Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa

0
110
Rate this post

Nhà thơ Trần Đăng Khoa

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa được trích dẫn qua tác phẩm “Mưa” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 6 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử nhà văn Bồ Tùng Linh

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dữ

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa

Tiểu sử nhà thơ Lê Anh Xuân

Tóm tắt lý lịch Trần Đăng Khoa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa sinh ngày 24-4-1958 tại Tỉnh Hải Dương, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Kim Ngưu, cầm tinh con (giáp) chó (Mậu Tuất 1958). Trần Đăng Khoa xếp hạng nổi tiếng thứ 48143 trên thế giới và thứ 226 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng.

Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Ông cũng là một nhà văn và một nhà báo. Ông giữ chức vụ biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình của kênh VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sơm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề “Từ góc sân nhà em “(1968). Cũng trong năm 1968, ông đã cho ra mắt tập thơ thứ hai là “Góc sân và khoảng trời” do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Trong đó, bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, là bài thơ phổ biến nhất của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài Thơ này đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm 1971, bài hát được rất nhiều người yêu thích, nhất là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.

Năm 10 tuổi, nhà thơ Trần Đăng Khoa là người đề nghị đổi câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong bài thơ “Ta đi tới” của nhà thơ Tố Hữu , thành “Đường ta rộng thênh thang ta bước” . Điều này đã làm cho giới văn học Việt Nam một phen ngỡ ngàng.

Thành tích:

Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong các năm 1968, 1969, 19711

Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982

Giải thưởng Nhà nước năm 2000

Trần Đăng Khoa sáng tác không nhiều, những tác phẩm nổi bật của ông như:

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1986.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Bài “Thơ tình người lính biển” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc.
  • Đảo chìm, tập truyện – ký, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.

Trần Đăng Khoa thời trẻ

Khi đang còn học lớp 10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhập ngũ và phục vụ chiến đấu tại quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.

Sau khi đất nước hòa bình thống nhất, ông được điều về quân chủng hải quân. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga.

Cuộc sống gia đình Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh, từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Chị gái của ông là Trần Thị Bình hiện đang sống ở quê cùng với cha mẹ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh..

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-tho-tran-dang-khoa/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp