Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn đọc lập (Hồ Chí Minh)

0
64
Rate this post
Câu 1. Ý nào không đúng khi nói vè quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

A. Người xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

B. Người chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học

C. Người coi văn học là một hình thức giải trí, hướng tới sự lãng mạn, bay bổng

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn đọc lập (Hồ Chí Minh)

D. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

Câu 2. Thể loại nào không có trong di sản văn học của Hồ Chí Minh :

A. Văn chính luận

B. Thơ

C. Tiểu thuyết chương hồi

D. Kí

Câu 3. Khi sáng tác báo chí và văn chương, Hồ Chí Minh luôn đặt ra những câu hỏi nào?

A. Viết cho ai?

B. Viết để làm gì?

C. Cách viết thế nào?

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4. Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

A. Kí và các tiểu phẩm.

B. Các truyện ngắn.

C. Thơ ca.

D. Văn chính luận.

Câu 5. Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Văn chính luận

D. Văn nhật dụng

Câu 6. Dựa vào nội dung bản Tuyên ngôn độc lập có thể chia thành mấy phần

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Năm

Câu 7. Thông tin nào sau đây nói chính xác về hoàn cảnh sáng tác bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh

A. Ngày 19-8-1945, khi chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết ngày 2-9-1945.

C. Ngày 26-8-1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn cứ số 18 phố Hàng Ngang Người soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

D.  23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”.

Câu 8. Câu văn nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập?

A. Toàn dân Việt Nam trên dưới một lòng chống lại âm mưu xâm lược của bọn thực dân.

B. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

C. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

D. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành nước tự do và độc lập.

Câu 9. Tuyên bố: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do là nhằm để:

A. Khẳng định nhân quyền.

B. Khẳng định quyền của một nhóm người trong cộng đồng.

C. Khẳng định quyền tự chủ của mỗi dân tộc.

D. Khẳng định nhân quyền và dân quyền.

Câu 10. Phong cách nghệ thuật chính luận của Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập được thể hiện qua các yếu tố

A. Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính

B. Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.

C. Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

D. Tất cả đều đúng

đáp án Trắc nghiệm bài Tuyên ngôn đọc lập (Hồ Chí Minh)

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 C Câu 6 B
Câu 2 C Câu 7 C
Câu 3 D Câu 8 D
Câu 4 C Câu 9 C
Câu 5 C Câu 10 D

Đề trắc nghiệm ôn tập bài Tuyên ngôn đọc lập của Hồ Chí Minh

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trac-nghiem-bai-tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp