Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc tiếp theo – Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 25

0
86
Rate this post

Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc tiếp theo được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 25

Sự đông đặc là gì?

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Ví dụ:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 25

Đặc điểm của sự đông đặc

– Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

– Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

– Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

Mối liên hệ giữa quá trình đông đặc và quá trình nóng chảy

Sự nóng chảy và sự đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 25

Lưu ý

– Cũng có một số chất trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật vẫn thay đổi.

– Đối với cùng một vật, nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy, gọi chung là nhiệt độ nóng chảy.

– Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy thì thể tích tăng, hay khi đông đặc thì thể tích giảm. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt như: đồng, gang hay nước thì khi đông đặc thể tích của chúng lại tăng.

– Các chất khi nóng chảy hay đông đặc mà gặp vật cản cũng gây ra một lực rất lớn.

Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 25

Bài C1 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?

Lời giải:

Nhiệt độ băng phiến giảm dần đến 80oC, băng phiến bắt đầu đông đặc.

Bài C2 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Trong khoảng thời gian sau, dạng của đường biểu diễn có đặc điểm gì? (xem hình)

– Từ phút 0 đến phút thứ 4;

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Lời giải:

– Từ phút 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn DC).

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang (đoạn CB).

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng xuống (đoạn BA).

Bài C3 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?

– Từ phút 0 đến phút thứ 4?

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7?

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?

Lời giải:

– Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: thì nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

– Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.

Bài C4 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Chọn từ thích hợp: 70oC, 80oC, 90oC, bằng, không thay đổi để điền vào ô trống của các câu sau:

a. Băng phiến đông đặc ở (1)… Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc (2)… nhiệt độ nóng chảy.

b. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến (3)…

Lời giải:

(1) 80oC

(2) bằng

(3) không thay đổi

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?

Bài C5 (trang 78 SGK Vật Lý 6)

Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Lời giải:

Đường biểu diễn ở hình 25.1 là biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá.

Mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của nước đá trong bảng sau:

Thời gian đun (phút) Nhiệt độ (0oC) Thể rắn hay lỏng
0 -4 Rắn
1 0 Rắn và lỏng
2 0 Rắn và lỏng
3 0 Rắn và lỏng
4 0 Rắn và lỏng
5 2 Lỏng
6 4 Lỏng
7 6 Lỏng

Cụ thể:

– Từ phút 0 đến phút thứ 1: nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4oC đến 0oC (thể rắn)

– Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4: nhiệt độ của nước đá không đổi, nước đá đang nóng chảy (rắn → lỏng)

– Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của nước đá tăng (thể lỏng)

Bài C6 (trang 79 SGK Vật Lý 6)

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?

Lời giải:

Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:

– Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc

– Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.

Như vậy trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.

Bài C7 (trang 79 SGK Vật Lý 6)

Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?

Lời giải:

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ là vì nhiệt độ tan của nước đá là xác định (0oC) và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không thay đổi.

Bên cạnh đó nước đá là vật liệu có sẵn, dễ tìm, không độc hại, hoàn toàn phù hợp cho việc làm thí nghiệm.

Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 25 (có đáp án)

Bài 1: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:

A. tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.

B. thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.

C. trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.

D. các phương án đưa ra đều sai.

Lời giải

Ở 4oC nước có thể tích nhỏ nhất → Khi đông đặc, thể tích tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống → đường ống nước dễ bị vỡ

⇒ Đáp án B

Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?

A. Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.

B. Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.

C. Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.

D. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.

Lời giải

Trong quá trình đông đặc hay nóng chảy nhiệt độ của chất không đổi

⇒ Đáp án C

Bài 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

A. Tuyết rơi

B. Đúc tượng đồng

C. Làm đá trong tủ lạnh

D. Rèn thép trong lò rèn

Lời giải

Tuyết rơi, làm đá trong tủ lạnh, đúc đồng thuộc về hiện tượng đông đặc. Rèn thép trong lò không phải là hiện tượng đông đặc

⇒ Đáp án D.

Bài 4: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.

B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.

D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.

Lời giải

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau

⇒ Đáp án D

Bài 5: Nhiệt độ đông đảo của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC . Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?

A. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt kế thủy ngân rất chính xác.

B. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ đông đặc của thủy ngân cao hơn nhiệt độ đông đặc của rượu.

C. Dùng nhiệt kế thủy ngân vì ở âm vài chục oC rượu bay hơi hết.

D. Dùng nhiệt kế rượu vì nhiệt kế rượu có thể đo nhiệt độ môi trường -50oC.

Lời giải

Nhiệt độ đông đặc của rượu thấp hơn nhiệt độ đông đặc của thủy ngân rất nhiều nên ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của môi trường khi nhiệt độ giảm xuống âm vài chục oC.

⇒ Đáp án D

Bài 6: Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi lúc đó băng phiến tồn tại ở thể nào?

A. Chỉ có ở thể hơi

B. Chỉ có ở thể rắn

C. Chỉ có ở thể lỏng

D. Chỉ có ở thể rắn và thể lỏng

Lời giải

Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun.

⇒ Lúc đó băng phiến tồn tại chỉ có ở thể thể rắn và lỏng

⇒ Đáp án D

Bài 7: Sự đông đặc là sự chuyển từ

A. thể rắn sang thể lỏng

B. thể lỏng sang thể hơi

C. thể lỏng sang thể rắn

D. thể hơi sang thể lỏng

Lời giải

Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn

⇒ Đáp án C

Bài 8: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

A. Thổi tắt ngọn nến

B. Ăn kem

C. Rán mỡ

D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Lời giải

Thổi tắt ngọn nến, khi nến nến tắt, phần nến lỏng sẽ đông đặc lại thành rắn

⇒ Đáp án A

Bài 9: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?

A. Nước

B. Chì

C. Đồng

D. Gang

Lời giải

Chì là chất khi đông đặc thể tích không tăng

⇒ Đáp án B

Bài 10: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?

A. Ngọn nến vừa tắt

B. Ngọn nến đang cháy

C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh

D. Ngọn đèn dầu đang cháy

Lời giải

Ngọn đèn dầu đang cháy không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc

⇒ Đáp án D.

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc tiếp theo do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự nóng chảy và sự đông đặc tiếp theo. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 6

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-6-bai-25-su-nong-chay-va-su-dong-dac-tiep-theo/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp