Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều?

0
181
Rate this post

Vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều? Đây là một câu hỏi trong môn học Sinh học cấp THCS tại Việt Nam, đây không chỉ là kiến thức được dạy tại trường lớp mà còn là một kiến thức mà bất kỳ ai, đặc biệt là người nông dân cần phải nắm được vì mục đích bảo vệ và cải tạo môi trường sống của chúng ta. Xin mời đọc giả cùng trường tìm hiểu về phân bón hoá học và câu trả lời cho câu hỏi vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều trong bài viết dưới đây.

Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học còn được gọi với tên khác là phân vô cơ, phân bón khoáng. Thành phần là các hóa chất tổng hợp hoặc khoáng chất từ tự nhiên. Các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Mục đích sử dụng phân bón hóa học là để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ từ đó nâng cao năng suất thu hoạch.

– Phân hóa học bao gồm những loại sau:

+ Phân đơn: chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng. Ví dụ: Phân đạm, phân lân, phân kali…

+ Phân đa nguyên tố: chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Ví dụ: Phân N-P-K, phân N-P-K-S,…

Các loại phân bón hóa học hiện nay

a. Phân đạm

Là loại phân vô cơ phổ biến hiện nay. Đạm được biết là thành phần thiết yếu cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây. Việc sử dụng phân đạm sẽ giúp cây trồng phát triển cành, lá mạnh mẽ nhờ khả năng giúp tăng quá trình quang hợp của đạm, cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Các loại phân đạm phổ biến là đạm amoni, đạm nitrat, ure. Mỗi loại sẽ có tác dụng, cách bón cũng như phù hợp với từng loại cây, loại đất. Ví dụ như với đạm amoni không thích hợp dùng để bón đất chua vì sẽ làm tăng thêm độ chua.

b. Phân lân

Phân lân là loại phân vô cơ rất phổ biến hiện nay có thành phần chính là photpho. Lân tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin giúp kích thích sự phát triển rễ cây, làm cho rễ cây ăn sâu và lan rộng vào đất, từ đó giúp cây thêm vững chắc hơn.

Phân lân góp phần thúc đẩy quá trình đẻ nhánh, đâm chồi, giúp cây ra hoa kết trái sớm, phân lân có đặc tính là yếu tố giúp tăng tính chống chịu cho cây trồng như chống rét, hạn hán, chịu được độ chua của đất…

c. Phân kali

Kali là thành phần quan trọng trong giai đoạn cây đã trưởng thành và ra hoa, kết trái. Có thể nói đây là yếu tố quyết định chính đến năng suất sau mùa vụ. Bởi khả năng giúp các quá trình sinh hóa trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau bao ngày tháng canh tác mỏi mệt, chỉ còn giai đoạn bón phân kali nữa là có thể hưởng được thành quả tốt rồi, các nhà nông đừng chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi tình hình.

Bên cạnh đó, việc bón kali cũng giúp giảm thiểu lượng đạm dư thừa trong đất. Giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu trước điều kiện môi trường thay đổi.

Ưu nhược điểm của phân bón hóa học

a. Ưu điểm

– Tăng năng suất cây trồng

– Góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất

– Kích thích cây phát triển giúp nhanh chóng ra rễ, hoa

–  Protein giúp cây phát triển ổn định

b. Nhược điểm

– Bón trong thời gian dài với số lượng lớn sẽ khiến đất bị chai cứng, tích tụ một số các kim loại trong đất khiến mất cân bằng sinh học

– Phân bón hóa học rất dễ hòa tan trong nước cho nên đối với những nơi gần ao hồ, sông suối nếu phân ngấm xuống nước sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

– Nếu lạm dụng phân bón hóa học, đặc biệt là đối với phân có chứa đạm (N) khi chuyển hóa sẽ làm bay hơi một số khi như NH3 gây ra ô nhiễm không khí

Vì sao bón phân hóa học lại làm đất bị chua, thoái hóa?

Hiện nay, sử dụng phân bón hóa học rộng rãi, đã có phần nâng cao năng xuất cây trồng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng phân bón bón dư thừa, không cân đối bón không đúng cách, bón trong thời gian dài và lạm dụng phân bón vô cơ. Đã khiến phân bón vô cơ có những tác động, ảnh hưởng xấu tới môi trường (đất đai suy kiệt, ô nhiễm môi tường), con người và sinh vật có ích.

a. Đất đai

– Bón nhiều và bón trong thời gian dài phân bón vô cơ khiến:

– Suy kiệt vi lượng trong đất. Do có rất nhiều loại phân bón vô cơ (đặc biệt các loại phân đơn) không cung cấp. Không thay thế được chất vi lượng mà cây trồng hấp thu từ đất gây cạn kiệt dần các chất vi lượng trong đất.

– Sản phẩm phụ của phân bón. Các phản ứng hóa học của các thành phần trong phân làm tạo ra các ion H+. Giảm độ pH, đất đai chai cứng, bạc màu, đất bị chua hóa. Tích tụ một số kim loại nặng trong đất. Tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất cân bằng sinh học.

b. Nước

– Bón nhiều phân đạm kèm với sự hòa tan nhanh trong nước. Dẫn tới việc dễ bị rửa trôi xuống ao hồ, sông, suối. Nhấn xuống nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước  có hàm lượng nitrat cao. Gây độc hại cho những sinh vật thủy sinh.

c. Không khí

– Việc sử dụng phân bón vô cơ nhiều và dư thừa. Đặc biệt là các phân bón chưa đạm (N). Do quá trình chuyển hóa làm bay hơi một số khí như amoniac gây ô nhiễm không khí.

d. Con người

– Tồn dư đạm trong nông sản, trong đất, trong nước đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. NO2 và NO3 là nguyên nhân gây ung thư, chứng máu methaemoglobin,…

– Làm lại, phần mở rộng nên nói về phân bón hóa học, các loại phân bón hóa học (đạm, lân, kali,…) tác hại phân bón hóa học….

Lưu ý, trộn nội dung xen kẽ, ko xóa font chữ khi copy về, sửa luôn trên file này nhé!

Trả lời câu hỏi vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều

Chúng ta không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều vì dễ tan, cây không hấp thụ hết gây lãnh phí, không có tác dụng cải tạo đất còn làm chua đất.

Cụ thể, việc lạm dụng phân bón hoá học sẽ mang lại nhiều bất lợi cho môi trường sống, chất lượng cuộc sống của chúng ta như sau:

Lạm dụng phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến chất lượng đất 

tac-hai-cua-phan-bon-hoa-hoc

Tác hại của phân bón hóa học khi bị lạm dụng quá nhiều cho đất

Sử dụng quá nhiều phân bón hoá học có thể làm thay đổi và gây mất cân bằng môi trường đất tự nhiên:

  • Các chất độc hại từ phân bón hoá học sẽ thấm dần vào đất, tăng mức độ acid, khiến đất đai bị chua, bạc màu.
  • Bón phân vô cơ quá mức sẽ gây chết các loài sinh vật tự nhiên trong đất, khiến nguồn đất dần mất đi độ tơi xốp, màu mỡ.
  • Đất không thể dùng để trồng trọt hoặc nếu có cây trồng sẽ còi cọc, không có nông sản hoặc nông sản thu hoạch kém chất lượng.

Tác hại của phân bón hóa học đến nguồn nước

Các chất hóa học dễ hòa tan có trong phân bón sẽ lẫn vào nguồn nước sinh hoạt, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước. Không những vậy, sức khoẻ của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng phải nguồn bị nhiễm chất hóa học này.

tac-hai-cua-phan-bon-hoa-hoc

Lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa

Chất hóa học trong phân tan vào nước lâu ngày sẽ sinh ra hiện tượng “phú dưỡng hóa”. Hiện tượng này làm nước màu xanh lục, hôi thối, nhiều bọt, rong tảo gây chết các sinh vật trong nước.

Ảnh hưởng đến thực vật và hệ sinh thái

  • Chất hóa học trong phân sẽ tiêu diệt các vi sinh vật tốt cho đất.
  • Ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết có trong tự nhiên.
  • Cây bị sốc và rối loạn chất dinh dưỡng.
  • Cây còi cọc, kém phát triển dẫn đến nông sản thu hoạch kém chất lượng.

tac-hai-cua-phan-bon-hoa-hoc

Lạm dụng phân hóa học khiến cây ngộ độc, dư đạm, bị rũ và cháy lá

Tác hại của phân bón hóa học ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như thế nào?

Lạm dụng phân bón hóa học quá nhiều sẽ khiến tồn dư chất độc hại trên nông sản. Nếu không rửa sạch trước khi chế biến thì lượng chất hóa học này sẽ dần ngấm và tích tụ trong cơ thể chúng ta. Một số trường hợp sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm, hình thành nên một số loại ung thư và nặng nhất là dẫn đến tử vong nếu dùng quá nhiều nông sản có chứa chất hóa học độc hại.

Bí quyết giảm thiểu tác hại của phân bón hoá học đến môi trường sống của bạn

Không thể phủ nhận những hiệu quả mà phân bón hóa học mang lại cho cây trồng. Tuy nhiên, chúng ta cần biết tiết chế và sử dụng phân hóa học một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Sau đây là gợi ý cho bạn một số cách hạn chế tác hại của phân bón hóa học nhé!

  • Giảm lượng phân bón cho cây, tăng cường hiệu suất sử dụng phân bón bằng cách bón đúng loại phân mà cây đang cần.
  • Tìm hiểu kỹ cách sử dụng và liều lượng cho phép dùng mỗi lần trước khi bón cho cây.
  • Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến.

tac-hai-cua-phan-bon-hoa-hoc

Nên rửa sạch rau củ bằng nước muối để hạn chế tác hại của phân bón hóa học.

  • Giảm sử dụng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón sạch và các loại thuốc bảo vệ sinh học.
  • Tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt vừa bảo vệ môi trường vừa hạn chế được chất hóa học độc hại. Đây được xem là phương pháp đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của mình.

tac-hai-cua-phan-bon-hoa-hoc

Các hộ gia đình tận dụng rác tươi để ủ phân hữu cơ tại nhà vô cùng hiệu quả.

Những lợi ích mà phân bón sinh học mang lại

Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Đây là loại phân bón được chế biến dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp nhằm nâng cao hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân bón để cung cấp cho cây trồng.

Lợi ích của phân bón hữu cơ sinh học

– Phân bón hữu cơ sinh học mang đặc điểm của dòng phân bón hữu cơ, có hiệu quả cao trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho cây trồng, cũng như việc cân bằng, cải tạo đất trồng.

– Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm và tiết kiệm được nguồn nguyên liệu có sẵn, giảm thiểu chi phí đầu tư nguồn phân bón.

– Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng phát triển, phân bón hữu cơ sinh học còn có khả năng thúc đẩy hệ vi sinh vật đất hoạt động mạnh mẽ, tạo nên cơ chế phân giải những chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, giúp chuyển đổi nitơ trong không khí thành dạng cây trồng hấp thu được, sản sinh ra một số chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây trồng, phân hủy các độc tố tích tụ trong đất lâu năm.

– Phân bón hữu cơ sinh học còn giúp duy trì độ phì nhiêu cho đất, cân bằng độ pH và giữ nguyên thủy cấu trúc đất, bổ sung một lượng mùn lớn cho đất và làm thức ăn cho hệ vi sinh vật đất, tiêu diệt hay ức chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, cung cấp một số chất kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch tạo khả năng cho cây trồng khắc chế sâu bệnh hại, bảo vệ môi trường sống khi giảm được một lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Video về vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều

Kết luận

Bài viết đã trả lời câu hỏi vì sao không nên sử dụng phân hóa học quá nhiều cũng như những thông tin liên quan đến phân bón, hãy trở thành một người nông dân khoa học nhé, chúc các bạn có những mùa bội thu!

 

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vi-sao-khong-nen-su-dung-phan-hoa-hoc-qua-nhieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp