Tiểu sử danh nhân Nguyễn Trường Tộ

0
118
Rate this post

Danh nhân Nguyễn Trường Tộ

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của danh nhân Nguyễn Trường Tộ để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Trường Tộ

Danh nhân lịch sử Việt Nam Nguyễn Trường Tộ sinh ngày ?-?-1828 tại Tỉnh Nghệ An, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) chuột (Mậu Tý 1828). Nguyễn Trường Tộ xếp hạng nổi tiếng thứ 79200 trên thế giới và thứ 33 trong danh sách Danh nhân lịch sử Việt Nam nổi tiếng.

Bạn đang xem: Tiểu sử danh nhân Nguyễn Trường Tộ

Tiểu sử danh nhân lịch sử Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ xuất thân trong một gia đình theo đạo Gia Tô, có cha là Nguyễn Quốc Thứ một người hay chữ, một thầy lang có tiếng. Từ khi còn nhỏ, ông đã được học chữ nho từ cha của mình, đến khi cha ông qua đời, ông theo học với các thầy đồ trong vùng.

Năm 27 tuổi, ông được giám mục Gauthier mời vào chủng viện Tân ấp, thuộc xứ Đoài để dạy chữ Hán cho giám mục và được giám mục dạy lại tiếng Pháp cùng với các kiến thức khoa học châu Âu. Năm 1858, lúc đấy ông 30 tuổi, thầy thấy ông là một thanh niên có chí và thông minh, đã đưa ông sang Pháp để tạo điều kiện học tập, nâng cao kiến thức.Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ông đã miệt mài học tập tiếp thu tri thức khoa học hiện đại, tìm hiểu thực tế xã hội phương Tây, ngõ hầu nay mai giúp ích cho quê hương, đất nước.

Năm 1861, Nguyễn Trường Tộ về nước, giữa lúc thực dân Pháp đang lần lượt chiếm lục tỉnh Nam Kỳ, ông miễn cưỡng làm phiên dịch cho Pháp. Năm 1862, đô đốc Bonard mở cuộc chiến xâm lược Việt Nam, ông xin thôi không làm việc cho Pháp nữa. Thời gian này, ông đem những hiểu biết của mình giúp ích cho quê hương đất nước. Việc đầu tiên là ông chỉ dẫn dân làng Xuân Mỹ, một nơi khí độc, đất xấu đi đến một vùng đất mới, xây dựng xóm làng trù phú, đường xá ngang dọc như bàn cờ. Năm 1862 đến năm 1863, ông thiết kế xây dựng tòa nhà nguyện của dòng tu nữ ở Sài Gòn.

Từ giờ đến cuối đời ông viết hàng loạt điều trần, luận văn, tờ bẩm, trình nhiều kiến nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước, tại thế vươn lên cho dân tộc để giữ nền độc lập một cách khôn khéo mà vững chắc.

Cũng trong thập kỷ 60 này, ông đã liên tiếp gửi triều đình Huế 59 bản điều trần đề xuất canh tân xây dựng đất nước giàu mạnh. Gần sáu chục bản điều trần này đề cập mọi lĩnh vực, các mặt về kinh tế, văn hóa xã hội, ngoại giao, quân sự.

Trí tuệ lỗi lạc của ông đã xa hắn thời đại thế kỷ 19. Nhưng tiếc rằng, triều đình Huế hẹp hòi, bảo thủ, bế quan tỏa cảng, lại vì riêng tư quyền lực, làm sao hiểu nổi tư tưởng canh tân, trí tuệ lỗi lạc của Nguyễn Trường Tộ. Tiếc thương cho tài năng, ông ra đi âm thầm ở làng quê Bùi Chu ngày 10 tháng 10 năm 1871.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-danh-nhan-nguyen-truong-to/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp