Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 53

0
61
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 53

Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính

– Lăng kính là một khối thủy tinh trong suốt có ba mặt bên hình chữ nhật, hai mặt đáy hình tam giác thường được mài mờ, ba đường gờ của nó song song với nhau gọi là ba cạnh của lăng kính.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 53

– Chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi qua một lăng kính ta sẽ thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau nằm sát cạnh nhau, tạo thành một dải màu như cầu vồng. Màu của dải này biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 53

Lăng kính có tác dụng tách riêng chùm sáng màu có sẵn trong chùm sáng trắng cho mỗi chùm đi theo một phương khác nhau.

Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD

Khi cho một chùm ánh sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD, chùm ánh sáng phản xạ cũng được phân tích thành rất nhiều màu sắc khác nhau. Trong chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 53

Liên hệ thực tế

Thỉnh thoảng sau cơn mưa, nhìn về hướng đối diện với Mặt Trời ta có thể thấy được cầu vồng. Ánh sáng trắng của Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước liti còn sót lại trên không trung sau cơn mưa đã bị phân tích thành các ánh sáng màu và tạo thành cầu vồng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 53

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 53

Bài C1 (trang 139 SGK Vật Lý 9)

Hãy mô tả màu sắc của dải nhiều màu nói ở trong thí nghiệm 1.

Lời giải:

Có dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (màu cầu vồng). Ở phía này là màu đỏ, rồi đến da cam, vàng,… phía kia là màu tím.

Bài C2 (trang 139 SGK Vật Lý 9)

Mô tả hình ảnh quan sát được trong hai trường hợp a và b trong thí nghiệm 2.

Lời giải:

– Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch màu đỏ, bằng tấm lọc màu xanh thì có vạch xanh, hai tấm vạch này không nằm cùng 1 chỗ

– Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau. Nếu có một phần của các ánh sáng này chồng lên nhau sau tấm lọc thì ở đó ta thấy ánh sáng màu vàng là kết quả chồng nhau của 2 màu xanh và đỏ.

Bài C3 (trang 140 SGK Vật Lý 9)

Em hãy dựa vào các kết quả quan sát được ở trên để nhận định sự đúng, sai của các ý kiến sau:

– Lăng kính đã nhuộm các màu khác nhau cho chùm sáng trắng.

– Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt.

Lời giải:

– Sai vì bản thân lăng kính là một khối chất trong suốt không màu, nên nó không thể đóng vai trò như tấm lọc màu được.

– Đúng vì nếu lăng kính có tác dụng nhuộm mầu cho chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm màu xanh, chỗ kia chỉ nhuộm màu đỏ? Trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau.

Bài C4 (trang 140 SGK Vật Lý 9)

Tại sao có thể nói thí nghiệm 1 là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?

Lời giải:

Trước lăng kính ta chỉ có một dải sáng trắng. Sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy, lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói thí nghiệm 1 SGK là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng.

Bài C5 (trang 140 SGK Vật Lý 9)

Hãy mô tả hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm 3.

Lời giải:

Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của 1 đĩa CD và quan sát ánh sáng phản xạ, ta thấy chùm phản xạ có màu cầu vồng thành dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, nhìn theo phương này có ánh sáng màu này, theo phương khác có ánh sáng màu khác.

Bài C6 (trang 140 SGK Vật Lý 9)

– Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng màu gì?

– Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào?

– Tại sao có thể nói thí nghiệm 3 cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng?

Lời giải:

– Ánh sáng chiếu đến đĩa CD là ánh sáng trắng.

– Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Tùy theo phương nhìn, ta có thể thấy ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu này hay màu kia.

– Trước khi đến đĩa CD, chùm sáng là chùm sáng trắng. Sau khi phản xạ trên đĩa CD, ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau. Vậy, thí nghiệm với đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng.

Bài C7 (trang 141 SGK Vật Lý 9)

Có thể coi cách dùng các tấm lọc màu như một cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu được không?

Lời giải:

Có thể coi cách dùng các tấm lọc màu như một cách phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu.

Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng đỏ. Nếu thay tấm lọc màu đỏ bằng tấm lọc màu xanh, thì ta lại thu được ánh sáng xanh. Cứ như thế cho các tấm lọc màu khác, ta sẽ biết được trong chùm sáng trắng có những ánh sáng màu nào. Như thế tấm lọc màu có tác dụng tách ánh sáng màu đó ra khỏi chùm sáng trắng.

Bài C8 (trang 141 SGK Vật Lý 9)

Đặt một gương phẳng nằm chếch một góc khoảng 30° vào khay nước. Đặt trước trán một mảnh giấy nhỏ trên có vạch một vạch đen nằm ngang. Bố trí sao cho vạch đen nằm song song với đường giao nhau của mặt gương và mặt nước (hình 53.3 SGK). Hãy nhìn ảnh của vật đen qua phần gương ở trong nước. Mô tả và giải thích hiện tượng quan sát được.

Bài C8 (trang 141 SGK Vật Lý 9) 

Lời giải:

Ta có:

+ Phần nước nằm giữa mặt gương và mặt nước tạo thành một lăng kính bằng nước.

+ Xét một dải sáng trắng hẹp phát ra từ mép của vạch đen trên trán, chiếu đến mặt nước. Dải sáng này là khúc xạ vào nước, phản xạ trên gương, trở lại mặt nước, lại khúc xạ ra ngoài không khí và đi vào mắt người quan sát. Dải sáng này coi như đi qua lăng kính nước nói trên, nên nó bị phân tích ra thành nhiều dải sáng màu sắc như cầu vồng. Do đó khi nhìn vào phần gương ở trong nước ta sẽ không thấy vạch đen mà thấy một dải nhiều màu.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 53 có đáp án

Bài 1: Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.

B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.

C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.

D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.

Lời giải

Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính

1

Đáp án: C

Bài 2: Lăng kính là:

A. Một khối trong suốt

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ – da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ – lục – lam

D. Một khối có màu đen

Lời giải

Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.

1

Đáp án: A

Bài 3: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng trắng qua lăng kính, ta thu được:

A. Ánh sáng màu trắng

B. Một dải màu xếp liền nhau: Đỏ – da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím

C. Một dải gồm ba màu cơ bản: Đỏ – lục – lam

D. Ánh sáng đỏ

Lời giải

Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ – da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím. (tuân theo định luật khúc xạ)

1

Đáp án: B

Bài 4: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. Chùm sáng trắng

B. Chùm sáng màu đỏ

C. Chùm sáng đơn sắc

D. Chùm sáng màu lục

Lời giải

Nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là chùm sáng đơn sắc.

Đáp án: C

Bài 5: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?

A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.

B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.

C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.

D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.

Lời giải

A, C, D – ánh sáng trắng bị phân tích

B – ánh sáng trắng không bị phân tích mà chỉ bị phản xạ

Đáp án: B

Bài 6: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.

B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ,lục,lam tạo thành.

C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen,vàng,lam hợp thành.

D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành.

Lời giải

Ta có:

Qua sự phân tích ánh sáng trắng qua lăng kính: Chiếu ánh sáng từ nguồn sáng trắng qua lăng kính ta thu được một dải ánh sáng màu xếp liền nhau: Đỏ – da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím. (tuân theo định luật khúc xạ)

=> Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng do các tia sáng màu đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím hợp thành

Đáp án: D

Bài 7: ãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?

1

A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.

B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.

C. Không thấy có ánh sáng.

D. Các câu A, B, C đều sai.

Lời giải

Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu lục.

Vì 1 vật mang màu lục thì khi ánh sáng trắng chiếu vào vật không hấp thụ màu lục (có trong ánh sáng trắng) nên ánh sáng trắng truyền đến mắt ta, ta thấy vật màu lục.

Đáp án: A

Bài 8: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng:

A. Qua một lăng kính hoặc qua một thấu kính hội tụ

B. Qua một thấu kính hội tụ hoặc qua một thấu kính phân kì

C. Phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD hoặc qua một lăng kính

D. Qua một thấu kính phân kì hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD

Lời giải

Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.

Đáp án: C

Bài 9: Chùm sáng trắng là chùm sáng:

A. Có màu trắng

B. Có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau

C. Không có màu

D. Có màu đỏ

Lời giải

Qua sự phân tích ánh sáng trắng  ta rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.

Đáp án: B

Bài 10: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

A. Hiện tượng cầu vồng

B. Ánh sáng màu trên váng dầu

C. Bong bóng xà phòng

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy

Lời giải

Ta có:

– Hiện tượng cầu vồng, ánh sáng màu trên váng dầu, bong bóng xà phòng cũng là hiện tượng phân tích ánh sáng.

– Hiện tượng ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy – là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Đáp án: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự phân tích ánh sáng trắng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-53-su-phan-tich-anh-sang-trang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp