Ai là người thiết kế pháo Basilic? Pháo Basilic là gì?

0
141
Rate this post

Ai là người thiết kế pháo Basilic?

Ba người chính của nhóm bao gồm Urban, Saruca Usta và Muslihiddin Usta (đóng vai trò quan trọng trong việc đánh chiếm Constantinople) là người thiết kế pháo Basilic theo lệnh của Sultan Mehmed II đúc cho anh ta một vũ khí đủ mạnh để chọc thủng các bức tường thành nổi tiếng của thành phố.

Ai là người thiết kế pháo Basilic?
Ai là người thiết kế pháo Basilic?

Pháo Basilic là gì?

Pháo Basilic là một khẩu thần công của Thổ Nhĩ Kỳ được chế tạo vào năm 1453, với một mục đích rõ ràng – để đập tan những bức tường bất khả xâm phạm của Constantinople.

Khẩu súng này mạnh gấp đôi những khẩu súng lớn nhất còn tồn tại – 600 pounders, cũng được chế tạo bởi Urban, bảo vệ eo biển Bosphorus từ bên trong một pháo đài được đặt tên là The Throat Cutter đầy màu sắc.

Basilic mất nhiều giờ để nạp đạn và bắn, trung bình chỉ bắn 7 phát một ngày. Nhưng những gì bắn! Vụ nổ lớn của súng bắn và tác động đáng sợ của một quả bóng nặng 1200 pound không chỉ phá hủy các bức tường cổ của thành phố, mà còn làm tan nát tinh thần của những người bảo vệ nó.

Trên thực tế, chức năng chính của Basilic là như một vũ khí khủng bố. Công việc phá hủy các bức tường của Constantinople thực sự được thực hiện bởi 68 khẩu pháo khác, một số trong số đó là quái vật theo đúng nghĩa của chúng, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.

Sultan Mehmed, người rất tự hào về loại pháo mới của mình, ngày càng vượt ra ngoài khi cuộc bao vây tiến triển. Anh ta lượn lờ về các khẩu đội súng, quản lý vi mô các hoạt động và thúc đẩy người của mình bằng cách xen kẽ những lời hứa về chiến lợi phẩm lớn với việc thi thoảng bị chặt đầu. May mắn thay, Constantinople có hàng dặm tường để đập vào. Bất kỳ phát súng nào đi qua luôn đập vào nhà thờ hoặc cung điện ( thành phố có một vài ) gây ra thiệt hại nặng nề.

Pháo là gì?

Pháo hay đại pháo, đại bác, hỏa pháo, là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ 105mm trở lên có tầm bắn trên 10 km và phải nặng hơn 1 tấn mới được xếp vào hàng hỏa pháo, đại pháo hay đại bác…. Có uy lực dùng trong quân đội các nước để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương hoặc làm những nhiệm vụ khác như tạo khói, chiếu sáng… Có nhiều người lầm tưởng cỡ nòng to lớn sẽ được xếp vào hàng đại pháo hay đại bác nhưng không phải, trong thực tế có những loại cối mang vác có cỡ nòng lên đến 160mm nhưng vẫn chỉ gọi là cối mà không gọi là pháo bởi vì loại hỏa lực này có tầm bắn không xa dưới 5 km và nặng vài trăm kg nên chỉ xếp vào loại cối. Pháo là một cấu thành của hệ vũ khí quân dụng và là cấu thành chính của một binh chủng rất quan trọng trong quân đội có tên là binh chủng pháo binh.

Trong tiếng Việt pháo có tục xưng là “đại bác”. Cách gọi này bắt nguồn từ việc đọc sai âm Hán-Việt của chữ “pháo” 礮 trong từ “đại pháo” 大礮. “礮” là chữ hình thanh, hình bàng “thạch” 石 gợi nghĩa của chữ, thanh bàng “bác” 駮 gợi âm đọc. Một số người căn cứ theo thanh bàng “bác” 駮 đã ngộ nhận âm đọc của chữ “礮” là “bác”, từ đó dẫn đến đọc sai 大礮 là “đại bác”.

Lịch sử phát triển pháo

Lần sử dụng pháo với đạn đẩy bằng thuốc nổ trên chiến trường đã được ghi lại lần đầu là vào ngày 28 tháng 1 năm 1132 khi tướng Hàn Thế Trung của Nam Tống dùng thang mây và hoả pháo để đánh thành Kiến Châu (nay là Kiến Âu). Loại vũ khí nhỏ thô sơ này đã du nhập vào vùng Trung Đông rồi đến châu Âu vào thế kỷ 13.

Pháo xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 13. Lịch sử hình thành pháo gắn liền với lịch sử phát minh ra thuốc súng. Những khẩu pháo đầu tiên được chế tạo bằng đồng, nòng nhẵn, bắn đạn bằng đá hoặc bằng gang hình cầu. Ban đầu pháo được dùng để công thành, mở đường tấn công cho bộ binh hoặc kỵ binh.

Đến thế kỷ 15 xuất hiện thêm pháo bắn đạn ria để bảo vệ lực lượng phòng ngự.

Ở thế kỷ 16, pháo bắn đạn sắt đã bắt đầu phổ biến. Đã bắt đầu xuất hiện các khẩu pháo nòng ngắn, đạn đi theo đường cầu vồng và pháo nòng dài đặt trên thuyền chiến.

Sang thế kỷ 17, pháo được sử dụng rộng rãi trong cả tấn công lẫn phòng ngự. Trong cuộc chiến đầu tiên của Trịnh – Nguyễn phân tranh, tháng 3 năm 1627, quân Chúa Trịnh (Trịnh Tráng) tuy chủ động tấn công nhưng không thể nào chọc thủng được tuyến phòng thủ của quân Chúa Nguyễn (Chúa Sãi)–bất phân thắng bại. Thấy thế, Chúa Nguyễn bèn đem đại pháo kiểu Bồ Đào Nha ra bắn. Kinh hoàng đến nỗi quân Trịnh hoảng sợ bỏ chạy bạt mạng, làm hai tướng Trịnh là Nguyễn Khải và Lê Khuê đều phải chịu thua bỏ chạy.

Vào thế kỷ 18, Vallière, người Pháp đã dùng từ cannon để chỉ tất cả những loại súng không xách tay được. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện pháo có khương tuyến cho phép bắn xa hơn 2 – 2,5 lần, và chính xác hơn đến 5 lần so với pháo nòng nhẵn.

Đến thế kỷ 19 xuất hiện pháo nạp đạn bằng khoá nòng từ phía sau. Kỹ thuật chế tạo thuốc súng ngày càng tân tiến, với việc chế tạo thuốc súng không khói (1884) trọng lượng đạn pháo đã tăng thêm 20%, vận tốc đầu nòng (sơ tốc đạn) tăng 40%. Đầu thế kỷ 20 xuất hiện thêm nhiều loại pháo mới như pháo cối, pháo lựu, pháo phòng không,…

Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, 6 cường quốc Áo – Hung, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Pháp và Nga đã chế tạo và sử dụng gần 63.000 khẩu pháo các loại trong đó khoảng 50% là lựu pháo. Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều thay đổi đáng kể về chiến thuật, kỹ thuật, trang bị cho nhiều loại pháo. Giai đoạn này đã xuất hiện radar phục vụ việc bắn pháo, xuất hiện pháo tự hành, dàn phóng phản lực, pháo chống tăng,…

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mặc dù xuất hiện tên lửa nhưng pháo vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của pháo cũng gắn liền với sự phát triển của đạn. Từ năm 1970 đã xuất hiện các loại đạn pháo có điều khiển điển hình là đạn 155 mm Copperhead dùng cho lựu pháo tự hành M110 trong Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991.

Pháo khác với súng ở chỗ cỡ nòng của pháo lớn hơn nhiều cỡ nòng súng (nòng súng đại liên cỡ lớn là đến 14.5 mm còn nòng pháo cỡ nhỏ nhất cũng đã là 20 mm và loại lớn có thể đến trên 800 mm như là khẩu Gustav) nhưng đặc điểm quan trọng nhất của pháo là đầu đạn pháo có thể nổ để tiêu diệt mục tiêu còn đầu đạn của súng thường không nổ khi bắn vào mục tiêu. Do vậy pháo là hoả lực cơ bản của lục quân.

Lịch sử phát triển pháo
Lịch sử phát triển pháo

Pháo thời hiện đại

Pháo thời nay rất dễ phân biệt bởi cỡ nòng lớn, bắn ra đầu đạn có thể nổ hoặc rocket và có kích thước cũng như khối lượng khác nhau để phù hợp với yêu cầu tương thích với xe đặc dụng cho chiến đấu và cho việc vận chuyển. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng nhất của pháo thời hiện đại là sử dụng cách bắn gián tiếp, tức mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong tầm nhìn. Cách bắn gián tiếp xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 là một bước tiến vượt bậc nhờ vào sự phát triển của phương pháp dự đoán hỏa lực trong thế chiến thứ nhất. Bắn gián tiếp sử dụng tập hợp dữ liệu hỏa lực (firing data set) trong tầm nhìn, phương pháp dự đoán hỏa lực đảm bảo dữ liệu này chính xác và phù hợp với sự sai khác khi so với điều kiện chuẩn cho vận tốc đầu đạn, nhiệt độ, gió và mật độ không khí.

Vũ khí với tên ‘pháo hiện đại’ bao gồm lựu pháo, súng cối, pháo dã chiến và pháo hoả tiễn. Một số pháo loại súng cối với cỡ nòng nhỏ hơn thường được thiết kế với hỏa lực nhỏ hơn pháp, mặc dù vẫn dùng cách bắn gián tiếp.

Từ “pháo” lúc đầu không được sử dụng cho vật thể phóng đi với hệ thống đẫn đường bên trong, mặc dù một số đơn vị pháo binh sử dụng tên lửa đất đối đất. Những tiến bộ trong hệ thống dẫn đường cho vũ khí loại nhỏ đã giúp cho vật thể với cỡ nòng lớn được phát triển, nhờ thế xóa dần đi sự phân biệt này.

Trong Thế chiến I, những loại pháo cỡ nhỏ, có thể bắn tự động được phát minh để trang bị cho máy bay và để chống máy bay. Ngày nay, các loại pháo tự động đã thay thế các pháo phòng không cỡ lớn trên mặt đất, thay thế súng đại liên nhỏ trên máy bay, được đặt trên xe cộ một cách phổ biến. Pháo tự động là các loại súng có nhịp bắn cao nhất hiện nay, có thể lên tới 10000 phát/ phút.

Từ Thế chiến II, một số loại “pháo xách tay”, cỡ nòng thường là 20mm, đã xuất hiện. Các pháo nhỏ này được trang bị cho bộ binh để chống tăng, phá hoại xe cộ, máy bay.

Phân loại pháo

Có thể phân loại pháo theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: Tính năng chiến đấu, tầm bắn, uy lực của đạn, độ chính xác bắn, tốc độ bắn, khả năng cơ động (về hỏa lực và di chuyển pháo)… Thông dụng nhất là phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

  • Theo nơi đặt và mục tiêu bắn có: Pháo mặt đất, pháo trên máy bay, pháo trên xe tăng, pháo trên tàu chiến, pháo trên tàu hỏa, pháo phòng không, pháo chống tăng, pháo đa năng…
  • Theo kết cấu nòng có: Pháo rãnh xoắn, pháo nòng trơn
  • Theo cỡ nòng có: Pháo cỡ nhỏ (20 – 75mm), pháo cỡ trung (76 – 155mm), pháo cỡ lớn (trên 155mm)
  • Theo khả năng cơ động có: Pháo cố định, pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo tự di chuyển, pháo mang vác…
  • Theo kết cấu có: Pháo nòng dài, pháo lựu, pháo không giật, cối…
  • Theo thao tác bắn có: Pháo tự động, pháo bán tự động, pháo không tự động
  • Theo nguyên lý có: Thuật phóng trong (pháo, cối). Thuật phóng ngoài (pháo phản lực, hỏa tiễn)

Các khẩu pháo gây ảnh hưởng nhất lịch sử quân sự thế giới

Các khẩu pháo gây ảnh hưởng nhất lịch sử quân sự thế giới
Các khẩu pháo gây ảnh hưởng nhất lịch sử quân sự thế giới

Đại pháo Thổ Nhĩ Kỳ

Sự ra đời của khẩu pháo này giúp Đế quốc Ottoman đánh sập những thành trì kiên cố của đối phương khi họ chinh phạt các vùng lãnh thổ mới. Năm 1453, quân đội Ottoman lần đầu sử dụng đại pháo để hạ thành Constantinople của Đế quốc Byzantine, đối thủ từng khiến họ phải lùi bước trong lần bao vây trước đó.

Khẩu pháo là tác phẩm của Orman – một giáo sĩ người Hungari. Ban đầu, ông ta đề nghị đế quốc Byzantine mua nó nhưng họ từ chối. Khi bức tường thành Constantinople sập xuống, người Byzantine đã nhận ra giá trị của thứ mà họ coi thường. Chiến thắng dẫn tới sự lớn mạnh của người Ottoman, góp phần làm thay đổi lịch sử vùng Địa Trung Hải, châu Âu và cả thế giới.

Pháo da Thụy Điển

Giống như tên gọi, khẩu pháo này được làm từ da bọc quanh một ống mạ đồng. Trong thế kỷ 17, Quốc vương Thụy Điển Gustavus Adolphus yêu cầu quân đội sử dụng loại pháo này trên chiến trường cùng cách thức chiến đấu khác biệt.

Thiết kế độc đáo giúp khẩu pháo đủ nhẹ để hai người lính có thể kéo nó tới các vị trí khác. Ở thời điểm đó, những khẩu pháo khác đều rất nặng nên buộc phải nằm tại chỗ khi tham chiến. Pháo da không thể mang lại lợi thế vượt trội cho quân đội Thụy Điển nhưng nó mở ra khái niệm pháo di động trong chiến đấu, giúp các chiến thuật trở nên linh hoạt hơn.

Khẩu French 75

Đây là khẩu pháo hạng nhẹ bắn nhanh mà Pháp đưa vào biên chế năm 1898. French 75 có thể bắn 15 viên đạn mỗi phút, một tốc độ kỷ lục so với các khẩu pháo cùng thời. Nó cũng được trang bị hệ thống hấp thụ lực giật nên không thay đổi vị trí sau mỗi lần nhả đạn.

Tuy nhiên, điểm yếu của French 75 lộ rõ trong Thế chiến I khi chúng trở nên bất lực trước chiến hào của đối phương. Năm 1918, những khẩu pháo loại này được cải tiến để bắn loại đoạn chứa khí độc. Sau đó, chúng được gắn trên xe tải để chống máy bay hoặc vũ khí của xe tăng Saint-Chamond năm 1918. French 75 được coi là khẩu pháo hiện đại đầu tiên trên thế giới.

Khẩu German 88

German 88 được mệnh danh là vũ khí thống trị chiến trường. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu trên không, nhưng lính Đức phát hiện ra chúng là sát thủ của các loại xe tăng quân đồng minh. Nó nhanh chóng gieo rắc nỗi ám ảnh ở Bắc Phi, Nga và Tây Âu. Quân đồng minh tuyệt vọng, phải dùng mọi thứ có thể để làm giáp cho xe tăng, bao gồm những bao cát.

Do ra đời nhằm mục tiêu bắn máy bay, khẩu pháo sở hữu khả năng bắn nhanh và ổn định. Thước ngắm của nó rất chính xác giúp tăng hiệu quả diệt mục tiêu. Người Anh cũng sở hữu một khẩu súng phòng không ưu việt, có đủ tố chất trở thành sát thủ xe tăng, nhưng họ không dùng chúng cho mục đích này.

G-5 của Nam Phi

Nam Phi là quốc gia ít tên tuổi trong hàng ngũ các nước chế tạo vũ khí hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, loại pháo kéo G-5 của họ nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động hoàn hảo trong môi trường sa mạc châu Phi. Nó dựa vào thiết kế khẩu pháo GC-45 cỡ nòng 155 mm của Canada.

G-5 có khả năng bắn xa tối đa 50 km với vận tốc đạn rời nòng đạt 897 m/s. Tốc độ bắn tối đa của pháo đạt 3 viên/phút với kíp chiến đấu gồm 8 người. Quân đội Iraq dưới thời Saddam Hussein từng sử dụng G-5 chống lại Iran trong cuộc chiến từ năm 1980 đến năm 1988.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ai-la-nguoi-thiet-ke-phao-basilic/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp