Ngày hắc đạo là gì? Ngày hắc đạo có tốt không?

0
103
Rate this post

Tìm hiểu về hoàng đạo, hắc đạo

Theo tín ngưỡng của người xưa, mặt trời tức là ông Trời- là vị thần tối cao tạo ra muôn loài. Mọi vật, mọi việc, mọi quy luật trên thế gian đều là do ngài quyết định và đều nằm dưới quyền kiểm soát của ngài. Từng chặng đường đi của ông Trời đều có các vị thần hộ mạnh, mỗi vị thần chính là một ngôi sao sáng trên bầu trời. Có vị thần thiện cũng có vị thần ác, mỗi thần đều được ông Trời giao phó cho một nhiệm vụ quan trọng. Chính vì thế mà trong 12 giờ có 12 vị Thần sát luân phiên nhau làm nhiệm vụ, mỗi vị đảm nhận một ngày trong tháng trong năm. Đường đi của các thần thiện được gọi là Hoàng đạo còn đường thần ác đi chính là Hắc đạo.

Ngày hắc đạo là gì?

Khái niệm ngày hắc đạo

Theo quan niệm phong thủy xưa của người Việt, quỹ đạo chuyển động của trái đất đều có các vị thần thay phiên nhau cai quản. Trong đó, các vị thần có hai bên là thần dữ và thần thiện. Ngày mà các thần dữ cai quản ngao du thiên hạ thì đó chính là ngày hắc đạo và các giờ hắc đạo, ngược lại ngày mà các thần thiện cai quản là ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo.

Ngày hắc đạo là gì?
Ngày hắc đạo là gì?

Ngày hắc đạo có tốt không?

Ngày hắc đạo tốt hay xấu? Đúng như tên gọi, ngày hắc đạo là các ngày xấu, bởi vì các vị thần dữ luôn muốn quấy rối cuộc sống yên ổn của mọi người. Trong những ngày hắc đạo này sẽ không có vị thần thiện nào có thể ngăn cản hay cứu vãn được các tai họa nên đây là những ngày không tốt và rất xấu. Chính vì vậy, người ta thường tránh làm các việc quan trọng, việc lớn vào ngày hắc đạo như cưới xin, xây nhà, khánh thành, khai trương, startup khởi nghiệp… vào ngày hắc đạo.

Sinh vào ngày hắc đạo có sao không?

Theo quan niệm của đại đa số chúng ta đều cho rằng, ngày hắc đạo là một ngày xấu, và chẳng may sinh vào ngày hắc đạo thì vận mệnh tương lai vô cùng đen đủi, làm việc gì cũng thất bại. Đặc biệt là vận mệnh tình duyên của người này thường gặp nhiều đau buồn và rắc rối.

Người sinh ngày giờ hắc đạo thường kiên nhẫn và quyết đoán trong vận trình sự nghiệp. Vàm việc gì cũng chậm chạp và đánh mất cơ hội thành công. Khả năng nắm bắt tình hình yếu kém, luôn cần tới sự giúp đỡ của người khác mới dám tiến hành dự định của bản thân.

Có nên cưới vào ngày Hắc đạo hay không?

Việc kết hôn là một việc quan trọng, cần phải lựa chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành cưới hỏi, nhằm mang lại nhiềm vui, hạnh phúc cho lứa đôi. Tình yêu mãi bền chặt theo thời gian dù có bao sóng gió chông gai, họ vẫn sống trọn đời, trọn kiếp bên nhau.

Chính vì vậy, không ai chọn ngày Hắc Đạo để tiến hành cưới hỏi. Lỡ chẳng may chọn nhằm ngày Hắc Đạo thì tình cảm đôi lứa dễ rạn nứt, hôn nhân gia đình dễ đổ vỡ theo thời gian. Hoặc có thể tai ương sẽ bất ngờ xảy ra, làm ảnh hưởng tới tính mạng đến 1 trong 2 người.

Có nên mua xe vào ngày Hắc Đạo?

Trong ngày Hắc Đạo, mọi người thường kiêng cử, tránh làm những công việc lớn và quan trọng, đặc biệt là không được mua xe, dù xe lớn hay xe nhỏ.

Bởi vì, nếu mua trong xe ngày này, thường sẽ đem lại nhiều tai ương, xui xẻo cho bản thân người sở hữu. Nhẹ thì té xe trày xát ngoài da, nặng thì nguy hiểm tới tính mạng, chết chóc. Để lại hậu quả nghiêm trọng cho gia đình.

Trong ngày hắc đạo mọi người thường kiêng cử nhiều, tránh làm những việc lớn và quan trọng như kết hôn, xây nhà,… đặc biệt là không được mua xe, dù xe lớn hay xe nhỏ.

Mặc khác, mua xe trong ngày hắc đạo khiến mọi thứ xung quanh người sở hữu trở nên rắc rối và đen đủi. Nhất là công việc làm ăn trở nên giảm sút, tình cảm gia đạo xảy ra nhiều chuyện đau buồn.

Hướng dẫn cách hóa giải ngày hắc đạo

Sử dụng cơ chế “Chế Sát”

Chế Sát nghĩa là lấy độc trị độc, sử dụng quan hệ tương khắc trong ngũ hành để chế sát sự hung hiểm trong ngày hắc đạo.

Ví dụ như ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Thổ để hóa giải, ngày hung thuộc Hỏa thì dùng giờ Tủy hóa giải.

Sử dụng cơ chế “hóa sinh”

Đây là cách hóa giải dùng quan hệ tương sinh trong ngũ hành để chế sát sự hung hiểm của ngày hắc đạo.

Ví dụ như ngày hung thuộc Kim dùng giờ Thổ để hóa giải, ngày hung thuộc Thủy thì dùng giờ Kim để hóa giải,…

Sử dụng cơ chế “tị hòa”

Tức là dùng quan hệ tương hòa (bình hòa) của ngũ hành để hóa giải sự hung hiểm trong ngày hắc đạo.

Ví dụ, ngày hung thuộc Âm Mộc thì dùng giờ Dương Mộc để hóa giải, ngày hung thuộc Âm Kim thì dùng giờ Dương Kim để hóa giải,…

Thay đổi người chủ trì

Tức là mượn tuổi của người khác để hóa giải điều hung hiểm trong ngày hắc đạo. Thường vào ngày hắc đạo, nếu gia chủ muốn tiến hành việc quan trọng nào đó sẽ mượn tuổi của người thân hoặc bạn bè, những người tam hợp với gia chủ. Giúp gia chủ đứng ra làm chủ công việc để hóa giải sự hung hiểm trong ngày hắc đạo.

Cách tính ngày hắc đạo

Bảng tính ngày hắc đạo
Bảng tính ngày hắc đạo

Ngày hắc đạo sẽ được tính theo ngày của lịch Âm và được dựa theo địa chi của 12 con giáp là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Cụ thể các ngày hắc đạo trong tháng như sau:

Tháng Âm lịch Ngày hắc đạo
Tháng 1 (tháng Giêng), 7 Ngọ, Mão, Hợi, Dậu
Tháng 2, 8 Thân, Tỵ, Sửu, Hợi
Tháng 3, 9 Tuất, Mùi, Sửu, Hợi
Tháng 4, 10 Tý, Dậu, Tỵ, Mão
Tháng 5, 11 Dần, Hợi, Mùi, Tỵ
Tháng 6, 12 (tháng Chạp) Thìn, Sửu, Dậu, Mùi

Ngày hoàng đạo là gì?

Ngày hoàng đạo là gì?
Ngày hoàng đạo là gì?

Khái niệm ngày hoàng đạo

Theo thiên văn học cổ đại, quỹ đạo chuyển động của mặt trời được gọi là “Hoàng Đạo”. Người ta dựa vào quỹ đạo của mặt trời trong một năm để biết được hướng di chuyển của mặt trời, từ đó nhận biết sự thay đổi khác biệt giữa 4 mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông), sự thay đổi giữa ngày và đêm, và sự biến đổi của thời tiết, khí hậu trên trái đất.

Theo quan niệm xưa của người Việt Nam, mặt trời còn được gọi là ông Trời. Ở đây, mặt trời là vật hữu hình, còn ông Trời là vô hình. Ông Trời là người cai quản mọi việc trên đời này từ hạnh phúc, hoan hỉ… cho đến chuyện vui buồn, đau khổ, họa phúc… Trên đường đi của ông Trời sẽ có các vị thần phụ giúp, các vị thần này là các vì sao trên bầu trời. Trong 12 giờ, các vị thần sẽ luân phiên trực một giờ. Trong số các vị thần này sẽ bao gồm các vị thần ác (thần xấu) và các vị thần thiện (thần tốt). Những ngày và khung giờ có vị thần ác cai quản sẽ được coi là hắc đạo, ngược lại, những ngày và khung giờ có thần thiện cai quản sẽ được coi là hoàng đạo. Do đó, chúng ta có ngày hoàng đạo (ngày tốt), ngày hắc đạo (ngày xấu) và giờ hoàng đạo (giờ tốt), giờ hắc đạo (giờ xấu).

Vậy ngày hoàng đạo là ngày tốt, ngày lành, ngày đại cát đại lợi và được thần thiện (thần tốt) cai quản. Ngày hoàng đạo thường được chọn làm ngày để thực hiện những việc trọng đại với một cá nhân hoặc tập thể. Theo quan niệm xưa, mọi việc tiến hành trong ngày hoàng đạo sẽ đều diễn ra suôn sẻ, như ý muốn và thành công. Đây là lý do tại sao ngày hoàng đạo thường được chọn để tiến hành những công việc quan trọng như làm ngày kết hôn, ngày khởi công xây nhà, ngày khai trương cửa hàng…

Bạn đang xem: Ngày hắc đạo là gì? Ngày hắc đạo có tốt không?

Cách tính ngày hoàng đạo trong năm

  • Tháng Giêng (tháng 1), 7: Ngày Tý, Sửu, Tỵ, Mùi.
  • Tháng 2, 8: Ngày Dần, Mão, Mùi, Dậu.
  • Tháng 3, 9: Ngày Thìn, Tỵ, Dậu, Hợi.
  • Tháng 4, 10: Ngày Ngọ, Mùi, Sửu, Dậu.
  • Tháng 5, 11: Ngày Thân, Dậu, Sửu, Mão.
  • Tháng 6, tháng Chạp (tháng 12): Ngày Tuất, Hợi, Mão, Tỵ.

Tại sao xem ngày tốt xấu nên chọn ngày hoàng đạo

Trong một năm, ít nhiều sẽ đều có những ngày lành tháng tốt. Nhưng cũng có những ngày, tháng mà ta được cho là không tốt mà người ta thường hay kiêng kỵ. Nếu chọn ngày đúng ngày tốt để làm mọi việc thì sẽ giúp cho gia chủ tất cả đều gặp thuận lợi. Ngược lại, chọn những ngày cần tránh sẽ không mang lại điều may mắn. Có thể còn khiến mọi việc gặp nhiều bất lợi, trục trặc hơn.

Phật giáo không có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu mà ngày nào cũng có thể trở thành tốt hoặc xấu tùy theo suy nghĩ, lời nói và hành động thiện hay ác của chúng ta.

Trước lúc khởi sự làm bất cứ công việc gì, mọi người đều có chánh kiến đều không quan trọng vấn đề coi ngày mà cần vận dụng chánh tư duy suy xét kỹ lưỡng để thấy việc mình sắp làm là đúng, lợi mình và lợi người. Vậy nên việc coi ngày hoàng đạo cũng dần trở thành một phong tục tập quán của người Việt.

Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?

Khái niệm

Theo quan niệm của người dân Việt Nam, có 2 loại giờ đó là giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo có nghĩa là giờ tốt, trong khung giờ này mọi người đều có thể tiến hành những việc quan trọng như: cưới hỏi, xin dâu, thành hôn, nhập học, động thổ, khánh thành, buôn bán, giao dịch, an táng, làm tang lễ…

Ngược lại, giờ hắc đạo có nghĩa là giờ xấu.Chưa có bằng chứng cụ thể về việc giờ hắc đạo sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng gì với con người. Nhưng để chắc chắn, bạn vẫn nên tránh các giờ hắc đạo sẽ tốt hơn.

Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được giờ hoàng đạo, có những giờ khá tốt nhưng thời tiết lại xấu,… Một ngày đêm âm lịch có 12 giờ, 2 tiếng đồng hồ là một giờ. Các giờ được đặt tên theo 12 con giáp đó là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong 12 giờ đó có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo.

Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?
Giờ hoàng đạo là gì? Giờ hắc đạo là gì?

Cách tính giờ hoàng đạo và hắc đạo trong từng ngày

Theo quan niệm, trên trời có 28 vì sao chiếu mệnh là nhịp thập bát tú. Trong đó, được chia làm 2 sao tốt và xấu.

  • Giờ tốt là những giờ thuộc cung của sao tốt.
  • Giờ xấu là những giờ thuộc cung của sao xấu.

Tùy vào tính chất cũng như mức độ của sao để xác định nó tốt trong lĩnh vực nào. Ví dụ như Sao Lâu tốt cho công việc liên quan tới lĩnh vực xây dựng, Sao Bích lại tốt trong công việc cưới hỏi,..

Để xác định được giờ hoàng đạo, người xưa thường dựa vào mỗi câu lục bát có 14 chữ.

Hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, lần lượt theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ 14 chỉ từ giờ Tý, Sửu, Dần, Mão… xem trong bảng dưới đây, thấy chữ nào có phụ âm đầu là chữ “Д thì đó là giờ hoàng đạo.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ngay-hac-dao-la-gi-ngay-hac-dao-co-tot-khong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp