Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 49

0
73
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

Mắt cận

a) Những biểu hiện của tật cận thị

– Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.

– Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).

Ví dụ:

Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

b) Nguyên nhân cận thị

– Đọc sách không đủ ánh sáng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

– Đọc sách quá gần.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

– Xem các thiết bị công nghệ nhiều như tivi, điện thoại, máy tính…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

– Ngồi học không đúng tư thế.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

c) Cách khắc phục tật cận thị

Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc.

Cách 2: Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa. Kính cận là thấu kính phân kì. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (Cv) của mắt.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

Mắt lão

a) Những đặc điểm của mắt lão

– Mắt lão là mắt của người già.

– Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

– Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.

b) Cách khắc phục tật mắt lão

Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần. Kính lão là thấu kính hội tụ.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

Khi đeo kính lão, hình ảnh của vật qua kính lớn lên so với vật nhưng lại ở xa mắt hơn vật và do kính được đeo sát mắt nên hình ảnh của chúng trên võng mạc vẫn có cùng kích thước. Vì vậy khi đeo kính lão, mắt nhìn thấy hình ảnh của các vật cũng có độ lớn giống như khi không đeo kính.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 49

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 49

Bài C1 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

Hãy khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị.

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.- Khi đọc sách, phải đặt sách xa mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Lời giải:

Những biểu hiện của tật cận thị:

– Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

– Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

– Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

Bài C2 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

Mắt cận không nhìn rõ các vật ở xa hay ở gần mắt? Điểm cực viễn Cv của mặt cận ở xa hay gần hơn mắt bình thường?

Lời giải:

Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

Bài C3 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

Nếu có một kính cận, làm thế nào để biết đó là một thâu kính phân kì?

Lời giải:

– Cách 1: Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

– Cách 2: Dùng tay cảm nhận: TKPK sẽ có phần rìa dày hơn phần giữa.

Bài C4 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

Giải thích tác dụng của kính cận.

Để giải thích em hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính cận (hình 49.1 SGK). Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.

+ Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở Cv. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?

Bài C4 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên ?

Lời giải:

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường. Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.

Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Bài C4 (trang 131 SGK Vật Lý 9)

Tức là: B’ ≡ CV (1)

Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)

Từ (1) và (2) → F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Bài C5 (trang 132 SGK Vật Lý 9)

Nếu có một kính lão, làm thế nào để biết đó là một thấu kính hội tụ?

Lời giải:

Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C6 (trang 132 SGK Vật Lý 9)

Giải thích tác dụng của kính lão.

Để giải thích, hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính lão. Cho biết tiêu điểm của kính ở F (hình 49.2 SGK).

Bài C6 (trang 132 SGK Vật Lý 9)+ Khi mắt lão không đeo kính, điểm cực cận Cc ở quá xa mắt. Mắt có nhìn rõ vật AB hay không ? Tại sao ?

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính lão nói trên ?

Lời giải:

Mắt lão là mắt nhìn xa tốt nhưng nhìn gần kém hơn mắt thường. Vậy kính lão là một thấu kính hội tụ có tác dụng để giúp mắt lão nhìn gần được như mắt thường.

Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm gần mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt.

Khi đeo kính thì ảnh A’B’ của vật AB phải hiện lên xa mắt hơn điểm cực cận Cc của mắt thì mắt mới nhìn rõ ảnh này.

+ Để sửa tật mắt lão, cần phải đeo kính hội tụ sao cho:

Vật AB cần quan sát gần qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm trong khoảng thấy rõ CcCv của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B’ này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:Bài C6 (trang 132 SGK Vật Lý 9)

Bài C7 (trang 132 SGK Vật Lý 9)

Hãy tìm cách kiểm tra xem kính của bạn em và kính của một người già là thấu kính hội tụ hay phân kì

Lời giải:

Đặt kính vào sát trang sách và kéo kính ra từ từ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ qua thấu kính nhỏ hơn dòng chữ thật trên trang sách thì đó là thấu kính phân kì, còn nếu ảnh dòng chữ qua thấu kính mà lớn hơn kích thước thật của dòng chứ thì đó là thấu kính hội tụ.

Bài C8 (trang 132 SGK Vật Lý 9)

Hãy tìm cách so sánh khoảng cực cận của mắt em với khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thị và khoảng cực cận của mắt một người già, rồi rút ra kết luận cần thiết.

Lời giải:

Cách so sánh:

Ta lấy cái bút nhỏ ra để so sánh. Khi không đeo kính, bạn bị cận phải để gần mắt hơn em (vì điểm cực viễn Cv gần mắt); người già phải để xa mắt hơn em (vì điểm cực cận Cc xa mắt). Muốn nhìn như mắt bình thường bạn bị cận phải đeo kính cận thị (TKPK) để đưa ảnh ảo của vật vào trong khoảng từ Cc đến Cv, còn người già phải đeo TKHT cũng để đưa ảnh ảo vào khoảng từ Cc đến Cv.

Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là:

(OCc)mắt cận < (OCc)mắt thường < (OCc)mắt lão

Kết luận:

+ Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa, mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ các vật ở xa.

+ Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa nhưng không nhìn rõ các vật ở gần, mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 49 có đáp án

Bài 1: Biểu hiện của mắt cận là

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Lời giải

Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa

Đáp án: A

Bài 2: Biểu hiện của mắt lão là

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Lời giải

Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa, nhưng không nhìn rõ những vật ở gần

Đáp án: B

Bài 3: Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.

C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Lời giải

Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (CV) của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn)

Đáp án: B

Bài 4: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như:

A. kính phân kì.

B. kính hội tụ.

C. kính lão.

D. kính râm (kính mát).

Lời giải

Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa

Đáp án: A

Bài 5: Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính phân kì.

B. kính hội tụ.

C. kính mát.

D. kính râm.

Lời giải

Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần

Đáp án: B

Bài 6: Tác dụng của kính cận là để

A. nhìn rõ vật ở xa mắt.

B. nhìn rõ vật ở gần mắt.

C. thay đổi võng mạc của mắt.

D. thay đổi thể thủy tinh của mắt.

Lời giải

Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa

Đáp án: A

Bài 7: Tác dụng của kính lão là để

A. nhìn rõ vật ở xa mắt

B. nhìn rõ vật ở gần mắt

C. thay đổi võng mạc của mắt

D. thay đổi thể thủy tinh của mắt

Lời giải

Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần

Đáp án: B

Bài 8: Chọn câu phát biểu đúng:

A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

Lời giải

A – đúng

B – sai vì: Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa

C, D – sai vì: Mắt tốt nhìn rõ cả các vật ở gần cũng như ở xa

Đáp án: A

Bài 9: Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Lời giải

Điểm cực cận (Cc) và điểm cực viễn (Cv) của mắt cận gần hơn điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt người bình thường.

Đáp án: C

Bài 10: Tác dụng của kính cận là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Lời giải

Ta có,

+ Kính cận là kính phân kì

+ Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật và gần về phía thấu kính

=> Tác dụng của kính cận là để tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.

Đáp án: B

Bài 11: Tác dụng của kính lão là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt.

Lời giải

Ta có,

+ Kính lão là kính hội tụ

1

=> Tác dụng của kính lão là để tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

Đáp án: A

Bài 12: Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào ?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ

B. Mắt lão, đeo kính phân kì

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ

D. Mắt cận, đeo kính phân kì

Lời giải

Người đó chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm mà không nhìn rõ ở vô cực

=> Người này bị tật cận thị cần đeo kính phân kì

Đáp án: D

Bài 13: Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

A. hội tụ có tiêu cự 50cm

B. hội tụ có tiêu cự 25cm

C. phân kỳ có tiêu cự 50cm

D. phân kỳ có tiêu cự 25cm

Lời giải

Ta có, mắt có khoảng cực viễn là 50cm => người đó bị tật cận thị

=> Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm

Đáp án: C

Bài 14: Mắt của bạn Đông có khoảng cực cận là 10cm, khoảng cực viễn là 50cm. Bạn Đông không đeo kính sẽ thấy vật cách mắt trong khoảng.

A. từ 10cm đến 50cm

B. lớn hơn 50cm

C. lớn hơn 40cm

D. lớn hơn 10cm

Lời giải

Mắt của bạn Đông có khoảng cực cận là 10cm, khoảng cực viễn là 50cm. Bạn Đông không đeo kính sẽ thấy vật cách mắt trong khoảng từ 10cm→50cm.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 15: Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt cận nằm ở

A. trước màng lưới

B. trên màng lưới

C. sau màng lưới

D. trên thể thủy tinh

Lời giải

Mắt bị cận khi không phải điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm trước màng lưới

Đáp án: A

Bài 16: Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt lão nằm ở

A. trước màng lưới

B. trên màng lưới

C. sau màng lưới

D. trên thể thủy tinh

Lời giải

Mắt lão khi không điều tiết tiêu điểm của thể thủy tinh nằm sau màng lưới

Đáp án: C

Bài 17: Khoảng cực cận của mắt cận

A. bằng khoảng cực cận của mắt thường

B. lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường

C. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường

D. lớn hơn khoảng cực cận của mắt lão

Lời giải

Khoảng cực cận của mắt cận nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường.

Đáp án: C

Bài 18: Khoảng cực cận của mắt lão

A. bằng khoảng cực cận của mắt thường

B. lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường

C. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt thường

D. nhỏ hơn khoảng cực cận của mắt cận

Lời giải

Khoảng cực cận của mắt lão lớn hơn khoảng cực cận của mắt thường.

Đáp án: B

Bài 19: Biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5cm

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm

Lời giải

Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm có thể làm kính cận phù hợp khi biết tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt

Đáp án: D

Bài 20: Một người khi nhìn các vật ở xa thì không cần đeo kính. Khi đọc sách thì phải đeo kính hội tụ. Hỏi mắt người ấy có mắc tật gì không?

A. Không mắc tật gì

B. Mắt tật cận thị

C. Mắt tật viễn thị

D. Cả ba câu A, B, C đều sai

Lời giải

Người đó nhìn rõ các vật ở xa và không nhìn rõ các vật ở gần

=> Mắt bị tật viễn thị

Đáp án: C

Bài 21: Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A. 25cm

B. <25cm

C. 50cm

D. <70cm

Lời giải

1

Giả sử OA=25cm; OF=50cm, OI=A′B′, điểm A’ trùng CC

Ta có:  1

Và OA′=2OA=OF=50cm

Ba điểm F,A′ và CC trùng nhau suy ra: OCC=OA′=OF=50cm

Như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm

Đáp án: C

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Mắt cận và mắt lão. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-49-mat-can-va-mat-lao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp