Thần Zeus là ai? Huyền thoại về sự ra đời của thần Zeus

0
219
Rate this post

Thần Zeus là ai?

Zeus là vị thần tối cao của tất cả các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Ông là người có quyền lực nhất ở đỉnh núi Olympus và nhận được rất nhiều sự kính trọng của con người cũng như các vị thần.

Thần Zeus là ai?
Thần Zeus là ai?

Huyền thoại về sự ra đời của thần Zeus

Thần Zeus là đứa con thứ 6 của Titan Kronos và Rhera. Với mặc cảm về tội giết cha, thần Kronos luôn luôn lo sợ là quyền lực của mình sẽ không tồn tại được lâu. Ông bị ám ảnh bởi một ý nghĩ cho rằng rồi có lúc đến lượt các con của mình sẽ lại nổi loạn trừng phạt chính mình, giống như lúc ông đã trừng phạt người cha mình vậy.

Vậy nên Kronos liền ra lệnh cho vợ ông là nữ thần Rhera phải đem ngay những đứa con mà bà vừa sinh ra đến cho Kronos, mục đích là để ông nuốt chửng ngay chúng không chút thương xót. Và thế là thần Kronos lần lượt nuốt 5 người con của mình vào bụng, đó là ba người con gái Demeter, Hera, Hestia và hai con trai là Hades và Poseidon.

Không thể để cho Kronos nuốt chửng mất đứa con út của mình sắp sửa ra đời Rhera liền khóc lóc van xin mẹ nàng là nữ thần Gaia giúp đỡ. Theo lời khuyên của Gaia, bà bỏ trốn đến hòn đảo Crete trên biển Địa Trung Hải. Tại đây, bà trú trong một chiếc hang sâu trên núi lửa và đã sinh hạ ra thần Zeus. Giấu con ở đó, nữ thần Rhera quay trở về và trao cho Kronos một hòn đá bọc trong một chiếc tã lót thay cho đứa trẻ mới sinh. Không hề nghi ngờ, Kronos liền nuốt ngay cả hòn đá lẫn chiếc tã vào bụng.

Bạn đang xem: Thần Zeus là ai? Huyền thoại về sự ra đời của thần Zeus

Rhera đã bí mật nuôi dưỡng thần Zeus trong hang động Mount Ida tại đảo Crete. Bà đã phái khoảng 3, 5 hoặc 9 linh hồn Daimones, các Kourete và các Daktyloi xuống đảo Crete để bảo vệ đứa con mới sinh bé bỏng. Để giữ cho Zeus được an toàn khỏi người cha ăn thịt con Kronos, bọn chúng đã nhấn chìm tiếng khóc của trẻ con trong những vũ điệu điên cuồng với tiếng loảng xoảng của giáo mác và khiên, tránh cho chàng khỏi phải chịu chung số phận bất hạnh với các anh trai chị gái.

Thần Zeus càng lớn càng cường tráng khoẻ mạnh và khôi ngô tuấn tú. Sau khi biết chuyện về các anh chị của mình, Zeus đã nổi loạn chống lại cha và buộc cha phải nhả các anh các chị của chàng ra. Kronos già nua không chống lại được sức khỏe của Zeus có thêm sự giúp sức của nữ thần Gaia và nữ thần Trí Tuệ Metis – vợ thứ nhất của Zeus.

Không bao lâu sau, Zeus liên minh với các anh em của mình, tuyên chiến với Kronos và với các thần khổng lồ Titan để giành quyền cai trị thế giới. Họ tìm đến những người khổng lồ một mắt nhờ chế tạo ra các loại vũ khí quyền lực. Họ đã tạo ra chiếc mũ tử thần cho Hades, cây đinh ba cho Poseidon và tia sét dành cho thần Zeus.

Sau đó thần Zeus đã giết Kampe (ác nữ rồng canh gác địa ngục) để giải thoát các Cyclop và Hekatonkheire cũng như yêu cầu họ tham chiến. Những Cyclop và Hekatonkheire đã giúp xây dựng nên lâu đài ở đỉnh Olympus và chế tạo vũ khí cho các vị thần Olympus.

 

Một cuộc chiến kéo dài đằng đẵng 10 năm đã nổ ra giữa các Titan và các vị Thần và quân đồng minh. Cuối cùng tất cả Titan, quân đồng minh và toàn bộ những kẻ đi theo Titan như Iapetos, Koios, Krios hay Hyperion đều bị đày xuống vực Tartarus. Kronos bị giết và xé thành trăm mảnh bằng chính lưỡi hái của ông ta trước khi bị ném xuống địa ngục.

Ngoài tra, Atlas bị nguyền rủa phải chống đã bầu trời suốt phần đời còn lại, Menoitios bị quật ngã bởi tia sét của thần Zeus và bị ném vào địa ngục Erebos. Còn về phần cung điện của Kronos ở núi Othrys, nó đã bị các Hekatonkheire chôn vùi bởi hàng trăm tảng đá.

Bên ngoài cổng có các vị thần trăm tay Hekatonkheire ngày đêm canh gác để trông không cho một vị thần Titan nào thoát khỏi được cái vương quốc tăm tối vĩnh hằng này. Quyền cai trị thế giới của các vị thần Titan từ nay chấm dứt. Bắt đầu thời đại của các vị thần trên núi Olympus.

Tên gọi các vị thần trên núi Olympus dùng để chỉ các thần thuộc thế hệ thần thứ hai sau thế hệ các thần khổng lồ, và sở dĩ họ được gọi như vậy là vì các vị thần nay đã lấy quả núi Olympus làm đại bản doanh trong cuộc giao tranh với các vị thần Titan. Nhưng nhiều khi tên gọi này lại được dùng để dành cho thần Zeus cùng đoàn tuỳ tùng của thần ngự trên núi Olympus sau khi ông đã phân chia quyền lực và lãnh địa cai quản cho các anh em của mình.

Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus

Sau chiến thắng, để thưởng công cho các anh chị ruột của mình thần Zeus đã chia phần biển cả cho thần Poseidon; chia vương quốc của các linh hồn người chết dưới lòng đất cho thần Hades; để cho nữ thần Hera vừa là vợ vừa là chị gái mình cai quản công việc đời sống hàng ngày của hoàng cung trên thiên đình, cai quản đời sống gia đình và đời sống vợ chồng của muôn loài; giao cho nữ thần Hestia cai quản công việc nội trợ bếp núc; giao cho nữ thần Demeter công việc cai quản mùa màng, nghề nông.

Về phần mình, với tư cách là chủ nhân của sấm sét, thần Zeus giữ lấy quyền cai quản Thượng Giới. Còn mặt đất thì vẫn thuộc quyền cai quản chung của tất cả sáu anh chị em. Mặc dù đã phân chia quyền lực như vậy, nhưng ngự ở trên cùng vẫn là thần Zeus.

Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với Zeus là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người.

Thần Zeus được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades. Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, Zeus mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả.

Đảm nhiệm vị trí là thần của bầu trời, Zeus hoàn toàn kiểm soát gió, bão, mưa, độ ẩm, mây, sấm chớp và thời tiết. Ngài trị vì các vì sao, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời, quyết định tuổi thọ của con người và cả thời gian. Ông còn có thể kiểm soát toàn bộ sức mạnh của các con, chị em của ông và Zeus có thể ban tặng hoặc tước đoạt sức mạnh ấy một cách dễ dàng.

Zeus cũng có thể kiểm soát cả vận mệnh tuy nhiên vẫn chưa mạnh bằng các tiên nữ thời khắc –Moirae hay các vị thần thuở sơ khai. Về mặt sức mạnh thể chất, Zeus có thể nâng cả một ngọn núi và di chuyển với một tốc độ kinh ngạc. Zeus mạnh đến mức có thể ra lệnh cho toàn bộ các thần Olympus và các anh chị của mình. Ông mạnh hơn hầu hết các thần nhưng vẫn phải e dè trước sức mạnh của 2 người anh là Poseidon và Hades.

Zeus chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lê, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Zeus trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Zeus chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.

Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus
Vị thần tối cao trên đỉnh Olympus

Bản tính trăng hoa của thần Zeus

Trong thần thoại Hy Lạp, Zeus là vị thần tối cao, đứng đầu đỉnh Olympus và được coi là vua của các vị thần. Mặc dù vợ của Zeus là Hera, nữ thần bảo hộ cho hôn nhân và gia đình, nhưng ông lại có không ít cuộc tình bên ngoài, kết quả là sinh ra vô số các vị thần, anh hùng bán thần khác.

Thực chất, Zeus đã quyến rũ nhiều phụ nữ tới mức không thể đếm nổi. Một thống kê tương đối chi tiết đối với những nữ thần từng vướng vào cuộc tình với thần Zeus bao gồm: Aega, Ananke/Themis, Aphrodite, Demeter, Dione/Thalassa, Eris, Eurynome, Gaia, Leto, Maia , Metis, Mnemosyne, Leda/Nemesis, Persephone, Selene, Thalia, Themis và các nữ thần mùa màng, Eos,…

Bên cạnh đó, Zeus còn từng quyến rũ những bán thần hoặc phụ nữ người thường, chẳng hạn như: Aegina, Alcmene, Antiope, Anaxithea, Asterope/Oceanid, Callisto, Calyce, Callirhoe, Carme, Cassiopeia, Chaldene, Danae, Dia, Elara,Electra, Europa, Eurymedousa, Eurydeia, Himalia, Idaea, Iodame, Io, Isonoe, Lamia, Laodamia, Maera, Niobe, Othreis, Pandora, Phthia, Plouto, Podarge, Protogeneia, Pyrrha, Semele, Taygete, Thyia….

Trên thực tế, danh sách này còn dài hơn nữa, bao gồm những tiểu thần như nữ thần Nyphm, nhưng không thể thống kê bởi họ không được nhắc tên tới bao giờ. Từ việc biến thành các loài động vật cho đến hạt mưa, Zeus có những mối tình lạ lùng nhất trong thần thoại Hy Lạp.

Zeus và những mối tình

Thần thoại Hy Lạp khác với các thần thoại khác đó chính là rất gần gũi với con người.

Bên cạnh vẻ oai nghiêm và quyền năng của mình thì họ cũng có những tật xấu giống như con người vậy.

Đó chính là điểm làm nên sự khác biệt của thần thoại Hy Lạp. Điển hình như thần Zeus thì thần cũng nổi tiếng bởi sự lăng nhăng có tiếng của mình.

Thần Zeus và nữ thần Hera

Một trong những cuộc hôn nhân nổi tiếng của Zeus chính là với nữ thần hôn nhân gia đình Hera.

Hera được biết đến là vợ và đồng thời cũng chính là chị của Zeus. Tình yêu của Zeus dành cho Hera rất chân thành.

Zeus là vị thần tối cao của các vị thần nhưng ít ai biết rằng Zeus đã từng bị Hera từ chối rất nhiều lần vì e sợ tính cách lăng nhăng của ông.

Ban đầu sau khi được nhả ra từ miệng của Kronos, Hera đã được mẹ mình đưa đến chỗ của thần Okeanos ở tận cùng Trái Đất để nữ thần Tethys nuôi dưỡng.

Hera có một vẻ đẹp vô cùng kiều diễm, nàng sống một khoảng thời gian yên bình cho đến khi Zeus tình cờ nhìn thấy trong chuyến du hành và đem lòng yêu nàng.

Nhưng vì bản tính lăng nhăng của mình nên Zeus bị từ chối không biết bao nhiêu lần.

Để chiếm được trái tim của người đẹp, Zeus đã biến mình thành một chú chim nhỏ, bay lạc vào cửa sổ phòng Hera.

Hera khi thấy chú chim nhỏ đáng thương nên đã ôm vào ngực vỗ về. Zeus lúc này hiện nguyên hình và tán tỉnh Hera. Đến lúc này Hera mới đồng ý cưới Zeus.

Các vị thần đều tán thành và ủng hộ đám cưới này, nữ thần cầu vồng Iris cùng các nữ thần Duyên dáng đã mặc cho Hera bộ váy áo đẹp nhất, lộng lẫy nhất cho ngày trọng đại.

Thần Zeus và những mối tình khác

  • Mối tình với nữ thần Metix

Nhiều người cho rằng người vợ đầu tiên của Zeus chính là Hera nhưng thực chất là Metix – nữ thần của trí tuệ.

Khi Metix có thai, Zeus được tiên đoán nếu đứa con của Metix là con trai thì ông sẽ bị đứa con này phế truất giống như ông đã làm với cha mình.

Vì quá lo sợ nên ông đã nuốt luôn Metix vào bụng. Nhưng Metix vốn bất tử nên khi sinh con đã khiến cho thần Zeus vô cùng đau đầu đến mức phải kêu thần Hephaestus dùng rìu bổ đầu mình ra.

Và thế là nữ thần Athena được sinh ra. Nàng chính là nữ thần Thông thái, thủ công mỹ nghệ và chiến tranh chính nghĩa.

Nhiều người cho rằng vì Metix cũng nghĩ rằng đứa con của mình là con trai nên khi ở trong bụng của Zeus đã chuẩn bị khiên giáp cho đứa trẻ nên khi Athena được sinh ra đã vận lên mình bộ áo giáp.

Và vì được sinh ra từ đầu của thần Zeus nên nàng còn là nữ thần thông thái.

  • Mối tình với Alcmene

Có thể nói mối tình này của Zeus là mối tình vô cùng đặc biệt vì nó mang sứ mệnh vô cùng đặc biệt.

Kết quả của mối tình này chính là anh hùng Hercules, người sẽ bảo vệ các vị thần Olympus khỏi sự xâm lăng của các Gigantos khổng lồ.

Zeus đã xuống trần gian và hóa thành chồng của nàng Alcmene để ân ái với nàng trong một đêm dài gấp 3 lần bình thường.

Mối tình này bị Hera phát hiện và với bản tính ghen tuông của mình, nàng vô cùng ghét Hercules và từng sai rắn độc đến sát hại.

Nhưng Hercules với sức mạnh phi thường từ bé đã có thể nắm được cả con rắn độc mà không chút sợ hãi.

  • Mối tình với Semel

Đây là một mối tình vụng trộm của Zeus với công chúa Semele. Hera khi biết cuộc tình này đã cải trang thành một bà lão xuống hỏi thăm Semele và dò hỏi sao chồng cô không ở nhà.

Semela nói rằng chồng của mình chính là Zeus. Hera kiên quyết không tin và dụ Semele để chắc chắn rằng đấy chính là Zeus thì phải nhìn thấy hình dáng thật sự của Zeus.

Semele yêu cầu Zeus phải thực hiện một nguyện vọng của mình và lấy con sông Styx ra làm chứng.

Nguyện vọng đó chính là được nhìn thấy hình dáng thật sự của Zeus. Và dù cho Zeus đã khuyên can hãy thay đổi ý định thì Semele vẫn kiên quyết muốn được nhìn thấy.

Sở dĩ Zeus khuyên can Vì nếu để người phàm nhìn thấy được dáng vẻ thật của các vị thần thì họ sẽ phải chết.

Nhưng vì đã lập lời thề nên Zeus buộc phải lộ nguyên hình và kết quả là Semele đã bị biến thành tro.

Kết quả của cuộc tình này chính là thần rượu nho Dyonysos. Zeus đã cố gắng cứu đứa con của mình và đem đến cho Maenads nuôi nấng.

  • Mối tình với Titan Leto

Kết quả của mối tình này chính là cặp song sinh chủ chốt trên Olympus là thần mặt trời Apollo và thần mặt trăng Artemis.

Mối tình này đã bị Hera phát hiện và nữ thần đã cấm Leto không được sinh con trên mặt đất, lục địa hay bất cứ hòn đảo nào.

Leto mãi mới có thể đến được hòn đảo Delos mà có thể thỏa mãn các yêu cầu khắc nghiệt của Hera. Leto sau này hạ sinh được con trai là thần Apollo với vầng hào quang trên đầu và người con gái Artemis.

Bản tính trăng hoa của thần Zeus
Bản tính trăng hoa của thần Zeus

Một số giai thoại khác về Zeus

Zeus có rất nhiều các giai thoại khác liên quan đến các vị thần khác, điển hình trong số đó là:

  • Zeus đã quyết định gả nữ thần sắc đẹp Aphrodite cho Hephaestus là một trong những nam thần xấu trai nhất trong số các nam thần để tránh việc các nam thần tàn sát lẫn nhau vì người đẹp.
  • Zeus còn xiềng Prometheus vào một ngọn núi và cho con đại bàng của mình xuống mổ bụng ruột gan của Prometheus vì đã dám trộm lửa của các vị thần xuống trần gian.
  • Zeus thậm chí còn thi thoảng sẽ biến thành đại bàng để bắt các chàng trai đẹp lên đỉnh Olympus để hầu rượu cho các vị thần trong các bữa tiệc
  • Khi còn nhỏ, Zeus có một người bạn là Celmis. Nhưng Hera bị xúc phạm bởi các trò hề của Celmis và nàng đã yêu cầu Zeus phải biến người bạn này thành cục sắt hay kim cương. Và Zeus đã thực sự làm điều đó.
  • Hoặc là trong lễ cưới của mình với Hera, một vị tiên nữ là Chelone đã từ chối tham dự lễ cưới nên bị Zeus cho im lặng vĩnh viễn.

Thần Zeus chết ra sao? Thần Zeus bị ai giết?

Chúng ta vẫn biết các vị thần là bất tử. Chính vì vậy mà có người cho rằng Zeus không hề chết.

Bởi vì nếu các vị thần chết đi rồi thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn không còn được biết đến họ. Và nếu Zeus chết thì những gì mà ngài cai quản như là bầu trời và sấm sét cũng sẽ không còn.

Tuy nhiên trong một tựa phim là God of War thì Zeus đã chết và bị giết bởi chính con trai của mình là Kratos.

Theo đó Kratos là kết quả của Zeus với người phàm là nàng Callisto . Kratos sau thời gian phục vụ các vị thần đỉnh Olympus đã quay lại để trả thù.

Kratos đã thực hiện các cuộc tấn công lớn vào Hy Lạp và bị Zeus giết chết.

Khi xuống địa ngục, Kratos đã giết chết chị em số phận và sử dụng cổng thời gian để quay trở lại khoảng thời gian trước khi bị Zeus giết chết và giết hết các vị thần và cuối cùng là Zeus.

Khi cuộc chiến này diễn ra thì Trái đất đã bị đảo lộn bởi thiên tai bão lũ, hay núi lửa phun trào.

Sự sùng bái của người dân Hy Lạp với thần Zeus

Ở Hy Lạp thì thung lũng Olympus chính là trung tâm mà người Hy Lạp dùng để thờ cúng các vị thần Olympus. Thế vận hội cũng được tổ chức 4 năm một lần.

Nơi đây có một bệ thờ của Zeus làm bằng tro của các con vật dùng để hiến tế ròng rã qua nhiều thế kỷ bao gồm bò, cừu, dê…

Ở rất nhiều vùng Hy Lạp có lập đền thờ của các vị thần trong đó điển hình là thần Zeus.

Người dân ở đây cũng có hình thức cúng tế chung như là giết con vật lông trắng ở trên bệ thờ cao.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/than-zeus-la-ai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp