Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình bao gồm 10 bài văn mẫu hay nhất được tổng hợp sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình được sinh động, cuốn hút hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình
Ý nghĩa của bài thơ Chuyện cổ nước mình:
Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
Dàn ý Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nội dung chính của tác phẩm Chuyện cổ nước mình.
II. Thân bài
– Cảm nhận về bài thơ về nội dung và nghệ thuật, từ đó làm nổi bật những điểm có ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
– Nội dung chính của bài thơ Chuyện cổ nước mình
– Đánh giá cao kho báu của những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta. Đó là những câu chuyện vừa tử tế vừa thông minh, chứa đựng những trải nghiệm cuộc sống vô cùng quý giá của cha họ.
III. Kết bài
– Cảm xúc riêng của em về bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 1
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ Chuyện cổ nước mình. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, Chuyện cổ nước mình là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 2
Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa tôi vào thế giới diệu kì của những câu chuyện cổ. Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu dành cho Chuyện cổ nước mình. Bởi những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời. Tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Những câu chuyện đó đều gửi gắm một bài học của ông cha ta dành cho con cháu. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa. Khi đọc bài thơ, tôi đã nhận ra được nhiều điều ý nghĩa.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 3
Đến với bài thơ Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 4
Một trong những bài thơ mà em cảm thấy vô cùng yêu thích là Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ mở đầu là lời bộc lộ một cách trực tiếp cho tình yêu dành cho chuyện cổ: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Cùng với đó, tác giả đã ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”. Bởi đó là nơi để ông cha ta gửi gắm những bài học quý giá cho con cháu. Em đã thấy được lối sống tình nghĩa thủy chung hay hiền lành, nhân hậu thật đáng quý. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau. Nhà thơ còn khắc họa thế giới cổ tích qua hình ảnh về chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay là anh chàng đẽo cày giữa đường… để từ đó truyền tải bức thông điệp: “Ở hiền gặp lành”. Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 5
Bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 6
“Thương người như thể thương thân” vốn là rường mối đạo đức đã in sâu vào trái tim người Việt. Điều đó được thể hiện rõ nét và đậm đà qua những vần thơ sâu lắng trong Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”. Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết chằn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung… Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa những bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả đã lồng ghép thật khéo léo bài học từ những câu chuyện cổ để ca ngợi vẻ đẹp và tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam ta.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 7
Bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ đã cho thấy vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nhà thơ đã gợi nhắc cho người đọc về hình ảnh những nhân vật trong truyện cổ tích xưa. Chàng trai nông dân hiền lành được ông tiên ban cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Hay người em cần cù, nhân hậu được con chim đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có, hạnh phúc. Chàng Thạch Sanh có võ nghệ cao cường, lại dũng cảm đã giết chết chằn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần đẩy lùi quân giặc rồi lấy được lấy công chúa, sau này còn lên ngôi vua. Câu chuyện về cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người để về bên nhà vua. Tất cả đã thể hiện được những đức tính, lối sống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: sống phải hiền lành, siêng năng lao động, phải có trí tuệ đừng và không chạy theo người khác. Tác giả đã thật tinh tế khi gợi về các nhân vật trong truyện cổ tích để ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 8
Bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ đã cho thấy vẻ đẹp của con người Việt Nam. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua những nhân vật trong thế giới truyện cổ tích. Đó là chàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn đã cưới được công chúa, lên làm vua. Cả chàng nông dân hiền lành được ông bụt cho câu “Khắc nhập! Khắc xuất” có được cây tre trăm đốt, vượt qua thử thách và lấy được vợ hiền. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà vua. Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống hiền lành, nhân hậu. Tiếp đến là “Đẽo cày theo ý người ta” gợi liên tưởng đến thành ngữ “Đẽo cày giữa được” hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Từ đó khuyên nhủ con người phải luôn có chính kiến, tránh a dua theo số đông. Những nhân vật trên đều thể hiện đức lối sống tốt đẹp về đạo đức, tâm hồn của con người Việt Nam. Từ đó, người đọc rút ra cho mình những bài học ý nghĩa trong cuộc sống.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 9
Bài thơ Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta qua những vần thơ giàu cảm xúc, với những hình ảnh độc đáo, sinh động. Mỗi đoạn thơ trong bài thơ đều thể hiện những tâm tư, cảm xúc mãnh liệt của tác giả về “kho” chuyện cổ vô giá của dân tộc. Qua lý giải của tác giả, em hiểu vì sao tác giả lại yêu “chuyện cổ nước tôi”, em cũng thấm thía hơn đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là sự yêu thương, đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt, câu thơ “Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì được phật tiến độ tri” còn giúp em có những liên tưởng thú vị về các truyện cổ tích như truyện “Thạch Sanh”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Cây khế”. Những truyện cổ tích đó đã thấm sâu vào tâm hồn chúng em khi còn nhỏ qua lời kể của ông bà, bố mẹ và cô giáo… nhưng giờ đây, qua những dòng thơ lục bát của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, những hình ảnh đó đã “sống” lại giúp em có thêm bài học về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp từ bao đời nay của nhân dân ta để làm hành trang vào đời.
Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình – Mẫu 10
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của Chuyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung…Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc Chuyện cổ nước mình như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. Chuyện cổ nước mình còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, …để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. Chuyện cổ nước mình là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
***************
Bạn đang xem: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình (10 Mẫu)
Trên đây là 10 bài mẫu Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát Chuyện cổ nước mình lớp 6 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết văn của mình trở nên hay hơn, sinh động hơn. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp