Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc (11 Mẫu)

0
357
Rate this post

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc bao gồm dàn ý chi tiết cùng 11 bài mẫu hay nhất được thầy cô biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 10 hoàn thiện tốt bài tập trên lớp của mình.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

Dàn ý Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu về truyện thần thoại.

2. Thân đoạn:

– Đặc sắc truyện thần thoại:

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

3. Kết đoạn:

– Khẳng định giá trị của truyện thần thoại đó.

11 Bài mẫu Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc lớp 10 hay nhất

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 1

Thần thoại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và đặc sắc như Thánh Gióng, Lạc Long Quân- Âu Cơ, Thạch Sanh,.. , trong đó tôi ấn tượng nhất là truyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Câu chuyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh khi tranh giành nàng Mỵ Nương, con gái của Vua Hùng thứ 18. Sơn Tinh được biết đến là “chúa của những miền non cao” trong khi Thủy tinh là ”chúa của vùng nước thẳm”. Vì khó chọn lựa giữa hai chàng trai tài giỏi, vua Hùng đã ra quyết định: ”Nếu ai mang sính lễ đến trước gồm:một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín nggaf, gà chính cựa, ngựa chín hồng mao thì ta sẽ gả con gái cho người đó”. Kết quả là Sơn Tinh đã mang sinh lễ đến trước và rước được công chúa. Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mỵ Nương nên vô cùng tức tối. Sau đó thủy Tinh đã hô mưa, gọi gió đem quân đến nhằm cướp Mỵ Nương. Nhưng trước sức mạnh của Thủy Tinh cfng sự đồng lòng của người dân Văn Lang, thủy Tinh đã bại trận. Có thể nói đây là một câu chuyện thần thoại vô cùng ý nghĩa khi mượn hình ảnh cuộc chiên giữa hai vị thần để nói về nguồn gốc bão lụt hàng năm trên đất nước ta. Cùng với đó là hình ảnh người dân đoàn kết phòng chống thiên tai được thể hiện rõ nét qua hình ảnh Sơn Tinh cùng nhân dân Văn Lang chống lại Thủy Tinh.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại lớp 10 hay nhất
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại lớp 10 hay nhất

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Sơn Tinh Thủy Tinh – Mẫu 2

Trong truyền thuyết “Sơn tinh, thủy tinh” nhân vật Vua Hùng thứ 18 tuy xuất hiện không nhiều nhưng rất nổi bật nhờ trí thông minh cùng tài phân xử của ông. Vua Hùng là một người cha tốt, rất yêu thương con gái mình nên muốn kén cho con một người chồng giỏi giang, xứng đáng. Sau rất nhiều lần tranh tài thì Vua đã tìm được hai người xứng đáng và đã giao cho họ mang sính lễ đến và Sơn Tinh đã chiến thắng. Không hề sao nhãng, ông đã tài tình phân xử, Sơn Tinh đến trước nên được lấy Mị Nương.Từ câu chuyện đó em thấy vua Hùng là một người rất anh minh, sáng suốt. Nhân vật Hùng Vương là người rất thông minh, tài giỏi và thương dân, thương con gái, là vị vua tốt của đất nước. Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh tuy nhiều yếu tố hoang đường, thần linh nhưng vẫn có cơ sở thực tế. Thực tế mà câu chuyện phản ánh là công cuộc lao động gian khổ, rất đỗi hào hùng của cha ông ta chống lại nạn bão lụt trên lưu vực đồng bằng Bắc Bộ. Đây là bản hùng ca trị thuỷ của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu xây dựng đất nước.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Cuộc tu bổ lại các giống vật

Trong hệ thống thần thoại Việt Nam, em vô cùng ấn tượng với truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật”. Truyện kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà cơ thể của các con vật chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp cho những thiếu sót ấy, Ngài đã sai ba vị Thiên thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật mang khiếm khuyết. Câu chuyện đã thể hiện cách con người thời cổ lí giải về một số đặc điểm, tập tính của loài vật. “Cuộc tu bổ lại các giống vật” có cốt truyện đơn giản, diễn biến câu chuyện được diễn ra trong không gian vũ trụ, thời gian không xác định, mang tính vĩnh hằng. Sự xuất hiện của hệ thống nhân vật Ngọc Hoàng, ba vị Thiên thần mang sức mạnh phi thường, thực hiện công việc sáng tạo, tu bổ lại các giống vật. Tính cách nhân vật chủ yếu được khắc họa qua hành động. Với những đặc sắc nghệ thuật về nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian, truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã cho ta thấy được cách người xưa quan sát về các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh và giải thích chúng thông qua trí tưởng tượng phong phú của mình.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Con Rồng, cháu Tiên

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc. Nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ, hai nhân vật được hư cấu và là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú. Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải. Còn Âu Cơ lại có dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp. Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy. Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đầy ý nghĩa về nguồn gốc ra đời của những con người con Lạc, cháu Hồng Việt Nam. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam cũng như ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc tuyệt vời. Đây mãi là một câu chuyện đẹp, một câu chuyện hay trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Prô-mê-tê và loài người – Mẫu 1

Thần thoại Hy Lạp ra đời vào khoảng 2000 – 1100 năm trước công nguyên nhưng cho đến nay, thần thoại Hy Lạp vẫn còn nguyên giá trị và có sức hấp dẫn nhất định đối với con người thời đại mới. Câu chuyện “Prô-mê-tê và loài người” kể về việc: Ê-pi-mê-tê đảm nhận công việc tạo ra muôn loài còn để cho người anh Prô-mê-tê xem xét, sửa chữa. Sau khi Ê-pi-mê-tê đã hoàn tất và ban mọi “vũ khí” cần thiết cho các loài động vật thì lại quên không ban vũ khí nào cho con người. Prô-mê-tê đã thay em sửa chữa sai lầm của mình và giúp con người có được cuộc sống văn minh, hạnh phúc. Câu chuyện diễn ra trong không gian vũ trụ nguyên thủy khi thế gian mới có các vị thần, mặt đất mênh mông, trống vắng. Thời gian của câu chuyện là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể. Không, thời gian trong chuyện gắn liền với buổi sơ khai của con người, phản ánh cách con người nguyên thủy tri giác về thế giới. Nhân vật trong truyện là các vị thần mang vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ, có khả năng sáng tạo ra muôn loài. Cốt truyện đơn giản, gần gũi, hấp dẫn người đọc, người nghe. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, người Hy Lạp cổ đại đã đem đến cho người đọc hình dung về nguồn gốc hình thành của các loài vật, con người và cách muôn loài tồn tại, bảo vệ cuộc sống của mình thông qua những “vũ khí” mà các vị thần ban phát. Với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, câu chuyện “Prô-mê-tê và loài người” vẫn được tái trình hiện trong những lời kể, các vở diễn trên sân khấu ngày nay. Điều đó, chứng tỏ được sức sống mãnh liệt của thể loại thần thoại theo năm tháng.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Prô-mê-tê và loài người – Mẫu 2

Thần thoại là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian và thể hiện được trí tượng, tri thức của con người thủa sơ khai về thế giới. Trong kho tàng truyện thần thoại, em thích nhất truyện Prô-mê-tê và loài người. Khi thế gian mới được khai phá mới chỉ có vài vị thần, các vị thần cảm thấy tẻ nhạt nên đã cùng nhau sáng tạo ra muôn loài để cuộc sống vui tươi. Điều đặc biệt trong truyện là cách các vị thần sáng tạo ra muôn loài, đó là các vị thần lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. Ấn tượng hơn nữa là thần Prô-mê-tê dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người gọn gàng, đứng thẳng và thần tạo ra ngọn lửa để giúp loài người sinh sống và phát triển. Với những chi tiết hư cấu thần kì đó, người đọc thấy được sức mạnh phi thường của các vị thần đồng thời hiểu được cách người xưa lí giải sự ra đời của muôn loài. Bằng cốt truyện ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Nữ Oa vá trời

Sau khi đọc rất nhiều truyện thần thoại khác nhau. Em thấy câu chuyện nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Nhưng câu chuyện thần thoại mà em thích nhất là truyện “Nữ Oa vá trời”. Đây là là truyện thần thoại Trung Quốc, kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người. Câu chuyện giàu sức tưởng tượng này còn có ý nghĩa giải thích quá trình phấn đấu khắc phục những tai họa lớn do thiên nhiên gây ra, đồng thời ca ngợi ý chí và sức lực phi thường của con người, thông qua hình tượng đẹp đẽ người mẹ thương con, hết lòng chăm lo đến cuộc sống yên vui của con cái.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Thần Trụ trời – Mẫu 1

Lí giải về sự hình thành của con người, hiện tượng tự nhiên, văn hóa, …có rất nhiều cách và truyện thần thoại cũng là một trong những nơi được gửi gắm. Thần Trụ trời là một truyện thần thoại em cảm thấy đặc sắc và để lại cho em những bài học ý nghĩa. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, xuất hiện một vị thần khổng lồ. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Em thực sự ấn tượng với cách miêu tả về ngoại hình của vị thần với đôi chân dài, bước một bước là đi từ vùng này tới vùng nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Chi tiết đó đã lột tả được sức mạnh thần kì, phi thường của thần Trụ trời và chính sức mạnh đó đã tạo nên trời, đất như ngày nay. Ngoài ra, ta có thể thấy được tình thương mà thần Trụ trời gửi gắm bởi nếu không có tình cảm ấy thì thần không nhọc công, một mình đắp cột chống trời. Không chỉ là sự yêu thương, đó còn là sự kiên trì, quyết tâm, nhẫn nại. Đó là tất cả những lí do khiến em muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về thần thoại Thần Trụ trời.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại - Thần Trụ trời
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Thần Trụ trời

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Thần Trụ trời – Mẫu 2

Em đã được học nhiều truyện thần thoại khá hay và hấp dẫn, nhưng truyện mà em thích nhất vẫn là Thần Trụ Trời. Đọc truyện ấy em không thể không suy nghĩ và ngăn được cảm xúc. Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, có một vị thần khổng lồ. Thần đội trời lên rồi đào đất, khuân đá, xây thành cột chống trời, khi trời đất đã được phân đôi, thần liền phá tan cột đi. Xong công việc, thân bay về trời để các vị thần khác tiếp tục xây dựng thế giới. Chao ôi! Em khoái cái thân hình khổng lồ của thần hết sức vì em thì lùn tịt, lại ốm tong teo. Em đã được nhìn thấy những người to và cao, nhưng chẳng ai như thần cả. Em cứ ước, giá mà em có thân hình, đôi tay như thần thì em sẽ là cầu thù bóng đá xuất sắc, chi bước một cái là có thể sút bóng vào khung thành của đối phương. Thú vị bịết chừng nào! Chẳng những thế, em còn cảm phục thần vô cùng. Thần có biết bao đức tính tốt mà em chưa có. Trước hết thần thương yêu mọi loài. Nếu không có tình thương thì chắc thần không nhọc công ngẩng đầu đội trời lên, rồi cần cù nhẫn nại đào đất để và đắp cột chống trời. Làm công việc ấy, thần vừa biểu lộ tình thương muôn loài, vừa biểu hiện quyết tâm, siêng năng, chăm chỉ. Khi làm xong công việc, thần không chờ muôn loài trả ơn, lẳng lặng bay về trời, để những công việc còn lại cho các vị thần khác tiếp tục xây dựng cho thế giới, cho muôn loài có cuộc sống tốt đẹp hơn. Em nghĩ trên đời chẳng có ai có những đức tính tột như thần. Truyện Thần Trụ Trời là một thần thoại mà em thích, giúp em hiểu được quan niệm của người xưa về sự hình thành trời đất.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Thần Trụ trời – Mẫu 3

Truyện “Thần Trụ Trời” nằm trong hệ thống thần thoại suy nguyên kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện “thần Trụ Trời” kể về công cuộc đắp cột phân chia trời đất và hành động phá cột, ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau của thần Trụ Trời. Thông qua đó, tác giả dân gian muốn giải thích về sự phân chia trời đất, lí do hình thành các bề mặt địa hình khác nhau như sông, hồ, núi, biển và di tích núi Không Lộ ở Hải Dương. Ra đời vào buổi bình minh của loài người, truyện “Thần Trụ Trời” có cốt truyện tương đối đơn giản, dễ hiểu, thể hiện cách người xưa tri giác được về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Không gian trong truyện là không gian vũ trụ nguyên sơ, không được chia tách thành thế giới riêng biệt, gắn với thuở trời đất mới hình thành, chưa có loài người, chỉ có vị thần duy nhất là thần Trụ Trời. Thời gian mang tính ước lệ, phiếm chỉ, không được xác định cụ thể, gắn liền với quá khứ. Nhân vật trong truyện có hình dáng khổng lồ với sức mạnh phi thường. Những đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tạo nên sức sống bền bỉ, lâu dài cho thần thoại theo thời gian.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại – Thần Trụ trời – Mẫu 4

Kho tàng văn học sẽ thật sự thiếu sót nếu vắng đi những câu chuyện thần thoại kì ảo và đầy tính lí thú. Trải qua hàng triệu năm thịnh suy của thế gian, những đồn thổi về thần trụ trời vẫn luôn là nhiều bí ẩn và bất kì ai cũng muốn tường tận về vị thần có công khai mở trời đất này. Từ thuở trời đất hoà làm một, vũ trụ chỉ là một cái hố đen ngòm và hỗn độn, vạn vật chưa sinh sôi nãy nở, xung quanh chỉ là một màu đen kịt. Lúc ấy có một vị thần cao to, đầu đội trời, chân đạp đất, bước một bước có thể đi từ vùng này đến vùng khác, người ta vẫn tương truyền ông là thần trụ trời. Ông có công xây cột chống trời, đến khi trời khô, cái cột ấy được phá đi, những mãnh vỡ văng ra tạo thành núi, gò đồi, … Mặt đất vuông vắn, trời như cái bát úp, nơi giao nhau là đường chân trời. Đó chỉ là những lời lưu truyền về vị thần này, nhưng những kiến thức đó lại mang dấu ấn về sự hiểu biết của người cổ đại về sự hành thành thế giới xung quanh, về lịch sử hình thành đất trời, là những kiến thức ban đầu để tạo nên các tư tưởng trong hành trình đi về cội nguồn của loài người.

****************

Trên đây là 11 bài mẫu Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ chia sẻ suy nghĩ về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc lớp 10 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thiện tốt bài văn của mình thêm sinh động, cuốn hút.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-mot-doan-van-khoang-200-chu-chia-se-suy-nghi-ve-mot-truyen-than-thoai-ma-ban-cho-la-dac-sac/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp