Tài phiệt là gì? Chế độ tài phiệt là gì? Ví dụ về tài phiệt

0
217
Rate this post

Tài phiệt là gì?

Tài phiệt được hiểu là tư bản tài chính có thế lực, nắm quyền chi phối kinh tế – chính trị ở các nước tư bản. Hiểu một cách đơn giản hơn, tài phiệt chỉ những người giàu có, có khả năng chi phối xã hội theo ý muốn.

Thực tế ở nước ta, “tài phiệt” không phải một thuật ngữ phổ biến. Tuy nhiên cụm từ này lại rất nổi tiếng ở một số quốc gia, điển hình là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tại Hàn Quốc, tài phiệt được gọi là Chaebol, ý chỉ chủ nhân của các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia, nắm thị phần chủ yếu ở đất nước này. Có thể kể đến một số công ty nổi tiếng mà chủ nhân là Chaebol như: Samsung, LG, Hyundai, Lotte,…

Trong khi đó tại Nhật Bản, tài phiệt là Zaibatsu, mang ý nghĩa chỉ các tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp trước năm 1945 vào thời Đế quốc Nhật Bản.

Tài phiệt được hiểu là trùm tư bản tài chính hay chủ doanh nghiệp có thế lực, nắm quyền chi phối kinh tế-chính trị trong nước. Họ là những người không chỉ nhiều tiền của mà có thế lực chi phối xã hội.

Ngoài ra, cụm từ tài phiệt còn có thể là:

– Zaibatsu, tức tài phiệt trong tiếng Nhật, ý chỉ các tập đoàn kinh doanh tài chính và công nghiệp ở Đế quốc Nhật Bản trước năm 1945.

– Chaebol, tức tài phiệt trong tiếng Hàn, ý chỉ các đại tập đoàn kinh doanh gia đình trị ở Hàn Quốc hiện nay.

Tài phiệt là gì?
Tài phiệt là gì?

Chế độ tài phiệt là gì?

Chế độ tài phiệt tiếng Anh là Plutocracy.

Chế độ tài phiệt là một chính phủ chịu sự kiểm soát hoàn toàn theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những người giàu có. Chế độ tài phiệt chỉ cho phép những người giàu có nắm quyền cai trị, một cách công khai hoặc theo tùy hoàn cảnh, dẫn đến việc áp dụng các chính sách được thiết kế đặc biệt có lợi cho người giàu.

Từ “plutocracy” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “ploutos” – giàu có, và “kratos” – quyền lực, cầm quyền.

Chế độ tài phiệt không nhất thiết phải là một chế độ chính phủ công khai. Nó được thể hiện ở việc những tầng lớp giàu có trong xã hội nắm trong tay quyền lực chi phối mọi mặt đời sống về quân sự, kinh tế, chính trị.

Không chỉ một hay một vài người giàu, chế độ tài phiệt ở đây là sự bắt tay, hợp tác của giới tài phiệt, những công ty, tập đoàn tài chính lớn lại với nhau và chi phối đất nước. Việc chi phối này còn có cả trong việc ban hành ra những đạo luật, quy định với mục đích tập trung phục vụ cho mục tiêu của người giàu, tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản lớn hơn.

Chế độ tài phiệt là một hình thức của chế độ quyền lực tập trung, trong đó một xã hội được thống trị hay kiểm soát bởi một thiểu số những công dân giàu có. Thuật ngữ được sử dụng lần đầu tiên được biết đến là vào năm 1652. Cụ thể hơn, chế độ tài phiệt là một chính phủ chịu sự kiểm soát hoàn toàn theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những người giàu có. Chế độ tài phiệt chỉ cho phép những người giàu có nắm quyền cai trị, một cách công khai hoặc theo tùy hoàn cảnh, dẫn đến việc áp dụng các chính sách được thiết lập đặc biệt có lợi cho người giàu. Chế độ này kéo dài thêm khoảng cách giàu nghèo, trao mọi quyền lợi vào tay người giàu và gây bất công cho người nghèo. Trong tiếng Anh, chế độ tài phiệt được định nghĩa là “Plutocracy”. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, ghép từ “ploutos” nghĩa là giàu có và “kratos” nghĩa là quyền lực, cầm quyền.

Chế độ tài phiệt không nhất thiết là một thể ᴄhế ᴄhính phủ ᴄông khai, ᴄó ᴄhủ đíᴄh. Nó có thể hình thành trên việc dành đặc quyền cho những người giàu có, phân biệt đối xử giàu nghèo, từ đó khiến cho người giàu nắm giữ nhiều quyền lực hơn.

Chế độ ᴄai trị ᴄủa giới tài phiệt tạo ra mối lo lắng khi cán cân công bằng ᴄủa ᴄáᴄ luật lệ ѕẽ bị thu hẹp, ᴠà tập trung phụᴄ ᴠụ ᴄho mụᴄ tiêu ᴄủa người giàu, tạo ra ѕự bất bình đẳng ᴠề thu nhập ᴠà tài ѕản lớn hơn.

Chế độ tài phiệt đã xuất hiện từ rất lâu, có từ thời cổ đại. Đế chế La Mã được coi là một ví dụ điểm hình cho chế độ tài phiệt, khi mà toàn bộ thành viên Thượng viện đều là quý tộc giàu có. Trong đế chế này, việc bầu cử quan chức và đề xuất các chính sách mới cũng hoàn toàn rơi vào tay người giàu.

Nguyên lí của chế độ tài phiệt là tiền có thể mua bất cứ thứ gì mà người có tiền muốn. Thêm vào đó, toàn bộ sự phát triển công nghiệp trong thế giới hiện đại đã gắn kết nền công nghiệp với quyền lực chính trị, qua những vấn đề của các công ty cổ phần, tập đoàn, nhượng quyền thương hiệu, hợp đồng công cộng,… theo những cách mới mẻ hơn và tầm vóc lớn hơn. Cũng cần lưu ý rằng những phương pháp tự động và phi cá nhân của nền công nghiệp hiện đại, và thực tế rằng những nhà quản trị doanh nghiệp ngày nay thường là chỉ là người đại diện bán ủy thác của người nắm vốn. Thời xưa, một người La Mã tham vọng từng mua sự nghiệp của mình bằng cách hối lội từ mọi thẩm phán cấp thấp cho đến tòa tổng lãnh sự, tới khi ông được nắm một tỉnh trong tay, nơi mà tiền tham nhũng thu được đủ lớn để giúp ông vừa trả nợ và bù đắp những khoản “đầu tư” ban đầu, vừa xây dựng cho mình một gia tài lớn. Các nhà tài phiệt hiện đại mua sự thuận lợi cho mình thông qua những lá phiếu và các cơ quan lập pháp, trong niềm tin rằng quyền lực thu được sẽ giúp họ bù đắp mọi phí tổn và mang lại nhiều thặng dư.

Hiện nay, thể chế ở Mỹ được cho là mang các yếu tố của chế độ tài phiệt, bởi những ảnh hưởng khá sâu rộng của người giàu lên quá trình bầu cử và hoạch định chính sách của nước này. Dù gây khá nhiều tranh cãi, đặc biệt là tranh cãi về khoảng cách giàu nghèo, song chế độ tài phiệt không thực sự tồn tại và được công khai, mà chỉ có trong lý thuyết. Hiện nay trên thế giới, không có mô hình cai trị của quốc gia nào là áp dụng chế độ tài phiệt.

Tuy nhiên, nói về Mỹ và chế độ tài phiệt, Giáo sư Đại học Princeton, Martin Gilens và Giáo sư Đại học Northwestern Benjamin I. Page đã kết luận trong một nghiên cứu rằng: “Phân tích đa biến cho thấy giới chóp bu trong kinh tế và các nhóm có tổ chức đại diện cho lợi ích kinh doanh có tác động độc lập đáng kể đến chính sách của chính phủ Mỹ, trong khi công dân bình thường và các nhóm lợi ích đại chúng có ít hoặc không có ảnh hưởng độc lập.”

Kết quả nghiê cứu trên và một số nghiên cứu tương tự như vậy khiến ta thực sự cần phải suy nghĩ về khoảng cách giàu nghèo và nguy cơ xuất hiện của chế độ tài phiệt trong tương lai.

Chế độ tài phiệt là gì?
Chế độ tài phiệt là gì?

Ví dụ về tài phiệt

Tại Việt Nam chế độ tài phiệt không thực sự rõ ràng vì nước ta phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên ở các nước tư bản, nhất là phương tây, chế độ tài phiệt xuất hiện từ rất sớm.

Vì dụ điển hình là đế chế La Mã cổ đại mà trong đó Thượng ᴠiện bao gồm mọi thành ᴠiên đều thuộᴄ tầng lớp quí tộᴄ giàu và ᴄó quуền bầu ᴄáᴄ quan ᴄhứᴄ ᴄhính quуền địa phương ᴠà đề хuất ᴄáᴄ ᴄhính ѕáᴄh mới.

Điển hình cho chế độ tài phiệt hiện đại là Mỹ và các nước Trung Đông. Tầng lớp giàu có hay còn gọi là nhà tài phiệt, nhà tư bản ở các quốc gia này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình bầu cử, hoạch định các chính sách phát triển của đất nước.

– Ví dụ: Luật Mỹ trước đó quy định, mỗi cá nhân chỉ được quyên góp tối đa 5000USD cho mỗi ứng viên tổng thống, 2.500USD cho bầu cử sơ bộ và nửa còn lại cho bầu cử chính thức.

Thế nhưng, nhân danh “quyền tự do” được bảo đảm bởi Hiến pháp Mỹ, Tòa án tối cao Mỹ năm 2010 đã đưa ra phán quyết cho rằng, những giới hạn này chỉ có thể được áp dụng trong khuôn khổ cuộc tranh cử chính thức.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân được tự do đầu tư tiền cho ứng cử viên nào mình thích và chọn lựa. Phán quyết này đã mở cửa cho cơn lũ tiền tràn vào hệ thống chính trị và nó để ngỏ cửa cho những cá nhân giàu có trợ giúp các ứng viên bằng những tấm séc nhiều số 0.

“Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Các nhà tài phiệt Mỹ hầu như chưa bao giờ “đầu tư cho vui”, nhất là đầu tư vào chính trường, nơi sẽ sản sinh ra những chính sách tác động rất lớn đến công cuộc làm ăn của họ.

Những ứng cử viên mà họ đầu tư khi đắc cử sẽ ưu tiên những chính sách có lợi cho các nhà tư bản. Vì vậy, giới tài phiệt càng thêm giàu có và quyền lực, chi phối quyền lực xã hội đất nước không thể hiện công khai nhưng lại diễn ra trên thực tế.

Ví dụ về tài phiệt
Ví dụ về tài phiệt

Công ty tài phiệt là gì?

Khái niệm Công ty tài phiệt phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Cụ thể, tại quốc gia này, “Chaebol” được dùng để chỉ chung tài phiệt và công ty tài phiệt. Các công ty này thường là các tập đoàn gia đình lớn, các tập đoàn đa quốc gia, bao gồm rất nhiều công ty quốc tế nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ nắm quyền hành trên tất cả các cơ sở này.

Thuật ngữ này được xuất hiện đầu tiên vào năm 1984. Hiện nay những tập đoàn tài phiệt thường mở rộng ra trên quy mô toàn thế giới, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Hàn Quốc. Chính nhờ những thành công vang dội ấy mà Cheabol ngày càng nhận được những ưu đãi đặc biệt từ chính phủ và được đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề chính trị của Hàn Quốc.

Đặc điểm của công ty tài phiệt tại Hàn Quốc:

  • Cơ cấu quyền lực của các tập đoàn tài phiệt mang tính tập trung cao. Thường những người đứng đầu gia tộc sẽ có quyền quyết định chính trong mọi vấn đề cũng như những công ty con của tập đoàn ấy.
  • Các tài phiệt Hàn Quốc tự thành lập những hãng riêng để phục vụ cho việc xuất khẩu của họ
  • Luật pháp và chính phủ Hàn Quốc kiểm soát Chaebol trong lĩnh vực tài chính nên các Chaebol khó có thể phát triển riêng biệt về tài chính, ngân hàng.

Một số các công ty tài phiệt tiêu biểu có thể kể đến ở Hàn Quốc là:

– Samsung: Được thành lập vào năm 1938 bởi Lee Byung Chul với khởi đầu chỉ là một công ty buôn bán nhỏ lẻ. Hiện nay Samsung được biết đến như một tập đoàn đa quốc gia khổng lồ và là một trong những gia tộc giàu nhất Hàn Quốc. Tập đoàn sở hữu nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng, văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Tập đoàn Samsung đa dạng và phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, quảng cáo, xây dựng, đóng tàu…Tất cả những lĩnh vực đều phát triển mạnh mẽ và đem về doanh thu lớn cho Samsung. Đây cũng là tập đoàn có quy mô và ảnh hưởng to lớn nhất lên nền kinh tế Hàn Quốc khi doanh thu chiếm đến 70% GDP của nước này.

– Hyundai: Được thành lập vào năm 1947, đây là một trong những Chaebol lâu đời nhất tại Hàn Quốc. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ Hyundai trở thành tập đoàn kinh tế đứng thứ hai chỉ sau Samsung. Nổi bật nhất trong tập đoàn chính là công ty xe hơi Hyundai. Đây là hãng sản xuất xe hơi đa quốc gia có quy mô lớn nhất tại Hàn Quốc và lớn thứ 4 trên thế giới. Trước biến động của nền kinh tế, doanh số bán hàng của tập đoàn đều tăng hàng tháng và chưa có dấu hiệu thụt giảm là minh chứng cho vị thế của Hyundai.

– LG: LG được thành lập vào năm 1947 bởi Koo In Hwoi và là một trong những Chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc. Đây là một tập đoàn đa quốc gia kinh doanh chủ yếu với các lĩnh vực về hàng điện tử, điện thoại và các sản phẩm dầu khí.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-phiet-la-gi-che-do-tai-phiet-la-gi-vi-du-ve-tai-phiet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp