Xán lạn là gì?
“Xán lạn” là một tính từ gốc Hán, trong đó “xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Vì vậy, xán lạn có nghĩa là rực rỡ sáng sủa.
Ví dụ:
Tương lai xán lạn: Cụm từ này được dùng để nói về con đường phía trước, tương lai của một ai đó đầy tươi sáng.
Một từ khác cũng có nghĩa tương tự với từ “xán lạn” là từ “sáng láng”, có nghĩa là thông minh, hiểu nhanh.
Từ “sáng lạng” không có nghĩa và không tồn tại trong từ điển tiếng Việt. Nó đơn giản chỉ là từ viết sai chính tả mà thôi.
Ngoài “sáng lạng”, nhiều người còn hay viết sai một số từ tương tự khác như xáng lạng, sáng lạn, sán lạng, xáng lạn, xán lạng hay sán lạn.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “sáng lạng” hay “xán lạn”?
Tiếng Việt có ngữ pháp phức tạp và có một kho tàng từ ngữ vô cùng phong phú. Vì vậy nhiều người Việt không ít lần đọc viết sai chính tả tiếng mẹ đẻ hoặc loay hoay không biết từ nào mới đúng chính tả. Vì vậy, khi phân vân không biết mình có đang sử dụng đúng hay có viết sai chính tả hay không, các bạn nên tra từ điển tiếng Việt để có đáp án chính xác nhé.
Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào đúng chính tả?
Sáng lạn, xán lạn hay sáng lạng từ nào mới là từ đúng?
Trong 3 từ trên, từ đúng là xán lạn. “Xán lạn”: tính từ, gốc Hán (Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sủa). Xán lạn: sáng sủa, tươi đẹp.
Bên cạnh xán lạn, có một từ khác cũng dùng để chỉ sự sáng sủa, tươi đẹp, đó là sáng láng.
Từ “Sáng lạng” không có nghĩa, dù nghe có vẻ hợp lý nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì không có từ này. Tương tự, các từ “sáng lạn” hay “sán lạn” đều là những cách viết sai, biến thể về mặt âm thanh do nghe sai/ngôn ngữ vùng miền của từ “xán lạn”.
Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, … và một số từ có cách phát âm nữa gần giống với từ xán lạn trong trường hợp này hoàn toàn không có ý nghĩa, không được ghi nhận, ghi chép trong từ điển tiếng Việt.
Sự nhầm lẫn cách dùng từ trên chủ yếu do cách phát âm chưa chuẩn hoặc cũng có thể người viết, đọc, nói không thường xuyên tiếp xúc với mặt chữ nên dẫn đến nhưng sai sót kể trên.
Ngoài cách đọc viết ra thì còn có cả yếu tố vùng miền về các nói, phát âm chưa chuẩn dẫn đến tình trạng khi chuyển từ văn nói sang văn viết cũng bị sai theo
Kết luận: Xán lạn là từ dùng đúng chính tả trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt không xuất hiện từ sáng lạng và nó cũng không có ý nghĩa. Bởi từ sáng là có ánh sáng tỏa ra khiến cho chúng ta có thể nhìn rõ được mọi thứ (như trời đã sáng, bật đèn cho sáng), trái nghĩa với nó là từ tối, hay có thể là tươi nhạt, không tối (như thích mặc đồ sáng, chọn gam màu sáng). Bên cạnh đó, sáng còn được hiểu là rõ ràng, dễ hiểu (như diễn đạt không sáng nghĩa). Còn từ lạng là từ chỉ đơn vị cũ để đo khối lượng, tức bằng 37,8gr hoặc có thể hiểu là nghiêng sang một bên, mất thăng bằng trong giây lát (người lạng đi, cảm giác như sắp ngã). Khi kết hợp tạo thành sáng lạng thì không có nghĩa như chúng ta thường hình dung.
Bên cạnh nhầm xán lạn thành sáng lạng thì nhiều người còn viết nhầm chính tả thành các từ như sán lạn, xán lạng, xáng lạn, sáng lạn….
Nguyên nhân có sự nhầm lẫn sáng lạng – xán lạn
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự nhầm lẫn sáng lạng – xán lạn có thể do sự thói quen phát âm của từng vùng miền. Bên cạnh đó từ sáng lạng dễ phát âm hơn xán lạn. Nhiều người có thể đã nhầm lẫn sáng lạng là từ đúng vì từ sáng có nghĩa là sáng sủa, đẹp đẽ, …
Một nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn là do chúng ta không có sự hiểu biết cặn kẽ nghĩa của các từ khi sử dụng.
Những cặp từ hay nhầm lẫn trong tiếng Việt
Vãng cảnh hay Vãn cảnh?
“Vãng cảnh” (cụm động từ) là từ gốc Hán (Vãng: đi đến. Cảnh: phong cảnh). Vãng cảnh: đi đến ngắm cảnh. Ví dụ: Vãng cảnh chùa; Vãng lai (qua lại)…
=> Viết “vãn cảnh” là sai, bởi “vãn” nghĩa là chiều tối – nghĩa này không liên quan.
“Vô hình trung” hay “vô hình chung” “vô hình dung”?
Từ đúng là vô hình trung.
“Vô hình trung” là một từ mới, mới được đưa vào một số từ điển trong thời gian gần đây; được Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1988, giảng là: “Tuy không có chủ đích, không cố ý, nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc nói đến)”.
Hiện nay, “vô hình trung” được hiểu theo nghĩa Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê. Ví dụ: “Không nói gì, vô hình trung là tỏ ý tán thành”.
“Khoái chá” hay “Khoái trá”?
“Khoái chá”: danh từ gốc Hán (Khoái: thịt cắt ra thành từng miếng nhỏ. Chá: nướng). Khoái chá: Miếng thịt nướng, chả nướng – một món ăn ngon nhiều người ưa thích. Khi chuyển thành tính từ có nghĩa là sung sướng, thỏa mãn (như khi được ăn món ngon).
Như vậy, viết “Khoái trá” là sai (trá: lừa dối – không liên quan đến nghĩa trên).
“Tham quan” hay “Thăm quan”?
Tham quan (động từ): Từ gốc Hán (Tham: thêm vào; Quan: nhìn nhận, quan sát). Tham quan: Xem tận mắt để mở rộng hiểu biết, thêm kinh nghiệm sống. Ví dụ: Tham quan du lịch. Từ này đồng âm khác nghĩa với “tham quan” (danh từ) chỉ viên quan tham lam.
Như vậy, viết “thăm quan” là sai.
“Phiêu lưu” hay “phưu lưu”?
Phiêu lưu (tính từ/ động từ): từ gốc Hán (Phiêu: trôi nổi, bồng bềnh; Lưu: chảy, trôi).
Phiêu lưu (động từ): Sống rày đây mai đó, tìm đến những nơi xa lạ. Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu ký (tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi).
Phiêu lưu (tính từ): Có tính chất liều lĩnh, vội vàng, không tính toán kỹ trước khi làm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: Kế hoạch của anh thật phiêu lưu mạo hiểm.
Như vậy, viết “phưu lưu” là sai.
Bên cạnh những cặp từ này thì còn một số những từ hay bị sử dụng sai sau đây:
- Nhận chức – nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
- Giả thuyết – giả thiết
- => Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau:
Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.
Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.
- Chín mùi – chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
- Tham quan – thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
- Tựu trung – tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là…)
- Chuẩn đoán – chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sỹ xác định đó là bệnh gì)
- Huyên thuyên – luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn)
- Đều như vắt chanh – vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh
Mẹo Giúp Viết Đúng Chính Tả
Để không viết sai chính tả thì các bạn có thể áp dụng các mẹo sau:
– Muốn sửa lỗi chính tả trong văn viết, bạn nên nhờ mọi người đọc qua.
– Kiểm tra từ điển trước khi viết, xem định nghĩa các từ.
– Luyện viết và luyện nói hàng ngày..
Quy tắc chính tả tiếng Việt trong thanh điệu
Làm thế nào để viết đúng chính tả trong tiếng Việt.
Trong thanh điệu, rất nhiều lỗi về sai dấu hỏi và dấu ngã là phổ biến. Để không bị sai các lỗi này, người dùng cần chú ý những mẹo luật cơ bản đó là:
+ Trong các từ láy âm đầu thuần việt, thanh ngã sẽ đi với thành huyền, hoặc thanh nặng. Thanh hỏi sẽ đi với thanh sắc hoặc thanh ngang – không dấu.
+ Các từ láy không có phụ âm đầu thường sẽ theo quy tắc như: ầm ĩ, ỡm ờ, õng ẹo, âm ỉ, oi ả, óng ả, êm ả, ê ẩm,
+ Một số từ ngoại lệ đó là: mình mẩy, niềm nở, phỉnh phờ, vỏn vẹn, ve vãn, ễnh ương.
+ Trong các từ láy toàn bộ, thường sẽ có hiện tượng biến âm, thanh ngã sẽ đi với thanh huyền và thanh hỏi đi với thanh ngang.
Ví dụ: đằng đẵng, sừng sững, lanh lảnh, văng vẳng…
Ghi nhớ quy tắc huyền ngã nặng, sắc hỏi không – áp dụng trong hiện tượng biến âm, tạo từ khiến cho các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau mà chỉ khách về thanh.
Đối với các từ như lỡ dở, ủ rũ,… người dùng có thể phân tích thành từng phần cấu tạo, sau đó áp dụng quy tắc huyền ngã nặng, sắc hỏi không đối với từng thành phần.
Ví dụ:
sửa chữa = sửa sang + chữa chạy > sửa chữa
Viết đúng chính tả trong phụ âm
Viết đúng chính tả trong phụ âm.
+ Trong phụ âm có các quy tắc: i ê e
+ Chữ G ghi âm có “gờ” thường sẽ được thêm h vào khi nguyên âm đi sau là i, ê, và e. Các nguyên âm khác thì không.
Ví dụ: ghim, ghiền, ghế, ghen,…
+ Chữ “ng” ghi âm có “ngờ” sẽ thêm h khi nguyên âm là i, ê, e, trường hợp khác thì không.
Ví dụ: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, trải nghiệm,..
+ Ghi âm “cờ”, viết là K, khi nguyên âm sau nó là i, ê, e thì các nguyên nhân khác đi sau sẽ chỉ viết C, âm điệu thì viết q.
Ví dụ: kí, kia, qua, quan,…
+ Quy tắc giao tranh cho tôi cầm
+ Quy tắc này nếu gặp 1 từ không biết viết là gi hay d thì viết là gi – nếu từ ấy có nghĩa gần với 1 từ khác có phụ âm đầu là tr, ch, t hay c, k.
Ví dụ: giành, giờ, giương,…
Lỗi phụ âm cuối
+ Để có thể viết đúng các phụ âm cuối, cách tốt nhất đó là liên kết với các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Ví dụ:
+ An yên, can, cuốn, buồn
+ Đang, sảng, làng
+ Trong các từ láy toàn bộ có hiện tượng biến âm, t chuyển thành n và c thành ng.
Ví dụ: chan chát, thoăn thoắt,…
Một số lưu ý khác
+ Các từ láy vần có 2 âm tiết giống nhau về thanh điệu. Vì thế, sẽ có khả năng cả 2 âm tiết đều có dấu ngã hoặc đều có dấu hỏi.
Ví dụ: bẽn lẽn, lã chã, đảo đảo, lỏng lẻo,…
Trong tiếng việt, các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau sẽ có hình thức giống nhau. Vì thế, có thể sử dụng đặc điểm này để viết chính tả chính xác. Ví dụ: đuôi, chuôi, cuối. Bứt, rứt, nứt, sứt, bạt, gạt, phát, sạt,…
+ Để ghi âm lại, chữ Việt có 2 chữ là i và y, có quy định viết như sau:
Nếu như không có thay đổi về âm và nghĩa, thì thay y bằng i. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, kĩ thuật,…
+ Nếu âm đứng 1 mình hoặc ở đầu thì viết là y.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp