Tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ

0
105
Rate this post

Nhà thơ Đỗ Phủ

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Đỗ Phủ được trích dẫn qua tác phẩm “Cảm xúc mùa thu” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 10 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Đỗ Phủ

Nhà thơ Đỗ Phủ sinh ngày ?-?-712 tại Thành phố Hà Nam, nước Trung quốc. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) chuột (Nhâm Tý 712). Đỗ Phủ xếp hạng nổi tiếng thứ 5905 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ

Tiểu sử Nhà thơ Đỗ Phủ

Đỗ Phủ hiệu là Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng bố y hay Đỗ Lăng dã khách, là một nhà thơ lớn của Trung Quốc, nổi bật ở thời kỳ nhà Đường, Ông và nhà thơ Lý Bạch được xem là hai nhà thơ vĩ đại nhất của thơ ca Trung Quốc. Ông nổi tiếng là người đức độ cao thượng, tài năng tuyệt vời nên được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Thánh hay Thi sử.

Năm 740, cha Đỗ Phủ qua đời. Theo cấp bậc của cha thì Đỗ Phủ có thể được nhận một chức quan dân sự nhưng ông đã nhường ưu đãi này lại cho một người em khác mẹ của mình. Mùa thu năm 744, ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, giữa hai người có sở thích chung là thơ nên đã này sinh tình bạn vong niên. Trong khi Đỗ Phủ còn là một chàng trai trẻ thì Lý Bạch đã là một người có tiếng tăm trên văn đàn. Hai đông đã viết nhiều bài thơ về nhau và chỉ gặp nhau một lần nữa vào năm 745.

Tháng 12 năm 755, sự biến An Lộc Sơn xảy ra và hoàn toàn tan rã sau 8 năm nhưng nó đã tán phá Trung Quốc một cách khốc liệt. Thời gian này, Đỗ Phủ đã trải qua cuộc sống trôi nổi, không thể định ở đâu đó lâu dài vì chiến tranh. Tuy nhiên, thời gian này ông đã trở thành một nhà thơ đồng cảm với nỗi đau khổ và bất hạnh của những người dân thường. Những điều ông thấy, những gì ông lo sợ hay hy vọng về tương lai đều trở thành chủ đề trong thơ của ông.

Năm 756, Huyền Tông thoái vị trốn khỏi kinh đô. Đỗ Phủ rời kinh đô đưa gia đình đi lánh nạn và đi theo triều đình mới của Túc Tông. Tuy nhiên, trên đường đi ông đã bị quân lính bắt giải về Trường An. Vào mùa thu, vợ ông hạ sinh con trai út. Năm sau đó, ông đã trốn khỏi kinh đô, rồi được giữ chức Tả thập di trong triều đình mới từ tháng 5/757.

Năm 760, ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sống trong những năm sau đó. Mua thu năm này, ông rơi vào cảnh túng quẫn đành phải gửi thơ tới người quen để xin cầu giúp đỡ. Ông được một người bạn và là đồng môn là Nghiêm Vũ đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Quãng thời gian thành bình và hạnh phúc nhất của Đỗ Phủ là khi ông sống tại thảo đường ở đó.

Trong suốt cuộc đời mình, Đỗ Phủ có nhiều tham vọng, và tham vọng lớn nhất là được một chức quan để giúp dân giúp nước, nhưng ông đã không thể đạt được điều nay. Cuộc đời ông bị điêu đứng bởi cuộc biến Loạn An Lộc Sơn năm 755.

Tuy không nổi tiếng từ đầu nhưng các tác phẩm của ông được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn đến cả văn học Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với độc ở ở phương Tây, tầm vóc của các tác phẩm của Đỗ Phủ được cho là sánh ngang với Shakespeare, Milton, Burns, Virgil, Horace, Ovid, Hugo…

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-tho-do-phu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp