Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

0
101
Rate this post

Để các nhà đầu tư có thể lựa chọn được loại cổ phiếu phù hợp, cũng như biết được mình đã đầu tư vào đúng loại cổ phiếu giá tốt hay không, thì việc tính chỉ số P/E là hết sức cần thiết. Vậy Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số P/E là gì?

Xem chỉ số P/E của VNINDEX ở đâu ?

Chỉ số P/E (viết tắt của chỉ số Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).

Công thức tính chỉ số P/E:   P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Chỉ số P/E là 1 chỉ số quan trọng được sử dụng trong định giá cổ phiếu.

2. Ý nghĩa của chỉ số P/E

Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.

Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.

Ví dụ:

CTCP Thế giới di động (Mã: MWG) hiện có P/E bằng 15,82.

Điều đó nghĩa là… Nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra 15,82 đồng để đổi lấy 1 đồng lợi nhuận từ MWG.

3. Cách tính chỉ số P/E

P/E là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số P/E trong chứng khoán

Để tính chỉ số P/E của doanh nghiệp, bạn cần xác định 2 yếu tố cấu thành nên chỉ số. Đó là: Price và EPS.

  • Price là giá thị trường của cổ phiếu.
  • EPS là thu nhập (lợi nhuận ròng) của một cổ phiếu.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Trong đó, EPS được coi là biến số quan trọng nhất.

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.

Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo “chất lượng” của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

4. Chỉ số P/E như thế nào là tốt?

Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số P/E | Timo

Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức “premium” cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Chỉ số P/E cao

Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ phải nói đến cổ phiếu Amazon của vị tỷ phú giàu nhất hành tinh Jeff Bezos. Công ty này chưa từng trả 1 đồng cổ tức cho cổ đông từ khi niêm yết và mức P/E hiện tại là 95,43, trong khi sàn Nasdaq nơi công ty này niêm yết chỉ có mức P/E xấp xỉ 19.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng…

Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

Chỉ số P/E thấp

Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm.

Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp. Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào.

Tuy nhiên, P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không lặp lại trong tương lai.

Hoặc do các cổ đông hiện hữu, họ không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời. Khiến giá cổ phiếu giảm. Dẫn tới P/E thấp.

Với những trường hợp này, chỉ số P/E ở mức thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi triển vọng phát triển của doanh nghiệp không còn tươi sáng.

Chỉ số P/E tốt là…

Như đã phân tích ở trên, thật khó để nói rằng chỉ số P/E nào đó là tốt và tốt như thế nào…

Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

5. Ưu, nhược điểm của phương pháp P/E

P/E là gì? Cách tính và định giá P/E? Ý nghĩa chỉ số P/E

Chỉ số P/E có rất nhiều ưu điểm như:

Đơn giản: Chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể dễ dàng tính được chỉ số P/E của doanh nghiệp. Do đó chỉ số này được rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường sử dụng.

Hiệu quả: Chỉ số P/E vừa phản ánh kết quả hoạt động của công ty (EPS) và tâm lý thị trường (Price), do đó đây là chỉ số tuyệt vời để định giá đơn giản doanh nghiệp. Theo đó, cổ phiếu có thể tăng giá trong tương lai khi EPS tăng (P/E không đổi) hoặc mức khi vọng của nhà đầu tư với cổ phiếu tăng (P/E tăng).

Thước đo tâm lý hiệu quả: Không chỉ là chỉ số định giá của doanh nghiệp, do chỉ số VNINDEX được lấy theo tỷ trọng (weighted) của các cổ phiếu sàn nên bạn hoàn toàn có thể tính được chỉ số P/E của toàn thị trường. Theo đó thời điểm năm 2018 khi tâm lý đám đông quá hưng phấn (trong khi EPS của doanh nghiệp chưa kịp tăng), chỉ số P/E của toàn thị trường sau khi vượt 22 lần đã điều chỉnh xuống mức 17.5 lần. Bạn có thể vẽ chỉ số P/E của doanh nghiệp (thị trường) trong lịch sử khoảng 10 năm để xem doanh nghiệp (thị trường) đang đắt hay rẻ so với chính nó.

Nhược nhiểm của chỉ số P/E:

P/E âm: Khi doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả và xảy ra lỗ (dẫn tới EPS âm) thì chỉ số P/E của doanh nghiệp đó sẽ không sử dụng được.

Chất lượng của EPS: Do EPS được tính dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp nên sẽ cực kỳ thiếu xót nếu bạn chưa đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp có bền vững không? Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng các nghiệp vụ kế toán để điều chỉnh hợp nhuận tăng (giảm) đột biến, phục vụ lợi ích của họ.

Nghịch đảo chỉ số P/E: Một số nhà đầu tư không sử dụng chỉ số P/E đơn thuần mà họ thích sử dụng nghịch đảo của chỉ số P/E hơn…

Chỉ số P/E cho bạn biết, mất bao nhiêu năm để doanh nghiệp kiếm đủ tiền trả cho thị giá hiện tại của cổ phiếu.

Ví dụ P/E của cổ phiếu MBB hiện tại là 4,47 lần, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất 4,5 năm hoạt động để trả đủ thị giá hiện tại 17,700 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, EPS/Price hay còn được gọi là Earning Yield cho bạn biết mức lợi tức mà doanh nghiệp kiếm được trong năm hiện tại.

Ví dụ: E/P của cổ phiếu MBB = 1/4,47 = 22,4%. Điều này có nghĩa rằng, nếu bạn mua MBB với giá 17,700 đồng/cổ phiếu, mỗi năm doanh nghiệp sẽ mang lại mức lợi tức khoảng 22,4%.

Với tư cách là một cổ đông, bạn thường mong muốn doanh nghiệp mình đầu tư có mức lợi tức lớn hơn hoặc bằng với Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Từ 3 ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng:

  • Đánh giá chỉ P/E bao nhiêu là tốt, là hợp lý không hề đơn giản. Chúng không phải những con số khô cứng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
  • Nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”.
  • Không nên coi chỉ số P/E là nhân tố chính để quyết định mua hay bán cổ phiếu.

6. Định giá theo phương pháp Absolute PE

Das Absolute PE Modell von Vitaly Katsenelson | DIY Investor

Chỉ số P/E cũng là một trong những công cụ được sử dụng để định giá cổ phiếu.

Thông thường, nhà đầu tư và hầu hết các CTCK sẽ áp dụng chỉ số P/E để xác định giá trị doanh nghiệp theo cách sau:

  • Bước 1: So sánh chỉ số P/E của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh (trong nước và khu vực).
  • Bước 2: Nếu chỉ số P/E trung bình ngành (lấy từ đối thủ cạnh tranh) cao hơn P/E hiện tại của cổ phiếu. Họ sẽ sử dụng chỉ số P/E trung bình ngành (có điều chỉnh) làm hệ số nhân để kết hợp với mức EPS đã dự phóng.
  • Bước 3: Kết quả của phép nhân giữa P/E (ngành) và EPS (dự phóng) là giá trị (tuyệt đối) của cổ phiếu đó.

Tuy nhiên…

Nhược điểm của cách tính trên là bạn rất dễ bị cuốn vào những “con sóng ảo”.

Vì nếu thị trường đang bị đẩy lên quá cao, việc sử dụng chỉ số P/E của các doanh nghiệp cùng ngành sẽ không chính xác.

Ngoài ra, việc so sánh tương đối với các doanh nghiệp khác dễ đem đến một tư duy “chệch” vì cấu trúc vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, mức độ rủi ro cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng khác nhau.

Vì vậy, ở phần này, tôi sẽ giới thiệu đến bạn 1 phương pháp định giá khác cũng dựa trên chỉ số P/E.

Phương pháp định giá này khá đơn giản, dễ áp dụng, nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Đây cũng chính là một trong các phương pháp đang được GoValue sử dụng trong định giá doanh nghiệp.

Đó chính là…

Phương pháp Absolute PE

Định giá theo Absolute PE được thực hiện theo 1 cách hoàn toàn khác, dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Mô hình sẽ xác định giá trị của 1 cổ phiếu dựa trên 5 yếu tố chính:

  • Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
  • Mức tỷ suất cổ tức
  • Rủi ro kinh doanh
  • Rủi ro tài chính
  • Sự ổn định trong việc ước lượng lợi nhuận

Như vậy, muốn áp dụng thành công phương pháp này thì bạn sẽ phải thực sự hiểu rõ cấu trúc, hoạt động kinh doanh, đồng thời xác định được các yếu tố rủi ro bên trong doanh nghiệp.

Video về chỉ số p/e

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được Chỉ số P/E là gì? Chỉ số P/E như thế nào là tốt? Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/chi-so-p-e-la-gi-chi-so-p-e-nhu-the-nao-la-tot/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp