Sơ đồ lắp đặt là gì? Cách Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

0
134
Rate this post

Cùng tìm hiểu Sơ đồ lắp đặt là gì? Các em có thể xem lại bài viết Sơ đồ nguyên lý là gì nếu chưa nắm rõ kiến thức nhé.

Sơ đồ lắp đặt là gì?

– Sơ đồ lắp đặt được trình bày cụ thể vị trí chính xác từng linh kiện (bộ phận) từng mạch điện trong một thiết bị.

-Sơ đồ lắp đặt là sơ đồ biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện.

– Sơ đồ lắp đặt được sử dụng để dự trù vật liệu, lắp đặt, sữa chữa mạng điện và các thiết bị điện.

Cách Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm 4 bước:

– Bước 1. Vẽ đường dây nguồn

– Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn

– Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện

– Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

Phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt (ảnh 6)

Sơ đồ nguyên lí mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn

– Cực 1 công tắc 3 cực nối với đèn 1

– Cực 2 công tắc 3 cực nối với đèn 2

– Công tắc 2 cực dùng để đóng hoặc ngắt nguồn điện

– Nguyên tắc hoạt động mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn: Khi công tắc 2 cực đóng lại và công tắc 3 cực được bật về vị trí 1 thì đèn 1 sáng.

– Mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn dùng để chuyển đổi thắp sáng luân phiên 2 đèn với nhau.

Phân biệt sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt (ảnh 7)

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang

Sơ đồ mạch điện cầu thang được biết đến là một trong những sơ đồ mạch điện đơn giản và được áp dụng rất nhiều tại Việt Nam. Mạch được lắp ở hầu hết những nhà có từ 2 tầng trở lên và dùng để bật tắt đèn chiếu sáng cầu thang ở các tầng khác nhau.

Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang

Dưới đây là một số các thiết bị cần thiết để bạn có thể thực hiện lắp đặt thành công  mạch điện cầu thang 2 công tắc 1 bóng đèn: 2 công tắc 3 cực, 1 bóng đèn, 1 cầu chì.

Bạn có thể hình dung mạch sẽ được thiết kế như sau: Một công tắc sẽ được đặt ở chân cầu thang tầng 1, công tắc còn lại sẽ được đặt ở đầu cầu thang tầng 2, bóng đèn chiếu sáng sẽ được lắp ở vị trí chính giữa để có thể chiếu sáng lối lên cầu thang của cả 2 tầng.

Tác dụng chính của các thiết bị trong mạch như sau:

  • Công tắc 3 cực: Đây được biết đến là một thiết bị thường thấy nhất trong việc sử dụng lắp đặt mạch cầu thang. Công tắc này có một cực chung và 2 cực đầu ra. Trong một khoảng thời điểm nhất định thì chỉ có 1 cực của đầu ra được nối thông với đầu vào.
  • Cầu chì: Thiết bị này có tác dụng giúp bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch trong trường hợp xảy ra sự cố chập điện. Tùy thuộc vào công suất của tải để có thể lựa chọn loại cầu chì cho phù hợp nhất, ở đây tải là bóng đèn.
  • Bóng đèn: Là thiết bị chiếu sáng bạn có thể lựa chọn các loại bóng đèn tùy thuộc theo sở thích và phong cách thiết kế ngôi nhà của bạn. Có 2 loại bóng thường được sử dụng là bóng đèn sợi đốt và đèn compact.

Nguyên lý hoạt động mạch điện cầu thang

Nguyên lý hoạt động

Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện (ảnh 2)

Nguyên lý hoạt động mạch điện cầu thang

Đối với sơ đồ mạch 1: Khi bạn sử dụng bật hoặc tắt 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu công tắc T1 ở vị trí A1 và công tắc T2 ở vị trí B2. Hoặc ngược lại, T1 ở vị trí A2 và T2 ở vị trí B1. Lúc này điện áp đi qua đèn sẽ bằng điện áp nguồn nên đèn sẽ sáng.
  • Trường hợp 2: Nếu T1 ở vị trí A1 và T2 ở vị trí B1. Hoặc ngược lại, T1 ở vị trí A2 và T2 cũng ở vị trí B2. Lúc này điện áp đi qua đèn sẽ bằng 0V dẫn đến việc đèn không sáng.

Đối với sơ đồ mạch điện cầu thang 2: Khi bạn sử dụng bật hoặc tắt 1 trong 2 công tắc sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Nếu công tắc T1 tiếp xúc với dây dẫn D1 và công tắc T2 tiếp xúc với dây dẫn D2 hoặc công tắc T1 tiếp xúc với D2 và T2 với D2 thì mạch điện lúc này được khép kín. Lúc này đèn sẽ sáng. Mạch điện lúc này ở trạng thái hở, bóng đèn ở trạng thái tắt.
  • Trường hợp 2: Nếu T1 tiếp xúc với D1 và T2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc T1 tiếp xúc với dây dẫn D2 và T2 tiếp xúc với dây dẫn D1

Cách lắp đặt mạch điện cầu thang

Những thiết bị điện cần phải chuẩn bị: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực, 1 bóng đèn, dây điện, kìm cắt dây, tô vít và một số dụng cụ cần thiết cho quá trình lắp đặt và đấu nối.

Bạn có thể lắp đặt mạch điện cầu thang nhà bạn theo sơ đồ hình dưới. Nếu trường hợp nhà bạn có nhiều hơn 2 tầng thì bạn lại thực hiện lắp đặt các mạch ở trên các tầng tiếp theo giống như mạch ở bên dưới. Cần lưu ý, mua loại hộp công tắc có thể đặt được 2 công tắc để giúp nâng cao tính thẩm mỹ.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-lap-dat-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp