Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn

0
128
Rate this post

Nhà văn Phạm Duy Tốn

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Phạm Duy Tốn qua tác phẩm nổi tiếng của ông như: Sống chết mặc bay trong chương trình Ngữ văn lớp 7 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử nhà văn Lê Minh Khuê

Tiểu sử nhà văn Nguyễn Tường Tam

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn

Tiểu sử nhà văn Võ Quảng

Tóm tắt lý lịch Phạm Duy Tốn

Nhà văn Phạm Duy Tốn sinh ngày ?-?-1883 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung (chưa rõ), cầm tinh con (giáp) dê (Quý Mùi 1883). Phạm Duy Tốn xếp hạng nổi tiếng thứ 28330 trên thế giới và thứ 17 trong danh sách Nhà văn nổi tiếng.

Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Tốn

Phạm Duy Tốn là một nhà văn tiên phong của văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Ông có một số bút danh như Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ A. Ông là cha của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Khiêm và nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhà văn Phạm Duy Tốn từng viết bài cho 11 tờ báo khác nhau, trong đó có tờ Đông Dương tạp chí, với bút hiệu Ưu Thời Mẫn . Các tờ báo khác như, Trung Bắc tân văn, Lục tỉnh tân văn, Công thị báo, Nam phong, Nông cổ mín đàm, (bút hiệu Đông Phương Sóc), Thực nghiệp dân báo, Đăng cổ tùng báo, Đông Pháp thời báo…

Trong lĩnh vực báo chí, Phạm Duy Tốn đã gây được dấu ấn mạnh mẽ với bài” Hoạn nạn tương cứu”. Đây là một bài viết về trận lũ lụt ở Bắc Kì năm 1915 đã làm 60.000 người thiệt mạng. Sau bài báo này, đã có một hội từ thiện được thành lập để gây quỹ gửi cho người dân gặp nạn ở miền bắc.

Đầu tháng 11 năm 1915, một bài xã luận Văn minh giả được đăng trên Lục tỉnh tân văn. nhằm chỉ trích những kẻ nghèo nàn học làm sang theo lối tây. Sau khi bài báo được đăng lên đã khiến nhiều người miền nam nổi giận vì cho rằng đó là lời ám chỉ họ, ngay lập tức xảy ra một cuộc tranh luận giữa Phạm Duy Tốn với biên tập của tờ Nông cổ mín đàm Nguyễn Kim Đính và các cây bút Lê Hoàng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt. Về phía Phạm Duy Tốn, ông đã nêu rõ quan điểm của mình trong bài viết “Trách nhiệm người làm báo” đăng trên Lục tỉnh tân văn. Tác giả Hoàng Sơn Công nhận định: “Trách nhiệm người làm báo là một trong những bài viết đầu tiên ở Việt Nam bàn về vai trò, trách nhiệm và đạo đức của người viết báo, được thể hiện dưới dạng nghị luận với văn phong rất đặc trưng của Phạm Duy Tốn: khôi hài nhưng nghiêm túc, trang trọng mà thiết tha”.

Phạm Duy Tốn sáng tác văn rất ít, chỉ có 4 tác phẩm. Tuy nhiên,ông vẫn được xem là một nhà văn có sức ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ông được xem là người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này. Tác phẩm thành công nhất của ông phải kể đến đó là “Sống chết mặc bay!”. Đây là một truyện ngắn nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn, cũng là truyện ngắn đầu tiên của nền văn học mới Việt Na. Tác phẩm được in trên báo Nam Phong vào tháng 12/1918. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” không có mở đầu giống như các tác phẩm văn xuôi cổ điển từ trước, nó mở đầu với đoạn mô tả trực tiếp những gì đang diễn ra, điển hình cho “một lối văn mới”. Trong một tác phẩm mà ông có thể thành công ngay ở việc miêu tả hai hình ảnh đối lập nhau hoàn toàn. Một bên là hình ảnh những người nông nhân đang hốt hoảng và tuyệt vọng trước cảnh thiên tai, còn một bên là hình ảnh các quan đang ngồi ung dung như không có chuyện gì xảy ra.

Nhà văn Phạm Duy Tốn còn là một nhà chính trị. Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội. Là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ (1920-1923). Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế (tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp.

Nhà văn Phạm Văn Tốn qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924, tại nhà riêng ở số 54, đường Felloneau, Hà Nội.

Những tác phẩm khác của ông:

  • Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914)
  • Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918)
  • Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919)
  • Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919)
  • Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924)

Phạm Duy Tốn thời trẻ

Năm 1901, ông tốt nghiệp trường Thông ngôn Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp, ông được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứ Bắc Ninh). Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội.

Thời đó, ông là một trong số ít người Việt Nam cắt tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu.

Năm 1970, ông cùng nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh cùng một số người khác thành lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội.

Khi không còn dạy học, Phạm Duy Tốn đã vay tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo. Tiệm vàng thất bại, ông cùng một số bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên, nhưng ông tỏ ra không thích thú với việc này.

Sau đó, ông được một người bạn Pháp giới thiệu vào làm việc cho chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương (Banque d’Indochine) ở Mông Tự, Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ làm được một thời gian thì ông lại bỏ về Việt Nam tham gia viết văn, làm báo.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-van-pham-duy-ton/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp