Tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh

0
104
Rate this post

Nhà văn Hồ Biểu Chánh

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Hồ Biểu Chánh để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Hồ Biểu Chánh

Nhà văn Hồ Biểu Chánh sinh ngày 1-10-1884 tại Tỉnh Tiền Giang, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) khỉ (Giáp Thân 1884). Hồ Biểu Chánh xếp hạng nổi tiếng thứ 48036 trên thế giới và thứ 27 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh

Tiểu sử nhà văn Hồ Biểu Chánh

Nhà văn Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; quê ở làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).

Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 74 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

  • Tân soạn cổ tích (cổ văn Trung Quốc, Sài Gòn-năm 1910)
  • Vậy mới phải (Long Xuyên – năm 1913)
  • Tình anh em (Sài Gòn – năm 1922)
  • Một chữ tình (Sài Gòn – năm 1923)
  • Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn – năm 1923, phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas)
  • Chút phận linh đinh (Càn Long –năm 1928, phỏng theo Trong gia đình của Hector Malot)
  • Cha con nghĩa nặng (Càn Long- năm 1929)
  • Con nhà nghèo (Càn Long – năm 1930)
  • Cười gượng (Sài Gòn – năm 1935)
  • Một đời tài sắc (Sài Gòn – năm 1935)
  • Lạc đường (Vĩnh Hội – năm 1937)
  • Bỏ vợ (Vĩnh Hội – năm 1938)
  • Đoạn tình (Vĩnh Hội –năm 1940)
  • Ký ức cuộc đi Bắc Kỳ (năm 1941)
  • Hai khối tình (Sài Gòn – năm 1943)
  • Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội – năm 1943)
  • Đại nghĩa diệt thân (Bến Súc – năm 1945)
  • Xả sanh thủ nghĩa (Bình Xuân – năm 1945)
  • Vì nước vì dân (Gò Công – năm 1947)
  • Tâm hồn tôi (Gò Công – năm 1949)
  • Đỗ Nương Nương báo oán (SG năm 1954)
  • Hai vợ (Sài Gòn – năm 1955)
  • Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn – năm 1955)
  • Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận – năm 1958)
  • Một duyên hai nợ(Sài Gòn – năm 1956)
  • Nặng gánh cang thường (Càn Long-năm 1930)
  • Ở theo thời (Sài Gòn – năm 1935)
  • Người thất chí (Vĩnh Hội –năm 1938, phỏng theo Tội ác và hình phạt của Fyodor Mikhailovich Dostoevsky)
  • Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn – năm 1925)
  • Nợ đời (Vĩnh Hội – năm 1936)
  • Nợ trái oan (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Tình mộng (Sài Gòn – năm 1923)
  • Ông Cử (Sài Gòn – năm 1935)
  • Tại tôi (Vĩnh Hội – năm 1938)
  • Tắt lửa lòng (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội – năm 1937)
  • Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công – năm 1953)
  • Trả nợ cho cha (Sài Gòn – năm 1956)
  • U tình lục (Sài Gòn – năm 1910)
  • Ai làm được (Cà Mau năm 1912, phỏng theo André Cornelis của Paul Bourget)
  • Lửa ngún thình lình (dịch tiếng Pháp, SG, năm 1922)
  • Toại chí bình sinh (Sài Gòn – năm 1922)
  • Cay đắng mùi đời (Sài Gòn – năm 1923, phỏng theo Không gia đình của Hector Malot)
  • Nam cực tinh huy (Sài Gòn – năm 1924)
  • Kẻ làm người chịu (Càn Long – năm 1928)
  • Khóc thầm (Càn Long – năm 1929)
  • Con nhà giàu (Càn Long – năm 1931)
  • Dây oan (Sài Gòn –năm 1935)
  • Đóa hoa tàn (Vĩnh Hội – năm 1936)
  • Bỏ chồng (Vĩnh Hội – năm 1938)
  • Hai khối tình (Vĩnh Hội – năm 1939)
  • Ái tình miếu (Vĩnh Hội – năm 1941)
  • Cư Kỉnh (Vĩnh Hội – năm 1941)
  • Nguyệt Nga cống Hồ (Sài Gòn – năm 1943)
  • Mấy ngày ở Bến Súc (năm 1944)
  • Công chúa kén chồng (Bình Xuân – năm 1945)
  • Trương Công Định qui thần (Bình Xuân – năm 1945)
  • Một thiên ký ức: Nam Kỳ cộng hòa tự trị (Gò Công – năm 1948)
  • Bức thơ hối hận (Gò Công – năm 1953)
  • Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn – năm 1955)
  • Hai chồng (Sài Gòn – năm 1955)
  • Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội – năm 1938)
  • Nặng bầu ân oán (Gò Công – năm 1954)
  • Nợ tình (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn – năm 1926, phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo)
  • Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn – năm 1935)
  • Những điều nghe thấy (Sài Gòn – năm 1956)
  • Sống thác với tình (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Từ hôn (Vĩnh Hội – năm 1937)
  • Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn – năm 1956)
  • Tìm đường (Vĩnh Hội – năm 1939)
  • Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận – năm 1957)
  • Thầy Thông ngôn (Sài Gòn – năm 1926)
  • Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn – năm 1925)
  • Tơ hồng vương vấn (năm 1955)
  • Vì nghĩa vì tình (Càn Long – năm 1929)
  • Ý và tình (Vĩnh Hội – năm 1938 – 1942)

Hồ Biểu Chánh thời trẻ

Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn.

Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi.

Tháng 8/1941, sau khi ông về hưu, được Pháp mời làm cố vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đông Dương và Phó Đốc lý thành phố Sài Gòn, đồng thời làm giám đốc những tờ báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Pháp-Việt.

Sau khi tái chiếm Nam Bộ năm 1946, Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được thành lập, ông được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn Thinh. Khi chính phủ Nguyễn Văn Thinh sụp đổ, ông lui về quê ở ẩn và giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-van-ho-bieu-chanh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp