Những đặc trưng văn hóa nổi bật ở Ấn Độ
Văn hóa Ấn Độ là thứ chỉ chung tới hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt và độc đáo của tất cả các tôn giáo và cộng đồng có mặt ở Ấn Độ. Ngôn ngữ, tôn giáo, khiêu vũ, âm nhạc, kiến trúc, thực phẩm và phong tục của Ấn Độ khác nhau từ nơi này đến nơi khác trong nước. Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa, trải dài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng bởi một lịch sử đã có từ nhiều thiên niên kỷ. Nhiều yếu tố của các nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, như tôn giáo, triết học, ẩm thực, ngôn ngữ, võ thuật, khiêu vũ, âm nhạc và điện ảnh Ấn Độ có tác động sâu sắc đến Ấn Độ, Đại Ấn Độ và thế giới.
LỐI KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT
Những công trình nổi tiếng ở Ấn Độ như Taj Mahal và các công trình kiến trúc có ảnh hưởng Hồi giáo là di sản từ triều đại Mughal. Đây được xem là những điểm du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ với lối kiến trúc đặc biệt, đây là kết quả của một truyền thống hợp nhất mọi yếu tố từ mọi phần của quốc gia. Lối kiến trúc đặc biệt này đã tạo nền một nền văn hóa đặc biệt Ấn Độ.
Nhảy múa
Nếu ai từng theo dõi điện ảnh Ấn Độ chắc chắn đều ấn tượng với những vũ điệu quyến rũ và lời hát truyền cảm được thể hiện trong bộ phim. Người Ấn Độ cho rằng trong phim mà không có nhảy múa thì giống như ăn cà-ri mà không có ớt, sẽ trở nên nhạt nhẽo, không hấp dẫn. Trong thực tế, mỗi vùng của Ấn Độ đều có điệu múa mang bản sắc riêng tạo nét đặc trưng cho mảnh đất này.
Bạn đang xem: VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Yoga
Yoga là một nghệ thuật cổ xưa, xuất phát từ vùng thượng du sông Hằng và các tu viện nằm dưới chân dãy Himalaya thuộc Ấn Độ. Khu vực này đều là những thành phố núi xa xôi, nhỏ bé nhưng lại thu hút không ít tín đồ yoga từ khắp nơi trên thế giới đổ về luyện tập.
Thành viên tại các lớp học yoga phần nhiều là phụ nữ độc thân. Mọi người tham gia tập luyện đều có mong muốn tìm đến sự thanh tịnh trong tâm hồn. Học yoga không chỉ đơn thuần là học theo các động tác mà còn phải rèn luyện làm thế nào để gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, bi quan trong lòng.
Một tín đồ đã tập luyện yoga 16 năm tại một tu viện nổi tiếng bên sông Hằng cho biết: “Luyện yoga chính là khai thác những tố chất thần thánh nhất trong lòng của người ta, làm cho tâm hồn tràn đầy tình yêu và niềm vui”.
ẤN ĐỘ LÀ MIỀN ĐẤT CỦA HỘI CHỢ VÀ LỄ HỘI
Ấn Độ là miền đất của hội chợ và những lễ hội truyền thống, ít nhất ngày nào trong năm cũng đều có hội chợ. Hội chợ và lễ hội đã làm phong phú thêm cho sắc màu đời sống xã hội của người dân Ấn Độ. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerela, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v.Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ.
Ấn Độ là đất nước của những lễ hội. Nguyên nhân xuất phát từ sự đa dạng về tôn giáo và dân tộc. Mỗi một dân tộc, tôn giáo sẽ có những ngày lễ kỉ niệm riêng để bày tỏ lòng tôn kính đối với những vị thần, nữ thần họ tôn thờ.
Người Hồi giáo ở Ấn Độ sẽ ăn mừng ngày lễ Elid; người Kitô giáo có lễ Giáng Sinh, ngày thứ Sáu Tuần Thánh (thứ Sáu Tốt Lành); người Sikh có lễ hội Baisakhi (ăn mừng mùa thu hoạch) và ngày sinh của Thánh Gurus.
Trong khi đó, người Hindu ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới với lễ hội Diwali, Holi và Makar Sakranti. Người Jians có lễ hội Mahavir Jayanti. Đạo Phật lại kỉ niệm ngày sinh của Đức Phật với ngày lễ Phật Đản.
THỰC PHẨM NHIỀU GIA VỊ VÀ ĐỒ NGỌT RẤT PHỔ BIẾN Ở ẤN ĐỘ
Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay. Đây là một nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch khám phá miền đất nơi đây.
Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt.
Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.
Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.
Ăn uống
Nhắc đến ẩm thực Ấn Độ, ta không thể không nhắc đến cari, một trong những nét đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực của người Ấn. Cari là một trong những món ăn bắt nguồn từ Ấn Độ và được sáng tạo theo nhiều công thức khác nhau ở mỗi nước, tuy vậy cari của Ấn Độ luôn được đánh giá là ngon nhất với những công thức gia vị đặc biệt tạo nên những hương vị độc đáo, thơm cay riêng biệt.
Người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay.
Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt.
Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky. Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu. Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu.
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
Đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ có nhiều nét đặc biệt từ trang phục truyền thống tại Ấn Độ cũng có nhiều sự khác biệt rất lớn theo từng vùng về màu sắc và kiều dáng, và phụ thuộc trên nhiều yếu tố, bao gồm cả khí hậu. Các kiểu trang phục dân dã gồm sari truyền thống cho phụ nữ và dhoti truyền thống cho nam giới.
Sari là trang phục bao gồm 3 phần, phần áo ôm sát người hở eo, phần vải quấn quanh thân người, đặc biệt dài chấm gót để che đi phần chân và phần vải để vắt chéo ngang vai. Sari cũng thường được kết hợp với nhiều phụ kiện khác nhau như vòng tay, vòng cổ, hoa tai thiết kể cầu kì, tạo nên sự lộng lẫy cho người phụ nữ. Bạn có thể thấy phụ nữ có địa vị cao, tầng lớp quý tộc sẽ có những bộ trang phục lộng lẫy hơn.
Trước kia tùy theo màu sắc của bộ Sari người phụ nữ đang mặc mà người ta cũng có thể phán đoán ra hoàn cảnh của người mặc. Chẳng hạn như: Phụ nữ góa chồng thường mặc áo sari màu trắng, không dùng trang sức cầu kì. Cô dâu trong ngày cưới luôn mặc sari màu đỏ. Sari màu xanh lá dành cho phụ nữ Đạo Hồi. Những phụ nữ có đẳng cấp thấp trong xã hội thì chỉ được Sari màu xanh da trời. Sari màu vàng sẽ dành cho phụ nữ đang có thai, và họ sẽ mặc màu sắc này liên tục trong 7 ngày.
Dhoti là một loại trang phục truyền thống của nam giới, bắt nguồn từ một loại khố dài hơi bó sát từ thời tiền sử Ấn Độ. Dhoti thường mặc kèm với một chiếc áo orhna hay chadar được khoác thoải mái trên vai để che lưng và ngực cùng với một mảnh vải nữa để che đầu là turban.
Tại miền Nam Ấn, dhoti lại được mặc theo kiểu chiếc sarong của người Đông Nam Á và Indonesia, thường được sử dụng vào các dịp lễ hội văn hóa hay truyền thống.
Ở Bắc Ấn, dhoti thường được mặc cùng với Kurta, gọi là dhoti kurta ( hay dhuti panjabi ở phía Đông ). Ở Tamil Nadu, nó được phối hợp với angavastram (một loại áo quần tháo đường may quấn quanh người từ vai) hoặc với chokka ( một loại sơ mi ) ở Andhra Pradesh hay juuba ( một phiên bản địa phương của kurta ).
Dhoti được xem như một loại trang phục quan trọng trên khắp đất nước Ấn Độ. Ngoài chính phủ và các dòng dõi quí tộc, dhoti cũng là trang phục ăn mặc một cách nghiêm ngặt ở các câu lạc bộ trang trọng có quy mô lớn và các cơ sở khác. Trong các tôn giáo, dhoti cũng được mặc khác nhau để phân biệt người theo tín ngưỡng tôn giáo nào, nhưng những tín đồ này thường mặc hai màu cơ bản là màu trắng và màu hoàng thổ.
HỒI MÔN
Trái ngược với văn hóa phong tục tại một số quốc gia khác. Nét đặc trưng văn hóa Ấn Độ được thể hiện qua việc những nghi lễ truyền thống trong cưới hỏi. Ở Ấn Độ gia đình cô dâu sẽ mang đến gia đình chú rẻ đồ hồi môn để thể hiện nghi thức trong lễ cưới truyền thống nơi đây. Gia đình chú rể thường yêu cầu của hồi môn trong đó bao gồm một khoản tiền lớn, các vật nuôi, đồ nội thất, và các thiết bị điện tử, dẫn tới một thực tế ngày càng nhiều cô gái ở Ấn Độ khó lấy chồng.
Khi số lượng của hồi môn không đủ theo yêu cầu, cô dâu thường bị quấy rối, bị lạm dụng và phải sống rất khổ sở. Việc hành hạ cô dâu có thể lên tới đỉnh điểm khi người chồng tương lai hoặc gia đình nhà chồng thiêu sống cô dâu. Mặc dù luật pháp ở Ấn Độ trừng phạt rất nghiêm khắc những kẻ giết người vì của hồi môn, tuy nhiên, hiếm khi có người bị kết án do thẩm phán (thường là nam giới) thường không quan tâm tới vụ việc. Có thể nói đây là một nét văn hóa truyền thống ở Ấn Độ còn chứa nhiều hủ tục, ngày nay, xã hội phát triển các hủ tục này cũng dần dần bị phai nhạt xong vẫn còn xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn ở Ấn Độ.
Các lễ cưới tại Ấn Độ luôn được tổ chức rất trang trọng với rất nhiều lễ nghi khác nhau. Đặc biệt khi đám cưới, nhà gái phải mang số lượng của hồi môn theo như nhà trai yêu cầu. Lượng hồi môn thường lớn và cô gái có gia cảnh tốt mới có thể lấy chồng dễ dàng hơn.
Trong đám cưới, cô dâu Ấn Độ thường mặc Sari màu đỏ với rất nhiều phụ kiện cầu kì. Đôi bàn tay của cô dâu sẽ được vẽ henna với rất nhiều họa tiết cùng tên của chú rể. Khi gặp nhau, chủ rể phải tìm tên của mình trên tay cô dâu thì mới đến với nhau được. Chỉ khi henna mờ hết đi cô dâu mới phải thực hiện nghĩa vụ làm việc nhà.
Lễ cưới cũng được diễn ra rất linh đình với nhiều hoạt động ăn uống, múa hát thâu đêm. Người Ấn Độ rất thích ca hát, nhảu múa. Do đó có thể thấy những tiết mục truyền thống trong các lễ cưới thường vui tươi và náo nhiệt.
Vẽ Henna
Henna là một loại cây có hoa được trồng tại những vùng khô hạn như châu Phi, Nam á và Bắc Australia. Henna được sử dụng làm thuốc nhuộm. Còn Henna Tattoo là tên gọi của hình thức nghệ thuật dùng Henna vẽ lên da người.
Tại Ấn Độ, bạn có thể nhìn thấy những người chuyên vẽ Henna ở khắp nơi. Chỉ cần một tấm thảm trải dưới nền đất, bột Henna và những chiếc bút lông là người dân có thể hành nghề được.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ lớn, vẽ Henna còn là một phần không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người dân nơi đây. Henna là biểu tượng tình yêu giữa người vợ và chồng, người ta tin rằng nó sẽ đem lại nhiều điều may mắn. Cô dâu sẽ được vẽ tên của chú rể đan xen với những họa tiết phức tạp lên tay. Sau đó chú rể phải tìm cho ra tên mình trên bàn tay cô gái. Nếu tìm thấy, họ mới được thành thân.
Cricket
Bóng chày là một môn thể thao dùng gậy đánh bóng trên sân cỏ hình tròn. Nó còn tên gọi khác là bóng gậy, bản cầu hay mộc cầu…
Tại Ấn Độ, cricket không chỉ là môn thể thao, mà còn là văn hóa, tấm thiệp ngoại giao của đất nước.Thậm chí người dân Ấn Độ dễ dành thiện cảm cho bất cứ quốc gia nào mang thông điệp ngoại giao đến với họ kèm theo một trận cricket.
VĂN HÓA GIAO TIẾP
Trong văn hóa giao tiếp ở Ấn Độ việc bạn bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự. Ở phía Bắc (như Delhi), khi chắp hai bàn tay lại như để trước ngực, hơi cúi đầu và nói: Namaste J được coi là rất coi trọng người khác. Và cũng không nên bắt tay phụ nữ.
Người Ấn Độ rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá người khác. Họ thường nói chuyện về gia đình. Bạn đừng ngạc nhiên khi người Ấn Độ tìm hiểu tỷ mỷ về gia đình bạn, đã kết hôn chưa hoặc có phải đã ly hôn không, con tên là gì, vợ hoặc chồng năm nay bao nhiêu tuổi.
Cricket bao giờ cũng là chủ đề thích hợp cho mọi dịp tiếp xúc với người Ấn Độ vì đó là môn thể thao rất được ưa chuộng ở nước này.
Namaste
Namaste là một trong những phong tục truyền thống phổ biến nhất tại Ấn Độ. Và ngày nay, Namaste còn lan tỏa đến nhiều nơi, được nhiều người, có cả những người nổi tiếng trên thế giới sử dụng.
Điển hình trong số đó là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sử dụng nó trong nhiều dịp lễ quan trọng. Hay cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng đã từng sử dụng Namaste để chào mọi người tại quảng trường Thời Đại ở New York, Mỹ trong ngày hội Yoga Quốc tế lần thứ nhất.
Vậy, Namaste là gì? Namaste hoặc Namaskar hay ‘Namaskaare’ là một trong năm hình thức chào hỏi truyền thống được đề cập đến trong Kinh Vệ Đà của Hindu giáo. Nó có nghĩa là “Tôi cúi chào bạn”, thực hiện bằng cách chấp hai lòng bàn tay vào nhau và đặt trước ngực. Hàm nghĩa của hành động này ý muốn nói “Hãy để cho tâm trí chúng ta được hiểu nhau”.
Từ Namaste cũng có thể được hiểu là “na ma” (không phải của tôi), biểu thị sự giảm bớt cái tôi của bản thân trước sự có mặt của một người khác.
GIỜ GIẤC
Người Ấn Độ không phải không đúng giờ, nhưng chuyện đến muộn một tiếng đồng hồ là có thể xảy ra, đặc biệt khi biết bạn cần cái gì đấy ở họ. Dù vậy, nếu có cuộc hẹn với người một người Ấn Độ, bạn nên đến chỗ hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự.
Gia đình nhiều thế hệ
Gia đình nhiều thế hệ là một khái niệm không mấy xa lạ ở các quốc gia châu Á. Ở Ấn Độ những gia đình nhiều thế hệ này thường bao gồm tất cả những thành viên trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, con cái và trong một vài trường hợp còn có cả bà con họ hàng) cùng sinh sống với nhau dưới một mái nhà.
Điều này xuất phát chủ yếu từ tính gắn kết của xã hội Ấn Độ. Đồng thời khi sống cùng nhau, mọi người có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn, áp lực hay căng thẳng trong cuộc sống.
Nhịn ăn (Fasting)
Nhịn ăn là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Hindu của Ấn Độ. Nguồn gốc của việc nhịn ăn có lẽ bắt đầu từ một nghi lễ trong Kinh Vệ Đà. Nhịn ăn (Fasts) hay kiêng ăn (Vrats) hoặc tuyệt thực (Upvas) là một cách để bày tỏ sự quyết tâm của bản thân hoặc bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần và nữ thần trong văn hóa Hindu.
Người dân Ấn Độ sẽ thực hành nhịn ăn trong những dịp lễ khác nhau. Một số người còn thực hành nhịn ăn các ngày khác nhau trong tuần để tưởng niệm một vị thần hoặc nữ thần trong ngày cụ thể đó.
Người Ấn Độ tin rằng nhịn ăn là một cách để cắt đứt những đòi hỏi của cơ thể, tự trừng phạt để tẩy sạch tội lỗi bản thân đã phạm phải từ trước đó cho đến lúc bắt đầu nhịn ăn. Tùy vào từng dịp cụ thể mà quá trình nhịn ăn sẽ có những quy tắc và luật lệ riêng.
Bò thần
Bò, trong văn hóa Ấn Độ được xem như một con vật Thánh. Bò được tôn thờ như hình tượng của một người mẹ, được miêu tả là có tấm lòng rộng lượng như Mẹ Trái Đất và mang nhiều ý nghĩa tốt lành trong văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ.
Trong Kinh Vệ Đà, có nhiều đoạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc bò. Bò là nguồn sữa để duy trì sự sống. Thậm chí phân bò còn là nguồn nhiên liệu thiết yếu và là nguồn năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đặc biệt ở những khu vực nông thôn của Ấn Độ.
Giết bò hoặc sử dụng thịt bò được xem là một điều tội lỗi. Vì thế nhiều bang ở Ấn Độ đã đưa lệnh cấm giết mổ bò vào luật.
Hệ thống hôn nhân sắp đặt
Khái niệm hôn nhân sắp đặt ở Ấn Độ bắt nguồn từ thời Kinh Vệ Đà. Theo đó, các gia đình hoàng tộc thường tổ chức một nghi thức với tên gọi “Swayambar” cho những cô gái đã đến tuổi cập kê trong gia đình.
Những đối tượng thích hợp từ khắp mọi miền đất nước sẽ được mời đến để thi đấu với nhau trong một vài cuộc thi nhằm tìm ra người chiến thắng để kết đôi với cô gái. Hoặc cô gái cũng có thể tự do lựa chọn ra người chồng mà mình ưng ý trong số những ứng viên được mời đến.
Ngày nay, khái niệm hôn nhân sắp đặt vẫn rất được người Ấn Độ yêu thích và trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thống văn hóa của nước này.
Atithi Devo Bhavah
Ở Ấn Độ, câu nói “Atithi Devo Bhavah” luôn được người Ấn đặt lên hàng đầu. Câu này mang ý nghĩa “khách là Thượng đế”. Đây là câu tiếng Phạn được trích từ kinh sách của Hindu giáo và sau này trở thành một phần quy tắc ứng xử của xã hội Hindu giáo. Theo đó, khách mời luôn giữ vai trò quan trọng bậc nhất đối với người Ấn Độ.
Ăn bằng tay
Văn hoá tôn giáo
Các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ như Ấn Độ giáo, đạo Jain, Phật giáo và đạo Sikh,[3] tất cả đều dựa trên khái niệm về pháp và nghiệp. Ahimsa, một triết lý về bất bạo động, là một khía cạnh quan trọng của tín ngưỡng bản địa Ấn Độ mà người đề xuất nổi tiếng nhất là Mahatma Gandhi, người với phong trào bất tuân dân sự đã đưa Ấn Độ cùng nhau chống lại chính quyền Raj của Anh và triết lý này tiếp tục truyền cảm hứng cho Martin Luther King, Jr. trong phong trào quyền dân sự tại Mỹ. Trong các cuộc chinh phạt của người Hồi giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ, các tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ đã bị các nhà cai trị Hồi giáo đàn áp. Những người cai trị Hồi giáo đã tàn sát người Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Phật tử trong khi tấn công các đền thờ và tu viện, đồng thời buộc họ phải chuyển đổi tôn giáo kể cả trên chiến trường. Hầu hết các ngôi đền lớn ở tiểu lục địa Bắc Ấn Độ đã bị phá hủy trong thời kỳ Hồi giáo. Will Durant gọi cuộc chinh phục của người Hồi giáo Ấn Độ “có lẽ là câu chuyện đẫm máu nhất trong lịch sử”, trong thời gian giữa những năm 1000 và 1500, dân số của tiểu lục địa Ấn Độ đã giảm từ 125 đến 200 triệu người. Tôn giáo xuất xứ nước ngoài, bao gồm cả các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, như Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo, cũng đã có mặt ở Ấn Độ, cũng như Hỏa giáo và đạo Bahá’í , cả hai đều bỏ chạy khỏi sự bắt bớ của Hồi giáo và các tôn giáo này đã tìm thấy nơi trú ẩn ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ.
Ấn Độ có 29 bang có nền văn hóa và văn minh khác nhau và là một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới. Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa khác nhau, trải dài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng và định hình bởi một lịch sử đã vài nghìn năm tuổi. Xuyên suốt lịch sử Ấn Độ, văn hóa Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề của các tôn giáo Dharmic. Họ đã được ghi nhận với việc định hình nhiều triết lý, văn học, kiến trúc, nghệ thuật và âm nhạc Ấn Độ. Ấn Độ mở rộng là phạm vi lịch sử của văn hóa Ấn Độ vượt ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ. Điều này đặc biệt liên quan đến sự truyền bá của Ấn Độ giáo, Phật giáo, kiến trúc, hành chính và hệ thống chữ viết từ Ấn Độ đến các khu vực khác của châu Á thông qua Con đường tơ lụa của du khách và thương nhân hàng hải trong những thế kỷ đầu của kỷ nguyên chung. Ở phía tây, Ấn Độ mở rộng trùng với Ba Tư mở rộng trong dãy núi Kush và Pamir của Ấn Độ giáo. Trong nhiều thế kỷ, đã có sự hợp nhất đáng kể về văn hóa giữa những người Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Jain, Sikh và các nhóm dân tộc khác nhau ở Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những quốc gia đa dạng về tôn giáo và dân tộc nhất trên thế giới, với một số xã hội và văn hóa mang tính tôn giáo sâu sắc nhất thế giới. Tôn giáo đóng một vai trò trung tâm và cơ bản trong cuộc sống của nhiều người dân. Mặc dù Ấn Độ là một quốc gia với đa số dân theo Ấn Độ giáo, nhưng có dân số Hồi giáo lớn. Trừ các vùng Jammu và Kashmir, Punjab, Meghalaya, Nagaland, Mizoram và Lakshadweep, quần thể người theo Ấn độ giáo hình thành chiếm ưu thế trong tất cả 29 tiểu bang và 7 vùng lãnh thổ. Người Hồi giáo có mặt trên khắp Ấn Độ, với dân số lớn ở Uttar Pradesh, Bihar, Maharashtra, Kerala, Telangana, Tây Bengal và Assam; trong khi chỉ có Jammu và Kashmir và Lakshadweep có đa số dân theo Hồi giáo. Người Sikh và Kitô hữu là những nhóm thiểu số đáng kể khác của Ấn Độ.
Ấn Độ là nơi phát sinh của Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, đạo Sikh và các tôn giáo khác. Chúng được gọi chung là tôn giáo Ấn Độ. Các tôn giáo Ấn Độ là một hình thức chính của các tôn giáo thế giới cùng với các tôn giáo Abraham. Ngày nay, Ấn Độ giáo và Phật giáo là các tôn giáo lớn thứ ba và thứ tư trên thế giới, với hơn 2 tỷ tín đồ, và có thể lên tới 2,5 hoặc 2,6 tỷ tín đồ. Tín đồ của các tôn giáo Ấn Độ như Ấn Độ giáo, đạo Sikh, đạo Jain và Phật giáo chiếm khoảng 80-82% dân số Ấn Độ.
Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu. Hồi giáo (14,2%), Kitô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,7%), Phật giáo (0,7%) và đạo Jain (0,4%) là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ. Nhiều tôn giáo bộ lạc, chẳng hạn như Sarna, được tìm thấy ở Ấn Độ, mặc dù những điều này đã bị ảnh hưởng bởi các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Jaina giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo và Bahá’í giáo cũng có ảnh hưởng nhưng số lượng người theo các đạo này nhỏ hơn. Thuyết vô thần và bất khả tri cũng có ảnh hưởng rõ rệt ở Ấn Độ, cùng với sự khoan dung tự gán cho các tín ngưỡng khác. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew, Ấn Độ sẽ có dân số người Ấn giáo và Hồi giáo lớn nhất thế giới vào năm 2050. Ấn Độ dự kiến sẽ có khoảng 311 triệu người Hồi giáo chiếm khoảng 19-20% dân số và khoảng 1,3 tỷ người Ấn giáo dự kiến sẽ sống ở Ấn Độ, chiếm khoảng 76% dân số.
Thuyết vô thần và thuyết bất khả tri có một lịch sử lâu dài ở Ấn Độ và phát triển mạnh trong phong trào Śramaṇa. Trường phái Cārvāka có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Đây là một trong những hình thức đầu tiên của phong trào duy vật và vô thần ở Ấn Độ cổ đại. Sramana, Phật giáo, Jaina giáo, Ājīvika và một số trường phái Ấn giáo coi chủ nghĩa vô thần là hợp lệ và bác bỏ khái niệm Đấng sáng tạo, nghi lễ và mê tín. Ấn Độ đã sản sinh ra một số chính trị gia vô thần và các nhà cải cách xã hội đáng chú ý. Theo báo cáo Chỉ số Tôn giáo và Vô thần toàn cầu của WIN-Gallup năm 2012, 81% người Ấn Độ theo tôn giáo, 13% không theo tôn giáo, 3% là những người vô thần và 3% không chắc chắn hoặc không phản hồi.[
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp