Vật Lí 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 24
Sự nóng chảy là gì?
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
Ban đầu khi chưa thắp sáng, cây nến ở thể rắn. Khi thắp nến, phần ở đầu nến tiếp xúc với ngọn lửa nóng chuyển sang thể lỏng.
Viên nước đá (ở thể rắn) khi đưa từ nơi trữ lạnh ra ngoài không khí bị tan ra (thành thể lỏng)
Đặc điểm của sự nóng chảy
– Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.
– Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
– Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Lưu ý
Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.
Ví dụ: Thủy tinh hay nhựa đường trong thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của chúng là thay đổi (tiếp tục tăng).
Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 24
Bài C1 (trang 76 SGK Vật Lý 6)
Khi được đun nước nóng thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
Lời giải:
Khi được đun nước nóng thì nhiệt độ của băng phiến tăng dần. Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 6 là đoạn thẳng nằm nghiêng lên.
Bài C2 (trang 76 SGK Vật Lý 6)
Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào?
Lời giải:
Đến 80o thì băng phiến bắt đầu nóng chảy, lúc này bàng phiến tồn tại ở thế rắn và thế lỏng.
Bài C3 (trang 76 SGK Vật Lý 6)
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đường biếu diễn từ phút 8 đến phút 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
Lời giải:
Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi, đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳn nằm ngang (đoạn BC).
Bài C4 (trang 76 SGK Vật Lý 6)
Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian? Đường biểu diễn từ phút 11 đến phút 15 là đoạn thẳng nằm ngang hay nằm nghiêng?
Lời giải:
Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng, đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn nằm nghiêng lên (đoạn CD).
Bài C5 (trang 76 SGK Vật Lý 6)
Chọn từ thích hợp: 70oC, 80oC, 90oC, không thay đổi để điền vào chỗ trống của các câu sau:
– Băng phiến nóng chảy ở (1) … nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chay của băng phiến.
– Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến (2) …
Lời giải:
– Băng phiến nóng chảy ở (1) 80oC nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
– Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến (2) không thay đổi
Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 24 (có đáp án)
Bài 1: Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm giảm dần.
B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm lúc tăng lúc giảm.
C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm không đổi.
D. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của kẽm tiếp tục tăng.
Lời giải
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi
⇒ Đáp án C
Bài 2: Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?
Chất | Thép | Đồng | Chì | Kẽm |
Nhiệt độ nóng chảy(oC) | 1300 | 1083 | 327 | 420 |
A. Thỏi thép
B. Cả hai thỏi đều nóng chảy theo đồng.
C. Cả hai thỏi đều không bị nóng chảy theo đồng.
D. Thỏi kẽm.
Lời giải
Nhiệt độ của thép > đồng > kẽm → khi thả hai thỏi thép và kẽm vào đồng đang nóng chảy thì chỉ có kẽm bị nóng chảy theo đồng.
⇒ Đáp án D
Bài 3: Sự nóng chảy là sự chuyển từ
A. thể lỏng sang thể rắn
B. thể rắn sang thể lỏng
C. thể lỏng sang thể hơi
D. thể hơi sang thể lỏng
Lời giải
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
⇒ Đáp án B
Bài 4: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
A. Đốt một ngọn nến
B. Đun nấu mỡ vào mùa đông
C. Pha nước chanh đá
D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá
Lời giải
– Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
– Cho nước vào tủ lạnh để làm đá là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
⇒ Đáp án D
Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
A. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là giống nhau.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn tăng.
D. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ luôn giảm.
Lời giải
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau
⇒ Đáp án A
Bài 6: Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?
A. Mỗi chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định.
B. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
C. Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi.
D. Khi đã bắt đầu nóng chảy, nếu không tiếp tục đun thì sự nóng chảy sẽ ngừng lại.
Lời giải
Câu sai: Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
⇒ Đáp án B
Bài 7: Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
A. đun nóng vật rắn bất kì.
B. đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó.
C. đun nóng vật trong nồi áp suất.
D. đun nóng vật đến 100oC.
Lời giải
Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó
⇒ Đáp án B
Bài 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?
A. Sương đọng trên lá cây.
B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Lời giải
Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước → sự nóng chảy
⇒ Đáp án D
Bài 9: Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:
A. -960oC
B. 96oC
C. 60oC
D. 960oC
Lời giải
Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 960oC
⇒ Đáp án D
Bài 10: Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
A. Thủy ngân
B. Rượu
C. Nhôm
D. Nước
Lời giải
Nhiệt độ phòng là 23oC mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659oC nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ trên 659oC
⇒ Đáp án C
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự nóng chảy và sự đông đặc. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp