Sóc Thiên Vương là ai? Truyền thuyết về Sóc Thiên Vương

0
251
Rate this post

Sóc Thiên Vương là ai?

Thánh Gióng (chữ Nôm: 聖揀), hiệu là Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王) hay Sóc Thiên vương (朔天王), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Triều đại nhà Lý, Thái Tổ Lý Công Uẩn đã truy tôn ông là Xung Thiên Thần Vương (冲天神王). Có ý kiến cho rằng, Phù Đổng Thiên vương hay Thánh Gióng là một biến thể của Tỳ Sa Môn từ Ấn Độ.

Sóc Thiên Vương là ai?
Sóc Thiên Vương là ai?

Những tên gọi của Sóc Thiên Vương

Đền Phù Đổng (hay còn gọi là Đền Gióng) nằm ở xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Kiến trúc đền chủ yếu là những mảnh ghép của những công trình thời Lý, thời Lê trung hưng và cả thời Nguyễn. Hiện trong đền còn lưu giữ hơn 20 đạo sắc phong phong cho Đức Thánh Gióng, trong đó nhiều nhất là thời Lê sơ và thời Nguyễn.

Theo truyền thuyết, sau khi Thánh Gióng đánh thắng giặc và lên núi Sóc Sơn, quay đầu về lạy mẹ, cả người và ngựa từ từ bay lên trời. Nhà vua ghi nhớ công ơn, cho lập đền thờ tại quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương. Danh xưng này đã ra đời từ thời Hùng Vương thứ VI.

Dưới góc độ văn hóa dân gian, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ đã đưa ra những kiến giải về sự xuất hiện của cụm từ Phù Đổng Thiên Vương. Dựa vào các âm cổ Hán tự, “Đổng” trong ngôn ngữ học để chỉ những con người khổng lồ, những vị thiên vương hoặc các vị hộ pháp được hình tượng hóa. Ở thời Lý, Thánh Gióng được phong là Xung Thiên Thần Vương như một biểu tượng của nền độc lập tự chủ của Đại Việt. Đến thời Lê sơ, Thánh Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Như vậy, tới nhà Lê, hình tượng Thánh Gióng lại được nâng lên thêm một bậc. Trong Phật giáo, Thiên Vương để chỉ tầng trời tiếp giáp cõi Sa bà, bảo vệ cho Phật pháp. Đến nhà Lê, Thần Vương được nâng cấp trở thành Thiên Vương: Phù Đổng Thiên Vương trấn trị một vùng phương Đông.

Cũng ở thời Lê sơ, vua đã sai sử quan Ngô Sĩ Liên sưu tầm sách vở các đời để chép bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư. Truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương cũng được Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử, tuy nhiên đã rút gọn rất nhiều so với Lĩnh Nam chích quái. Tuy nội dung truyền thuyết có một vài chi tiết khác nhau nhưng ẩn sâu trong đó vẫn là những dấu ấn của Phật giáo.

Xét theo chức năng, cho đến thời Lê sơ, hình tượng một vị thần hộ pháp Xung Thiên Thần Vương đã phát triển thêm trở thành Thiên Vương trấn giữ một phương trời. Theo giả thuyết của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ, nếu xét kinh thành Thăng Long là trung tâm của Phật giáo thời Lý thì những vị thần khổng lồ như Lý Phục Man ở phía Tây (Yên Sở), Sóc Thiên Vương ở phía Bắc (Sóc Sơn) và Thánh Gióng ở phía Đông (Phù Đổng) chính là những vị Thiên Vương bảo vệ cho kinh thành Thăng Long. Đối với vị Thiên Vương phía Nam, nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra giả thuyết nào.

Truyền thuyết về Sóc Thiên Vương

Chuyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu.

Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một thằng bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Ðứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ. Bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ðứa bé nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Ðến đấy, một người một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Ðổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả mầu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Truyền thuyết về Sóc Thiên Vương
Truyền thuyết về Sóc Thiên Vương

Sử sách – Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi chép lại về Thánh Gióng như sau:

Đời Hùng Vương thứ 6, ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có người nhà giàu, sinh một con trai, đến năm hơn ba tuổi ăn uống béo lớn nhưng không biết nói cười. Gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, vua sai người đi tìm người có thể đánh lui được giặc. Ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng nói được, bảo mẹ ra mời thiên sứ vào, nói: “Xin cho một thanh gươm, một con ngựa, vua không phải lo gì”. Vua ban cho gươm và ngựa, đứa trẻ liền phi ngựa vung gươm tiến lên trước, quan quân theo sau, đánh tan quân giặc ở chân núi Vũ Ninh. Quân giặc tự quay giáo đánh lẫn nhau, chết rất nhiều, bọn sống sót đều rạp lạy, tôn gọi đứa trẻ ấy là thiên tướng, liền đến xin hàng cả. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua sai sửa sang chỗ vường nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, tuế thời cúng tế. Về sau, Lý Thái Tổ phong là Xung Thiên Thần Vương. (Đền thờ ở cạnh chùa Kiến Sơ, hương Phù Đổng).

Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước.

Đại Nam quốc sử diễn ca (lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát) có bài:

Sáu đời Hùng vận vừa suy

Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.

Làng Phù Đổng có một người

Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.

Những ngờ oan trái bao giờ,

Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Nghe vua cầu tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.

Lời thưa mẹ, dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Sứ về tâu trước thiên đình,

Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.

Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San,

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Miếu đình còn dấu cố viên.

Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

Những thông điệp sau chiến công và sự hóa thân của nhân vật Thánh Gióng

Có thể nói, truyền thuyết Thánh Gióng đã phản ánh nhiều về lịch sử văn hóa của người Việt nói chung. Ở đó, các tín ngưỡng dân gian cũng được thể hiện như sự hội tụ đủ tư tưởng tam giáo: Nho, Phật và Đạo. Trong đó, các yếu tố Phật giáo được thể hiện đậm đà hơn cả.

Theo truyền thuyết, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã bay về trời từ ngọn núi Vệ Linh. Dân gian cho rằng, những đầm ao dưới chân núi này chính là dấu chân ngựa của Thánh Gióng. Do đó, tại núi Sóc cũng có ngôi đền Thượng thờ Sóc Thiên Vương.

Sách Lĩnh Nam chích quái chép về vị thần nhuốm màu huyền thoại được thờ ở đây như sau: “Thời Lê Đại Hành, Khuông Việt thái sư Ngô Chân Lưu thường tới làng Bình Lỗ. Ở đây, ông gặp vị thần tên là Tỳ Sa Môn Đại Vương. Người được Thiên Đế sai tới để bảo hộ cho hạ dân nơi đó. Sau đó, thần giúp vua Lê Đại Hành dẹp giặc. Vua cảm sự anh linh của thần, cho xây miếu Võ, phong làm Sóc Thiên Vương để trấn giữ phương Bắc. Phù Đổng Thiên Vương sau khi dẹp giặc, cưỡi ngựa sắt đến núi Vệ Linh ở phía Tây rồi bay về trời”.

Đức Thánh Gióng từ một xã thần ở Phù Đổng trở thành một vị thần hộ pháp trong Phật giáo là sự phát triển của một vị thần bản địa. Dân gian bằng sự sáng tạo của mình đã biến đây thành câu chuyện hấp dẫn về người anh hùng trẻ tuổi nhưng đầy khí phách. Cho đến sau này, dân gian vẫn giữ lại cho cậu bé làng Gióng những hình ảnh ban đầu của Xung Thiên Thần Vương với mũ sắt, giáp sắt như thể hiện một tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Tinh thần này đã được Cao Bá Quát đúc kết trong 2 câu thơ: “Phá tặc đãm hiềm tam tuế vãn/ Đằng không do hận cửa thiên cơ” (Đánh giặc lên ba hiềm đã muộn/ Lên mây tầng chín giận chưa cao).

Những thông điệp sau chiến công và sự hóa thân của nhân vật Thánh Gióng
Những thông điệp sau chiến công và sự hóa thân của nhân vật Thánh Gióng

Như vậy, truyền thuyết Thánh Gióng tàng ẩn nhiều mã văn hóa, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nó vừa phản ánh lịch sử dựng nước trong buổi đầu chinh phục thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp, khai phá vùng châu thổ Bắc bộ, đồng thời phản ánh quá trình giữ nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống quân sự của người Việt Nam.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soc-thien-vuong-la-ai-truyen-thuyet-ve-soc-thien-vuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp