Ý nghĩa câu thơ đề từ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

0
70
Rate this post

Đề bài: Ý nghĩa câu thơ đề từ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

y nghia cau tho de tu khi toi chet hay chon toi voi cay dan

Bài làm:

Bạn đang xem: Ý nghĩa câu thơ đề từ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

Một tác phẩm văn học tiêu biểu là tác phẩm không chỉ chứa đựng một tư tưởng sâu sắc mà còn mang những giá trị nghệ thuật lớn. Giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại đến từ các biện pháp nghệ thuật, không thời gian nghệ thuật hay từ những chi tiết nghệ thuật. Lời đề từ cũng là một phép nghệ thuật tạo nên tính thẩm mĩ và thể hiện ý nghĩa cho tác phẩm, tạo điểm tựa cho sự truyền đạt tư tưởng của nhà văn, là chìa khoá giúp người đọc đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm. Trong Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo đã sử dụng nghệ thuật này để dưa vào tác phẩm của mình bằng câu thơ của chính Lor-ca để làm lời đề từ cho tác phẩm của mình.

“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Lời thơ được trích trong tuyệt phẩm “Ghi nhớ” của nhà văn tài ba Tây Ban Nha này. Lời đề từ hàm chứa tư tưởng và ý nghĩa sâu sắc. Cây đàn không chỉ đơn thuần là một nhạc cụ âm nhạc mà nó còn là biểu hiện của nghệ thuật tuyệt diệu. Điều đó như một khẳng định chắc chắn về tình yêu tuyệt đối, niềm say mê nghệ thuật mãnh liệt của Lor-ca. Bởi chỉ có khi yêu, người ta mới mong muốn gắn bó bền chặt với những thứ mình trân quý, đặc biệt là những điều đẹp đẽ nhất của nghệ thuật dân tộc. Cây đàn cũng chính là một nhạc cụ truyền thống của đất nướcTây Ban Nha xinh đẹp. Điều này thể hiện tinh thần tự hào về nghệ thuật và lòng yêu nước thiết tha của Lor-ca.

Với ông, nghệ thuật chân chính là đi đến sức sáng tạo không ngừng nghỉ, là những cái mới mẻ, bứt phá qua mỗi thời đại. Ông lựa chọn chôn mình với cây đàn chính là vì nỗi lo sợ rằng một ngày chính nghệ thuật của mình sẻ cản trở, trở thành cái bóng quá lớn khiến những thế hệ sau e ngại mà không thoả sức sáng tạo nghệ thuật, sợ rằng nghệ thuật sẽ bị chôn vùi mà không thể phát triển tới những chân trời mới. Đó là sự khiêm nhường trong con người ông. Lor-ca muốn gửi gắm ước muốn của mình đến thế hệ tương lai, hãy “chôn” nghệ thuật của một Lorca và hãy vươn tới những tầm cao sáng tạo, đưa nghệ thuật Tây Ban Nha vươn xa hơn trên văn hoá thế giới. Đó là tấm lòng của một nhân cách lớn lao và sáng ngời.

Nhà thơ Thanh Thảo đã đồng cảm, ngưỡng mộ và thấu hiểu được mong ước, suy nghĩ của Lor-ca mà gửi đến thông điệp này như một lời tri ân tới ông. Đồng thời khẳng định bản chất của nghệ thuật là sáng tạo không ngừng nghỉ. Như nhà văn Nam Cao từng nói: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu… và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Lời đề từ đã thể hiện ý tưởng của nhà văn, là chi tiết nghệ thuật đặc sắc góp phần xây dựng hình tượng Lor-ca trong bài thơ. Từ đó, ta thêm trân trọng và yêu quý tài năng của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài ba. Đồng thời hiểu hơn về nghệ thuật chân chính tự do sáng tạo cái mới, vươn tới những sắc màu vô tận của nghệ thuật. Sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/y-nghia-cau-tho-de-tu-khi-toi-chet-hay-chon-toi-voi-cay-dan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp