Hóa học 11 Bài 30: Ankađien – Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 30

0
68
Rate this post

Hóa học 11 Bài 30: Ankađien được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

Phân loại

– Hiđrocacbon mà trong phân tử có 2 liên kết đôi C=C gọi là đien, có 3 liên kết đôi C=C gọi là trien, … Chúng được gọi chung là polien.

– Phân loại:

+ Hai liên kết đôi cạnh nhau: -C=C=C-

+ Ankađien liên hợp: -C=C-C=C-

+ Có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên: -C=C-C-C=C-

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

– Đien mạch hở, công thức chung CnH2n-2 (n ≥ 3), được gọi là ankađien.

Quan trọng nhất là các ankadien thuộc hệ liên hợp. Ta xét 2 chất tiêu biểu:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

Phản ứng của butadien và isopren

1. Phản ứng cộng

– Với hiđrô:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

Lưu ý: khả năng cộng 1,2 ở nhiệt độ -80oC và cộng 1,4 ở 40oC.

– Với Brôm:

+ Cộng 1,2:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

+ Cộng 1,4:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

+ Cộng đồng thời vào 2 nối đôi:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

– Với hiđrô halogenua:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

2. Phản ứng trùng hợp

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

3. Phản ứng oxi hoá

a. Oxi hoá hoàn toàn:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

b. Oxi hoá không hoàn toàn:

buta-1,3-dien và isopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.

Điều chế

1. Điều chế butađien: từ butan hoặc butilen.

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

2. Điều chế isopren:

Tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Bài 30

Giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 30

Bài 1 (trang 135 SGK Hóa 11)

Thế nào là ankađien, ankađien liên hợp? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien liên hợp có công thức phân tử C4H6, C5H8

Lời giải:

Định nghĩa :

– Ankađien là hiđrocacbon mạch hở có hai liên kết đôi C=C trong phân tử.

– Ankađien có hai liên kết đôi cách nhau 1 liên kết đơn được gọi là ankađien liên hợp.

Bài 1 (trang 135 SGK Hóa 11)

Bài 2 (trang 135 SGK Hóa 11)

Viết phương trình hóa học ( ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi:

a. Isopren tác dụng với hidro (xúc tác Ni)

b. Isopren tác dụng với brom trong (trong CCl4) Các chất được lấy theo tỉ lệ số mol 1 : 1 tạo ra sản phẩm theo kiểu cộng 1, 4.

c. Trùng hợp isopren theo kiểu 1,4.

Lời giải:

Bài 2 (trang 135 SGK Hóa 11)

Bài 3 (trang 135 SGK Hóa 11)

Oxi hóa hoàn toàn 0,680 gam ankađien X thu được 1,120 lít CO2 (đktc)

a. Tìm công thức phân tử của X

b. Tìm công thức cấu tạo có thể có của X

Lời giải:

a. Gọi CTPT của ankađien X là CnH2n-2 (n ≥ 3)

Bài 3 (trang 135 SGK Hóa 11)

⇒ (14n-2).0,05 = 0,68.n ⇒ n = 5 ⇒ CTPT X: C5H8

b. CTCT có thể có của X là

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11

Bài 4 (trang 135 SGK Hóa 11)

Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao, có Ni làm xúc tác, có thể thu được

A. Butan

B. Isobutan

C. Isobutilen

D. Pentan

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11

Bài 5 (trang 136 SGK Hóa 11)

Hợp chất nào sau đây cộng hợp H2 tạo thành isopentan?

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11

Lời giải:

Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11

Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 30 có đáp án

Bài 1: Hiđro hóa hoàn toàn isopren , thu được

a. pentan

B. isobutan

C. isopentan

D. neopentan

Lời giải

Đáp án: C

Bài 2: Oxi hóa hoàn toàn 6,8 gam ankanđien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H2

B. C4H6

C. C5H8

D. C6H8

Lời giải

Đáp án: C

Đặt CTPT X là CnH2n-2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

⇒ CTPT: C5H8

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankanđien X, thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Cho , gam X tác dụng với dung dịch Br2, số mol Br2 tối đa tham gia phản ứng là

A. 0,10mol

B. 0,20 mol

C. 0,30mol

D. 0,05mol

Lời giải

Đáp án: B

nCO2 = 0,4 mol; nH2O = 0,3 mol

nC = H2O – CO2 = 0,1 mol ⇒ nBr2 = 2nX = 0,2 mol

Bài 4: Cho các chất sau:

(1) 2-metylbuta-1,3-đien;

(2) 2-metylpenta-1,3-đien;

(3) 2,4-đimetylpenta-1,3-đien;

(4) pentan-1,3-đien;

(5) 1-clobuta-1,3-đien.

Những chất có đồng phân hình học là:

A. (1), (3), (5)

B. (2), (4), (5)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Lời giải

Đáp án: B

Bài 5: Cho ankađien X tác dụng với HBr trong điều kiện thích hợp thì thu được dẫn xuất Y trong đó brom chiếm 69,56% về khối lượng. Vậy công thức phân tử của X có thể là:

A. C6H10

B. C5H8

C. C4H6

D. C3H4

Lời giải

Đáp án: B

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

⇒ X = 68 ⇒ X: C5H8

Bài 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankađien kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được 28,6 gam CO2 và 9,18 gam nước. Vậy công thức của 2 ankađien là:

A. C6H10và C7H12

B. C5H8 và C6H10

C. C4H6và C5H8

D. C3H4 và C4H6

Lời giải

Đáp án:

Gọi công thức trung bình của X là: CnH2n-2 (n trung bình)

nX = nCO2 – nH2O = 0,65 – 0,51 = 0,14 mol

⇒ n = (nCO2)/(nX) = 4,6 ⇒ X gồm: C4H6 và C5H8

Bài 7: Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?

A. 45,0 gam

B. 37,5 gam

C. 40,5 gam

D. 42,5 gam

Lời giải

Đáp án: D

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

nH20 = 3 nX = 0,45 mol ⇒ mH (X) = mH(H2O) = 0,9g

MX = 20. 2 = 40 ⇒ mX = 0,15. 40 = 6g

mC (CO2) = mC(X) = mX – mH = 5,1g ⇒ nC = nCO2 = 0,425mol

⇒ mkết tủa = 0,425. 100 = 42,5g

Bài 8: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol butađien, 0,2 mol etilen và 0,4 mol H2. Cho hỗn hợp X qua Ni, nung nóng thu được V hỗn hợp Y (đktc). Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy có 32,0 gam brom đã tham gia phản ứng. Vậy giá trị của V tương ứng là:

A. 13,44 lít

B. 12,32 lít

C. 10,08 lít

D. 11,20 lít

Lời giải

Đáp án: C

nπ = 2nbutadien + netilen = nH2 + nBr2 = 0,5 mol

⇒ H2 pư = 0,5 – 0,2 = 0,3 mol

nY = nX – nH2 pư = 0,15 + 0,2 + 0,4 – 0,3 = 0,45 mol

⇒ V = 10,08 lít

Bài 9: Hỗn hợp X gồm một ankađien và hiđro có tỷ lệ mol là 1 : 2. Cho 10,08 lít hh X qua Ni nung nóng thu được hh Y. Tỉ khối của hỗn hợp Y đối với hh X là 1,25. Hãy cho biết khi cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì có bao nhiêu mol Br2 đã tham gia phản ứng?

A. 0,15 mol

B. 0,06 mol

C. 0,18 mol

D. 0,21 mol

Lời giải

Đáp án: D

nX = 0,45 mol ⇒ nankadien = 0,15 mol; nH2 = 0,3 mol.

Bài tập trắc nghiệm Hóa 11 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11

⇒ nY = 0,36 mol

nkhí giảm = nX – nY = 0,09 = nH2 pư

Ta có nπ = 2nankadien = nH2 pư + nBr2 = 0,3 mol

⇒ nBr2 = 0,21 mol

Bài 10: Hỗn hợp X gồm anken và một ankađien. Cho 0,1 mol hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có 25,6 gam brom đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X thu được 0,32 mol CO2. Vậy công thức của anken và ankađien lần lượt là:

A. C2H4và C5H8

B. C2H4và C4H6

C. C3H6và C4H6

D. C4H8và C3H4

Lời giải

Đáp án: B

nanken = x mol; nankadien = y mol

⇒ x + y = 0,1

nBr2 = x + 2y = 0,16

⇒ x = 0,04; y = 0,06

CnH2n và CmH2m-2

Ta có 0,04n + 0,06m = 0,32 ⇒ n = 2; m = 4

Bài 11: Số liên kết σ trong 1 phân tử buta-1,2- đien là

A.8

B. 7

C. 6

D. 9

Lời giải

Đáp án: D

Bài 12: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. CH2= CH – CH2– CH3

B. CH3 – CH – C(CH3)2.

C. CH3– CH = CH – CH = CH2

D. CH2 = CH – CH = CH2

Lời giải

Đáp án: C

Bài 13: Cho buta 1,3-đien phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số dẫn xuất đibrom (đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học) thu được là

A.3

B. 1

C. 2

D. 4

Lời giải

Đáp án: A

Bài 14: Cho isopren phản ứng cộng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số sản phẩm tối đa thu được có công thức phân tử C5H8Br2 là

A.5

B. 2

C. 3

D. 4

Lời giải

Đáp án: D

Bài 15: Hiđro hóa hoàn toàn buta-1,3-đien, thu được

A. butan

B. isobutan

C. isopentan

D. pentan

Lời giải

Đáp án: A

******************

Trên đây là nội dung bài học Hóa học 11 Bài 30: Ankađien do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Ankađien. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Hoá học 11

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/hoa-hoc-11-bai-30-ankadien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp