. Hãy trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời hứa của mình!”
“Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng.
Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.”
Giá trị của lời hứa
Nhịp sống quá nhanh của cuộc sống làm cho ta đôi khi quên đi giá trị đích thực của lời hứa. Lời hứa đáng được trân trọng, dù nó là của ai, cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, khi ta trao đi một lời hứa đồng nghĩa với việc ta nhận lại một niềm tin. Niềm tin ấy sẽ được nhân lên nếu bạn đối xử tốt với lời hứa của chính mình. Ngược lại, một khi niềm tin đã mất thì rất khó tạo dựng lại.
Lời hứa thường xuất hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, ai trong chúng ta cũng từng hứa hẹn và cũng có thể đã từng thất hứa. Cho dù đó là lỗi vô tình hay cố ý, thì điều đó cũng dẫn tới nỗi buồn cho người khác. Vì muốn tránh làm tổn thương và cũng muốn làm hài lòng đối phương, người ta không tiếc dùng những lời nói ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn thật tốt đẹp. Có người thản nhiên xem lời hứa như một câu cửa miệng, hứa rồi lại hứa. Cứ hứa mãi, rồi đến một lúc nào đó sẽ không còn mấy ai tin lời hứa của mình nữa. Hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều là biểu hiện của một người không chân thành và thiếu nghiêm túc. Khi lời hứa không thành, họ lại đưa ra rất nhiều lý do để biện hộ. Nếu bạn tạo ra lý do để nói dối người khác, thì chính là bạn tự dối lừa dối bản thân mình. Tuy nhiên đối với người được hứa, nguyên nhân cho sự thất hứa, đó là do ta chưa thật sự để tâm vào mối quan hệ đang có. Và họ cảm thấy bị tổn thương vì lời hứa không được thực hiện.
Đối với bạn, lời hứa chỉ cũng chỉ là một lời nói, nhưng đối với họ thì đó là niềm hy vọng. Hứa không khó nhưng quan trọng là thời gian, kết quả thực hiện. Mỗi khi hứa hẹn điều gì, chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và lời hứa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong đợi, tuy nhiên một khi đã hứa thì cho dù có khó khăn đến mấy cũng phải làm, đừng để lời nói như “gió thoảng, mây bay”. Vì vậy, trước khi hứa một việc gì chúng ta cần phải suy nghĩ chín chắn, khả năng làm được thì mới hứa. Hứa trong khả năng của mình để hiệu quả của việc thực hiện lời hứa cao hơn.
Giữ gìn lời hứa là một trong những tiêu chí trong việc tạo dựng uy tín và giá trị của một người. Việc giữ lời hứa không chỉ làm cho ta trở thành người bạn đáng tin cậy, có trách nhiệm mà còn tạo ra sự tin tưởng của người khác đối với mình. Và một khi đã có lòng tin, bạn có thể thành công trong mọi việc. Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người khác và cũng là động lực để chúng ta phấn đấu.
Sống và cảm nhận những lời hứa xuất phát từ tâm của chúng ta và cả những lời hứa không bao giờ thành sự thực để hiểu hết những điều kỳ diệu của nó. Để thêm tin yêu, hy vọng và sống có trách nhiệm hơn với lời hứa của chính mình.
Giữ lời hứa mang lại cho bạn những gì?
Giữ lời hứa tưởng chừng như là điều cơ bản mà tất cả mọi người đều làm được, nhưng trên thực tế, một số người hứa xong quên ngay hoặc xem việc tôn trọng lời hứa là không quan trọng lắm. Đó là một suy nghĩ không đúng, vì nếu nhiều lần thất hứa thì bạn sẽ bị mất uy tín trong mắt mọi người. Đặc biệt, sau này đi làm, nếu bạn không giữ chữ tín thì sẽ khó lòng làm việc cùng đồng nghiệp, đối tác,… Song song đó, việc giữ lời hứa sẽ mang lại cho bạn nhiều điều hơn bạn đang nghĩ đó. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích của việc giữ lời hứa nhé.
Giữ lời hứa giúp gắn kết các mối quan hệ
Lợi ích cực kỳ lớn của việc giữ lời hứa chính là sẽ giúp bạn gắn kết các mối quan hệ, dù chỉ là những lời hứa rất đơn giản, chẳng hạn như là hứa sẽ đến buổi hẹn lúc 8h và bạn giữ đúng lời hứa, không đến trễ. Điều này thể hiện rằng bạn tôn trọng tất cả những người có mặt tại buổi hẹn đó, bạn cực kỳ trân quý thời gian của họ, không muốn mọi người phải mất thời gian chờ mình. Đó là cách cực kỳ cơ bản để giúp bạn duy trì và gắn kết các mối quan hệ xung quanh.
Còn nếu như bạn thường xuyên không giữ lời hứa, trễ hẹn, thì mọi người sẽ cảm nhận rằng bạn thiếu sự chân thành, thiếu sự nghiêm túc trong các mối quan hệ. Dần dần, mọi người sẽ xa lánh bạn, khiến bạn mất đi nhiều mối quan hệ.
Tôn trọng lời hứa giúp nâng cao chữ tín của bạn
Lòng tin không mua được bằng tiền, chữ tín lại càng không mua được bằng tiền. Nhưng nếu mượn tiền mà không trả đúng hẹn thì bạn đã mất chữ tín trong mắt mọi người rồi đấy. Đây chính là lợi ích tiếp theo của việc tôn trọng lời hứa, đó chính là sẽ giúp nâng cao chữ tín của bạn, bạn càng giữ lời hứa nhiều lần thì mọi người xung quanh sẽ càng tin tưởng, tín nhiệm bạn.
Ngược lại, nếu bạn thất hứa mãi thì chẳng ai tin bạn nữa. Chính vì thế, bạn cần phải luôn có trách nhiệm với lời hứa của mình. Không hứa thì thôi, chứ một khi đã hứa thì nhất định phải giữ lời nhé.
Giữ lời hứa giúp bạn trở thành một người chuyên nghiệp
Lợi ích tiếp theo của việc tôn trọng lời hứa chính là sẽ giúp bạn trở thành một người chuyên nghiệp. Dù là sinh viên hay người đi làm thì tất nhiên ai cũng muốn mình sẽ là người chuyên nghiệp phải không nào? Giữa lời hứa chính là một trong những cách để bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người đó.
Người chuyên nghiệp sẽ luôn suy nghĩ kỹ càng trước khi hứa hẹn bất kỳ điều gì, khi nhận thấy mình có thể làm được thì mới hứa, còn nếu cảm thấy chưa chắc mình sẽ làm được thì sẽ không vội hứa. Một khi đã hứa thì người chuyên nghiệp sẽ luôn cố gắng thực hiện lời hứa đó, chẳng bao giờ thất hứa và cũng chẳng bao giờ phải mất công biện hộ về một lần thất hứa nào đó của bản thân.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp