Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

0
112
Rate this post

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh bao gồm dàn ý chi tiết và 10 bài mẫu hay nhất sẽ giúp các em lớp 10 viết tốt bài văn nghị luận theo văn phong của mình và đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Đề bài: Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này
Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này

Dàn ý Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

2. Thân bài:

– Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là “những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”.

– Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng:

  • Ra hiệu thuốc và yêu cầu dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn.
  • Cầm đơn thuốc cũ để mua cho bệnh mới.
  • Một số trường hợp bệnh nhẹ chưa cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kê toa.

– Nêu ra những lí do để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh làm lãng phí tiền bạc.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng,…

– Phản biện lại quan điểm chưa đúng hoặc không đồng tình của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

– Đề xuất giải pháp từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

  • Hiểu đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Khi có bệnh cần đi khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng toa đã ghi.

3. Kết bài:

– Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Khẳng định lại thông điệp mọi người cần từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh vì một cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh
Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

10 Bài mẫu Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh

Nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh – Mẫu 1

Khi nền y học ngày càng phát triển, sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người lại có thói quen tự chữa trị và “bắt chước” đơn thuốc dến đến nhiều tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện, đã kéo theo nhiều hệ lụy về sau. Nguy hiểm hơn là góp phần làm gia tăng sự kháng thuốc làm yếu và mất dần đi “vũ khí” để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay, nhiều người sử dụng thuốc mà không đúng với mục đích gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Nhiều trường hợp khi thấy ho, sốt, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng do virút, thậm chí là ho do dị ứng thời tiết hoặc khói bụi… là tự dùng kháng sinh. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virút, tác nhân gây cảm cúm. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm hoặc các bệnh cảm ho thông thường khác do virút gây nên.

Ngoài ra, không ít bệnh nhân mua thuốc kháng sinh về uống nhưng lại tự ý muốn giảm liều dùng và thời gian điều trị. Dùng 2-3 ngày thấy bệnh thuyên giảm, hết sốt, hết triệu chứng của bệnh thì ngừng thuốc, không uống tiếp nữa. Và cho rằng nếu uống tiếp sẽ hại người, sẽ bị tác dụng phụ… Có trường hợp khi dùng kháng sinh này vài ngày thấy triệu chứng bệnh không đỡ thì tự ý đổi sang dùng loại kháng sinh khác. Bên cạnh đó lại có những trường hợp dùng kéo dài hơn liệu trình “cho ăn chắc”. Trong khi đó một đợt điều trị kháng sinh thường từ 5-7 ngày, thậm chí 10 ngày tuỳ theo từng người bệnh. Hay thậm chí, có rất nhiều người có suy nghĩ rằng kháng sinh chữa bách bệnh nên bất kỳ bị bệnh gì cũng mua kháng sinh về dùng. Trên thực tế, kháng sinh là loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển các loại vi khuẩn hay vi nấm gây bệnh. Nó chỉ được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn nhằm chống lại mầm bệnh đó. Mỗi loại kháng sinh lại có tác dụng trên một số vi khuẩn nhất định và phát huy hiệu quả tốt nhất tại một số cơ quan nhất định trên cơ thể. Vì thế, nếu sử dụng một loại kháng sinh duy nhất để chữa mọi loại bệnh nhiễm trùng là sai lầm…

Nếu chúng ta không dừng ngay lại những suy nghĩ và việc làm khi lạm dụng thuốc kháng sinh vào chữa bệnh thì sẽ để lại cho chúng ta rất nhiều hậu quả khôn lường. Đầu tiên, việc mà mọi người thấy rõ nhất là việc sử dụng kháng sinh chữa các bệnh do virút hoặc dùng kháng sinh mạnh khi chưa cần thiết… đã gây ra sự lãng phí và tốn kém vô ích vì những loại kháng sinh mạnh thường rất đắt tiền. Đồng thời, việc tự dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh hoặc chữa bệnh theo đơn thuốc của người khác… khiến cho bệnh không khỏi và còn dẫn đến nhiều biến chứng… khiến cho việc chữa trị bệnh sẽ kéo dài hơn, tốn kém hơn do phải dùng các loại thuốc đắt tiền hơn. Rất nhiều trường hợp khi dùng kháng sinh mãi không khỏi mới tới bệnh viện khám bệnh làm cho các bác sĩ chẩn đoán bệnh sẽ khó khăn hơn, bởi việc dùng kháng sinh tùy tiện trước khi đến bệnh viện sẽ làm cho hầu hết bệnh nhiễm trùng đều giảm hoặc mất triệu chứng đặc thù của bệnh.

Người ta đã từng ví thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng như con dao hai lưỡi. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng. Vì vậy, nhiều người tuỳ tiện dùng kháng sinh không những không khỏi bệnh mà còn được “tặng” thêm bệnh. Việc dùng kháng sinh tùy tiện ngoài việc giết chết những vi khuẩn gây bệnh, thì kháng sinh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Vì vậy, khi dùng kháng sinh, người bệnh thường hay bị tiêu chảy, đau bụng… Kháng sinh còn có thể gây ra những tai biến như dị ứng, nhẹ chỉ nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn, nôn, nặng có thể gây độc cho gan, thận, sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ dẫn đến cơ thể người bệnh phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh và sản sinh ra chủng loại vi khuẩn thế hệ sau có mức độ đề kháng cả với loại kháng sinh cực mạnh, khi bị bệnh nặng sẽ không có loại kháng sinh tốt hơn để dùng. Người bệnh thậm chí sẽ tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường.

Vì vậy, để tránh những hậu quả trên và dùng thuốc được an toàn, hiệu quả khi có bệnh, mỗi chúng ta khi bị bệnh cần đi khám để được dùng đúng thuốc. Hãy nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh – Mẫu 2

Thuốc kháng sinh là vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn lại có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.

Kháng sinh là thuốc tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn. Kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.

Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung khi bị ở bất cứ triệu chứng sức khỏe nào người dân cũng tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Ngày nay do việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng nên chỉ cần xuất hiện vài biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt, ho, sổ mũi là mọi người tự ý đến hiệu thuốc để mua kháng sinh, hay các bậc cha mẹ tự ý mua kháng sinh cho con mình sử dụng mà không cần biết con mình có nhiễm khuẩn hay không, trẻ em thì có phải uống liều như người lớn không và uống trong thời gian bao lâu là hợp lý.

Bên cạnh đó, các hiệu thuốc dễ dàng tự ý bán thuốc kháng sinh cho bệnh nhân mà không quan tâm bệnh nhân có toa của bác sĩ hay không, hay thậm chí bệnh nhân chỉ cần mang toa thuốc cũ, toa thuốc của người quen, hoặc chỉ cần bảo muốn mua thuốc kháng sinh là được.

Có nhiều loại bệnh lý khác nhau như bệnh miễn dịch, ngộ độc, bệnh chuyển hóa, bệnh nhiễm trùng v.v… Trong đó chỉ có bệnh nhiễm trùng là cần phải sử dụng kháng sinh. Trong các bệnh lý khác, sử dụng kháng sinh không những không giúp điều trị bệnh mà còn làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp sốt, đau họng, sổ mũi đa số là do virus gây nên, và kháng sinh thì chỉ có hiệu quả trên vi khuẩn. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,….

Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh – Mẫu 3

Sự ra đời của thuốc kháng sinh được coi là bước ngoặt lớn của nền y học, chúng giúp điều trị dứt điểm một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu biết về loại dược phẩm này, họ có xu hướng lạm dụng thuốc. Mọi người cần từ bỏ việc lạm dụng thuốc kháng sinh bởi thói quen này dẫn đến nhiều nguy cơ mà con người phải đối mặt trong điều trị bệnh tật.

Vậy thế nào là thuốc kháng sinh, là làm dụng thuốc kháng sinh? Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Lạm dụng thuốc kháng sinh là sử dụng bừa bãi, bất kì bị bệnh, ôm, ho hay như thế nào cũng dùng thuốc kháng sinh mà không đúng liều lượng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh của nhiều nhiều rất phố biến cụ thể như : “Tỷ lệ kháng erythromycin ở Việt Nam là 92,1%”, “Theo số liệu báo cáo của 15 bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện đa khoa tỉnh ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,… về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh giai đoạn 2008 – 2009 cho thấy: năm 2009, 30 – 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 và thế hệ 4, gần 40 – 60% kháng với nhóm aminoglycosid và fluoroquinolon”, “ Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), kết quả khảo sát việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng thuốc của người bán thuốc lẫn người dân đều rất thấp. Có đến 88% số dân ở thành thị, 91% số dân ở nông thôn sử dụng kháng sinh không có đơn của bác sĩ”,…. Vậy lí do gì mà người dân lại sử dụng thuốc kháng sinh nhiều như vậy? Đầu tiên phải nói đến do bệnh nhân: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùng kháng sinh, vì ở ta việc mua bán kháng sinh còn dễ dàng. Khuynh hướng tự mua thuốc, tự chữa bệnh ngày càng phổ biến – đó là lý do dễ lạm dụng kháng sinh. Tiếp đến là do thầy thuốc: Trong thực tế hằng ngày, việc sử dụng kháng sinh cũng rộng rãi. Ví dụ, khi chưa xác định được loại vi khuẩn nào và nên dùng loại kháng sinh nào là thích hợp, nhưng theo yêu cầu của bệnh nhân, một số thầy thuốc cũng dễ chỉ định sử dụng kháng sinh. Biết là chưa thật xác đáng, nhưng một số thầy thuốc vẫn kê đơn kháng sinh. Đó cũng là một cách lạm dụng kháng sinh. Lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ lãng phí mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, các bệnh do virut không chữa được bằng kháng sinh mà vẫn dùng kháng sinh. Gây khó khăn cho chẩn đoán: bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp mà dùng kháng sinh sẽ làm cho lu mờ các triệu chứng gây khó chẩn đoán. Có khi có tác dụng chữa nhưng lại dễ gây ra phản ứng dị ứng, mẫn cảm thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nhiều kháng sinh và liều cao có khả năng gây suy tủy, nhất là trường hợp sử dụng chloramphenicol nhiều. Một số kháng sinh như streptomycine, kanamycine dùng liều cao có thể gây điếc và suy thận. Lạm dụng kháng sinh làm cho vi khuẩn nhờn thuốc, kháng thuốc ngày càng nhiều, từ đó việc chữa trị bệnh càng khó khăn. Ngày nay các tụ cầu trùng kháng thuốc cephalosporin càng nhiều. Một số vi khuẩn khác cũng kháng thuốc do đó tác dụng chữa trị của kháng sinh ngày càng hạn chế. Nhiều người khi dùng thuốc kháng sinh chỉ cho rằng nó thuận tiện, giá thành cũng không quá đắt nhưng người dân lại đâu biết rằng tác hại của nó vô cùng nghiêm trọng. Vậy nên mọi người cần làm gì để hạn chế hay bỏ tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều. Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Nâng cao nhận thức ngay từ mỗi cá nhân bằng cách bắt đầu bằng thói quen tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý mua kháng sinh về dùng cho bất cứ ai hoặc dùng trong chăn nuôi. Nhắc nhở những người quen nếu thấy họ dùng kháng sinh bừa bãi.

Có thể nói thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ “hãy dùng kháng sinh đúng cách vì tương lai của chính chúng ta”.

Nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh – Mẫu 4

Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều loại dịch bệnh mới như hiện nay, mọi người không khỏi hoang mang, lo lắng. Tâm lý sợ hãi cùng nhận thức chưa đúng và đủ về bệnh khiến nhiều người dân tự ý kê đơn cho bản thân, gia đình. Điều này vô tình dẫn đến việc lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Đây là thói quen mà mọi người cần từ bỏ bởi hành động này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường trong quá trình điều trị.

Thuốc kháng sinh “là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”. Như vậy, thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc diệt hoặc kìm vi khuẩn sinh trưởng khi con người bị nhiễm khuẩn nên chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số người đã dùng thuốc kháng sinh như một biện pháp để giải quyết biểu hiện bệnh dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh.

Chỉ cần bị ho, đau họng hay bụng có vấn đề, nhiều người ra hiệu thuốc và yêu cầu dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn. Số khác thì cầm đơn thuốc cũ để mua cho bệnh mới mà không nhận thức được hậu quả của hành động này. Mặc dù được phổ biến rất rõ những tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc nhưng nhiều quầy thuốc vẫn sẵn sàng tư vấn và bán cho người dân. Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nhẹ chưa cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kê toa. Điều này phản ánh lỗ hổng lớn về mặt nhận thức cũng như sự dễ dãi trong việc cấp phát và lưu hành thuốc kháng sinh.

Do vậy, chúng ta cần từ bỏ thói quen này bởi hành vi ấy không chỉ làm lãng phí tiền bạc mà còn gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh. Đồng thời, việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây ra tình trạng kháng kháng sinh và để lại nhiều hậu quả đối với người bệnh cũng như hệ thống y tế. “Trong những năm trở lại đây, Việt Nam liên tục đứng đầu bảng danh sách những nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất trên thế giới.” Tình trạng kháng thuốc kháng trụ tại nước ta ngày một gia tăng và là mối nguy lớn khi mọi sáng chế trước đó bị đánh bại bởi sự xuất hiện của siêu vi khuẩn. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng tình trạng bệnh, liều lượng cản trở khả năng chữa bệnh cũng như khiến bệnh nặng hơn. Từ năm 1983 – 1987, chỉ có 18 loại thuốc kháng sinh được cơ quan Quản lí Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp giấy chứng nhận ban hành. Từ năm 2008 cho đến nay, các nhà khoa học, nghiên cứu dược phẩm chưa tìm thêm được loại thuốc nào mới. “Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.” Vì lẽ đó, chúng ta nên từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng trên khắp thế giới.

Tôi biết rằng, nhiều người vẫn có tư tưởng sử dụng thuốc kháng sinh mỗi khi ốm đau cho nhanh khỏi, hoặc dựa vào hướng dẫn của người bán thuốc, tham khảo thông tin trên mạng hay không có thời gian để đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng: người bán thuốc và bản thân không phải là bác sĩ chữa bệnh. Chúng ta không đủ kiến thức và hiểu biết để chẩn đoán, kê đơn điều trị. Cho nên, mỗi người cần có ý thức và tự giác về hành động của mình, không nên giao phó sức khỏe, tính mạng của mình cho người không có chuyên môn, trình độ.

Dẫu biết để thay đổi, từ bỏ một thói quen không phải dễ dàng nhưng mỗi người nên hiểu đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Khi có bệnh cần đi khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng toa đã ghi. Mọi người hãy cùng nhau từ bỏ thói quen này vì một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho bản thân và cộng đồng.

Nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh – Mẫu 5

Trong buổi thực hành Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau ngày hôm nay, em xin gửi tới cô và các bạn phần trình bày của mình về vấn đề: “Có người quan niệm không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, nhưng nhiều người lại cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi bệnh.” Kính mời cô và các bạn cùng lắng nghe.

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết trong bối cảnh thế giới xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh như hiện nay, mọi người không khỏi hoang mang lo lắng. Để phòng bệnh, các bạn sẽ làm gì? Tăng cường sức đề kháng bằng các loại tổng hợp vitamin hay ăn uống đủ chất? Vậy nếu trong trường hợp, chúng ta đã làm mọi cách mà vẫn nhiễm bệnh thì các bạn sẽ làm gì để chữa khỏi bệnh cho mình? Bao nhiêu bạn ngồi đây sẽ đi đến bệnh viện? Và bao nhiêu bạn ra các cửa hàng thuốc tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ kê đơn? Thật bất ngờ vì con số này nhiều hơn mình nghĩ. Chính thói quen ấy vô tình dẫn đến việc lạm dụng thuốc kháng sinh đó nha!

Giống như các bạn, không ít người cho rằng khi ốm đau, tốt nhất là dùng kháng sinh cho nhanh khỏi và mình không hề đồng tình với ý kiến trên. Bởi việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra những hậu quả khó lường đối với cá nhân cũng như cộng đồng và xã hội.

Trước hết, chúng ta cần phải làm rõ khái niệm thuốc kháng sinh là gì? Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Thuốc kháng sinh là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác”. Do vậy, thuốc kháng sinh không thể tự tiện uống khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Tuy nhiên, rất nhiều người dân vẫn có thói quen mua thuốc kháng sinh khi có những biểu hiện bệnh vì họ cho rằng nó là loại “thần dược” có thể chữa được bách bệnh. Dù được phổ biến về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc nhưng nhiều dược sĩ vẫn bất chấp bán thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân. Ngay cả bác sĩ cũng kê đơn cho người bệnh không nhiễm khuẩn và chỉ định sử dụng kéo dài, không cần thiết. Nó cho thấy lỗ hổng lớn về mặt nhận thức cũng như sự buông lỏng trong quản lí cấp, phát thuốc kháng sinh.

Hiện nay, rất nhiều nhà khoa học và người làm y tế lo ngại trước sự hiện diện của các loại siêu vi khuẩn bởi chúng có khả năng đánh bại mọi loại thuốc kháng sinh hiện hành. Nếu chúng ta sử dụng thuốc kháng sinh quá mức thì chỉ cần một vết dao nhỏ cũng có thể nhiễm trùng huyết mà tử vong.

Vậy nên, các bạn hãy nâng cao ý thức của mình về việc sử dụng thuốc kháng sinh và tuyên truyền đến tất cả mọi người trong xã hội nhé! Chỉ khi chúng ta có hiểu biết đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh dịch, bản thân mỗi người mới coi trọng sức khỏe của chính mình. Chúng ta không nên giao phó tính mạng cho những người không có chuyên môn, trình độ; đi khám khi có bệnh và chỉ mua, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Mọi người hãy chung tay vì sự an toàn của bản thân và cộng đồng nhé!

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Kính mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài chuẩn bị của em ngày một hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn ạ!

***************

Lạm dụng thuốc kháng sinh là một thói quen phổ biến của nhiều người hiện nay. Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. Trên đây là 5 bài mẫu Viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em làm tốt bài văn nghị luận của mình trên lớp và trong mọi bài kiểm tra.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-bai-van-nghi-luan-thuyet-phuc-moi-nguoi-tu-bo-thoi-quen-lam-dung-thuoc-khang-sinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp